Khoa học - Lịch sử 2011-05-30 17:37:42

Bác nào nói em chém gió thì vào koi cái này


[justify]Khinh hạm La Fayette

Tuy không có số lượng tàu chiến đông đảo như các nước khác, nhưng Singapore lại sở hữu 6 kinh hạm tàng hình lớp La Fayette do Pháp chế tạo, thuộc loại hiện đại bậc nhất khu vực.[/justify]



Khinh hạm lớp La Fayette của hải quân Singapore.


[justify]Thông số cơ bản: Dài 125m, rộng 15,4m, mớn nước 4,1m, tải trọng 3600 tấn đầy tải, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Harpoon tầm bắn 70km, pháo hạm Oto Melara 76 mm, 16 tên lửa phòng không Aster 15 tầm bắn từ 1,7-13km, phóng từ ống phóng thẳng đứng Sylver, 2 pháo bắn nhanh 20mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng S-70B.

Tàu hộ tống Nakhoda Ragam

Là quốc gia có diện tích nhỏ bé trong khu vực, song Brunei sở hữu đội tàu chiến khá hiện đại, trong tiêu biểu là 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Nakhoda Ragam do BAE System của Anh chế tạo, được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, vũ khí uy lực mạnh.[/justify]



Hộ tống hạm Nakhoda Ragam.


[justify]Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm hạm Exocet MM40 Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng Oto Melara 76mm, hệ thống tên lửa đối không Sea wolf tầm bắn 6km, hai pháo phòng không 30mm, ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk.

Thông số cơ bản: Dài 89,9m, rộng 12,8m, mớn nước 3,6m, tải trọng 1.940 tấn, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.

Khu trục hạm Giang Hồ-III (Type-053H2)

Giang Hồ-III hay Type-053H2 theo cách gọi của Trung Quốc, là biến thể xuất khẩu cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan sở hữu 4 chiếc tàu thuộc loại này. Giang Hồ-III được các công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc đóng.[/justify]



Khu trục hạm Giang Hồ-III.


[justify]Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu YJ-82 C-802 tầm bắn 120km, hai pháo hạm nòng kép Type 79A 100mm, một ở phía trước mũi tàu và một ở sau đuôi tàu, 4 pháo phòng không AAA-37mm Type-76, hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-81, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Z-9C.

Thông số cơ bản: Dài 103m, rộng 11,3m, mớn nước 3,19m, tải trọng 1960 tấn, tốc độ tối đa 26,5 hải lý/giờ.
Khinh hạm Gepard 3.9

Được sản xuất tại Nga, thuộc Project 1166.1E, thiết kế theo công nghệ hiện đại và có khả năng tàng hình nhẹ.

Sự xuất hiện của Gepard 3.9 tại Đông Nam Á phá vỡ thế độc tôn sở hữu kinh hạm tàng hình của Singapone.[/justify]



Khinh hạm Gepard 3.9.


[justify]Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E, tầm bắn 130km, pháo hạm đa năng AK-176M 76,2mm, hệ thống pháo tích hợp tên lửa phòng không Palma-SU, hai pháo bắn nhanh AK-630M, ống phóng ngư lôi kép 533mm, hệ thống phóng mồi bẩy PK-10, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27, Ka-28 hoặc Ka-31.

Thông số cơ bản: Dài 102,2m, rộng 13,2m, mớn nước 5,3m, tải trọng 2.100 tấn đầy tải, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ.

Tàu khu trục lớp Leiku

Được sản xuất bởi BAE System của Anh, đây là chiếc tàu khu trục hiện đại nhất trong biên chế của hải quân Malaysia.

Hiện tại hải quân Malaysia đang sở hữu 2 tàu khu trục loại này. Nước này còn đàm phán với Anh để mua giấy phép đóng trong nước.[/justify]



Chiến hạm hiện đại lớp Leiku.


[justify]Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu Exocet Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng 57mm, hai pháo bắn nhanh DS30 30mm, 16 tên lửa đối không Seawolf, hai ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Lynx 300.

Thông số cơ bản: Dài 106m, rộng 12,75m, mớn nước 3,08m, tải trọng 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải ly/giờ, tầm hoạt động 5000 hải lý.[/justify]

“Đinh Tiên Hoàng” có thể trang bị các loại vũ khí sau:
Vũ khí tên lửa: “Đinh Tiên Hoàng” của Việt Nam có thể lắp đặt tổ hợp tấn công Uran với cự ly bắn đến 130km, gồm 2 ống phóng tên lửa có cánh chống hạm loại Kh-35 để tiêu diệt tàu chiến của đối phương trong phạm vi tác chiến. “Đinh Tiên Hoàng” có thể được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Osa-MA với cơ số tên lửa là 20 quả. Khi cần, tổ hợp này có thể dùng để tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi kích thước nhỏ.
Vũ khí pháo: Vũ khí pháo của tàu gồm tổ hợp pháo AK-176M cỡ nòng 76,2mm (152 quả) và bệ pháo kép tự động AK-630M cỡ nòng 30mm (2000 quả) bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trên không bay thấp, các mục tiêu mặt đất và dưới biển. Tốc độ bắn của AK-176M từ 60-120 phát/ phút, bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trong khu vực với phạm vi lớn hơn 15km và độ cao 11,5km. Tốc độ bắn của AK-630M đến 5000 phát/ phút với xác suất tiêu diệt các mục tiêu tầm thấp cao (trong đó gồm các loại tên lửa chống hạm) và ở cự ly đến 4000m (các mục tiêu nổi hạng nhẹ đến 5000m). Cự ly tiêu diệt máy bay (tên lửa chống hạm) từ 11,5-10 (1,2-35) km và độ cao từ 15-6000m.
Vũ khí chống ngầm: Để chống ngầm trên tàu lắp đặt 2 ngư lôi 533mm trang bị 2 ống phóng, còn để chống ngư lôi tàu trang bị 1 thiết bị thả bom phản lực RBU-6000, trạm thủy âm loại MGK-335. Để tạo nhiễu chủ động có thể sử dụng 4 ống phóng loại PK-16. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 12-20 quả mìn rải dưới nước.
Trực thăng: Tàu còn có 1 sân đỗ cho một trực thăng Ка-27, Ka-28, Ка-31. Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.
Hệ thống điều khiển: Việc sục sạo và nhận biết mục tiêu được thực hiện theo thông tin của trạm radar dùng chung lắp đặt trên tàu loại “Poziv-ME1” và trạm radar thông thường (ở cự ly đến 30km) của tổ hợp phòng không. Việc điều khiển vũ khí được thực hiện bởi hệ thống điều khiển thông tin tác chiến “Trebovanie-E”. Tất cả các loại vũ khí có thể được sử dụng khi sóng biển mạnh cấp 5.
Tàu chiến Molnya

Trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 tàu chiếc Molnya Project 1241.8 trang bị tên lửa chống hạm mà Nga ký kết với đối tác năm 2003, 2 chiếc đầu tiên thuộc dự án đã được chuyển giao trong khoảng thời gian 2007-2008.

Năm 2010, chiếc đầu tiên trong 10 chiếc còn lại được khởi đóng theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương (TsMKB) Almaz (cơ quan thiết kế Projetk 1241.8) chuyển giao. Nga có vai trò cố vấn, giám sát việc đóng tàu.

Tầu chiến Molnya Project 1241.8 số hiệu HQ-376.

Tàu Project 12421 Molnya được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến, tàu vận tải cũng như các tàu đổ bộ trên biển. Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.

Các trang bị bao gồm: các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống radar trinh sát và kiểm soát bắn. Radar có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử.

Hệ thống radar kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và sử dụng hệ thống dữ liệu bắn trên máy tính.

Bờ biển khúc khủyu với nhiều cửa sông, vịnh, các đảo lớn nhỏ là nơi dễ dàng cho tàu chiến tốc độ cao như Molniya trú ẩn và bất ngờ tấn công tầu chiến đối phương. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tàu có thể nhanh chóng dời khỏi vùng nguy hiểm quay về nơi ẩn nấp dưới sự bảo vệ của các hệ thống phòng thủ bờ biển, hệ thống phòng không trong đất liền.

Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion

Theo tuần báo Jane's Defense ngày 19/5/2010 cho hay, phía Nga đã bàn giao cho một đối tác hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion – P đầu tiên.

Hệ thống K300P Bastion - P.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động K300P Bastion - P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km. Tốc độ của tên lửa Yahhont gấp 2,6 lần tốc độ âm thanh và có tính năng tàng hình nên gần như chưa một hệ thống phòng thủ trên tầu chiến nào của thế có thể chống lại. Ngay cả Hải quân Nga cũng chưa được trang bị loại vũ khí này.

Cùng với nhiều hệ thống tên lửa đất - đối - hạm có sẵn, các hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm mới này sẽ tăng cường mạnh mẽ hệ thống phòng thủ bờ biển của các nước sở hữu.

Tàu chiến Gepard 3.9

Cuối năm 2011, trên các trang tin và diễn đàn tiếng Nga xuất hiện hình ảnh 2 tàu hộ tống Gepard Project 1166.1 đang thử nghiệm bắn đạn thật trên biển Baltic. Đây là 2 tàu chiến thuộc hợp đồng quốc phòng của Nga, sẽ chuyển giao cho đối tác vào đầu năm 2011.

Hình ảnh Gepard bắn đạn thật.

Tàu hộ tống thuộc Project 1166.1 được thiết kế để tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến biên đội.

Tàu được thiết kế rất hiện đại, và có khả năng tàng hình. Vũ khí trên tàu bao gồm: pháo hạm đa năng AK-176, 8 ống phóng tên lửa chống tàu Uran-E, hai pháo cao tốc AK-630, một tổ hợp phòng không OSA-MA, hai ống phóng ngư lôi 533mm, đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27M hoặc Ka-31.

Tàu có lượng giãn nước là 2.100 tấn, tốc độ 28 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển, thủy thủ đoàn 103 người.

Sự có mặt của tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 sẽ lấp khoảng trống trong tác chiến xa bờ và tăng khả năng tác chiến chống tầu ngầm trong hải quân các nước sở hữu.

Hợp đồng mua 12 Su-30MK2

Sau khi kí kết hợp đồng mua 8 chiếc Su-30 MK2 thành công vào năm 2009, một đối tác của Nga đã ký tiếp một hợp đồng mua thêm 12 chiếc nữa. Hợp đồng bao gồm cả vũ khí kèm theo.

Su-30 MK2 trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam.

Su-30 MK2 là biến thể nâng cấp của Su 30, được tập đoàn Sukhoi phát triển từ những năm 1990, biến thể này thường được bán cho các nước có bờ biển. Máy bay có khả năng mang tên lửa diệt hạm, tên lửa có điều khiển, bom …vận tốc có thể đạt tới 2.100 km/h và tầm xa là 3.500 km.

Theo thỏa thuận, Nga sẽ giao máy bay cho đối tác trong năm 2011-2012. Ngoài ra, đối tác cũng sẽ nhận được các vũ khí phòng không, các phụ tùng thay thế dành cho máy bay mới và những chiếc Su đã đặt mua trước đó.

Hiện nay, Su-30 MK2 là những chiếc máy bay thế hệ thứ 4 hiện đại nhất thế giới. Khi những chiếc máy bay thế hệ thứ 5 chưa được biên chế rộng rãi thì nó vẫn là "ông vua" của bầu trời.

Hợp đồng máy bay tuần tra biển

Trong năm 2010, một đối tác của Canada đã mua 6 máy bay đa dụng loại DHC-6 Twin Otter Series 400 từ công ty Viking Air. Hợp đồng với thời gian giao hàng từ 2012-2014.

DHC-6 Twin Otter Series 400.

Máy bay Twin Otter Series 400 sẽ được lắp đặt trang thiết bị để thực hiện việc tuần tra bờ biển, tham gia một số hoạt động tác chiến của hải quân. Theo điều khoản trong hợp đồng, 6 máy bay được lắp đặt phần nội thất đa năng. Trong đó, có chức năng đón, chở hành khách, cùng các tiện nghi phục vụ bay.

Trong một tuyên bố đăng trên website của Viking Air, giám đốc điều hành hãng, David Curtis nói đối tác đã chọn được loại máy bay phù hợp cho công tác tuần tra bờ biển trải dài nhiều ngàn cây số.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)