Chuyện shock 2010-04-13 05:38:11

Bảng đánh giá sức mạnh quân sự.


Khó có thể đánh giá được tương quan sức mạnh quân sự của từng nước, vì chẳng lẽ chờ 2 thằng đánh nhau mới biết mạnh hay yếu. Nếu muốn thì có thể sánh chi tiêu quốc phòng của từng nước, tất nhiên cách này cũng ko tuyệt đối được. 3congratz3 3congratz3

1) Mỹ.
Chắc không cần bàn cãi. Chi phí quốc phòng đến 466 tỉ USD, so với 500 tỉ của toàn bộ phần còn lại của thế giới cộng lại.

2) Nga.
Theo công bố chính thức, chi phí quốc phòng của Nga đứng thứ 2 trên thế giới, ở mức 65 tỉ USD. Quan trọng hơn cả là công nghệ (và công nghiệp) quốc phòng của Nga vẫn đứng thứ 2 trên thế giới. Các loại máy bay tiêm kích, cường kích, cũng như các loại vũ khí cho bộ binh của Nga cũng thuộc loại hiện đại nhất thế giới. Nga cũng sở hữu kho tên lửa hạt nhân và hạm đội tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân lớn nhất thế giới.
Cũng như Mỹ, Nga có thể nói là miễn nhiễm với việc bị xâm lăng ngay cả khi nước Nga đứng đơn độc. Có thể, cũng như Mỹ, nếu Nga xâm lăng nước khác thì sẽ bị chống cự. Nhưng sẽ không có quốc gia nào dám nghĩ đến việc sử dụng sức mạnh quân sự để xâm lăng Nga.

3) Trung Quốc.
Mặc dù theo công bố chính thức thì ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ ở khoảng 30-40 tỉ USD. Nhưng theo các cơ quan tình báo của Mỹ và châu Âu thì con số này phải lớn gấp 2-3 lần. Có nghĩa là lớn hơn cả Nga, bỏ xa đối thủ của họ ở Á Đông là Nhật Bản và các siêu cường quân sự châu Âu. Và cũng không cần bàn cãi, quân số của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Nếu ai nói quân số không quan trọng thì xin hãy xem lại lịch sử chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Mỹ hiện đại nhất thế giới nhưng khi đối diện trước "biển người" của 1 nước Trung Hoa nghèo nàn, lạc hậu, cũng phải rút lui.
Trong vài năm tới, không có nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc sẽ là siêu cường quân sự lớn thứ 2 trên thế giới. Họ sẽ làm thay đổi tình hình chiến lược ở châu Á Thái Bình Dương.
Trung Quốc cũng là quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 5 trên thế giới (có thể là thứ 6 nếu Israel công khai họ có hay không vũ khí hạt nhân, và có bao nhiêu).

4 và 5) Anh và Pháp.
Kẻ tám lạng người nửa cân. Khó có thể quyết định xem nước nào hơn khi chi phí quốc phòng của 2 nước này đều ngang ngửa nhau, quân số không khác biệt, kĩ nghệ cũng chẳng ai bỏ xa ai.

Tuy nhiên, theo lịch sử quân sự gần đây thì quân Anh chiến đấu có thể nói là hiệu quả và có tinh thần cao hơn quân Pháp.

Về chiến thuật 2 nước cũng có điểm khác biệt: quân Anh khá gắn bó với Hoa Kỳ. Từ thế chiến thứ 2 đến khi chiến tranh lạnh chấm dứt, quân đội Anh, cũng như nhiều nước khác trong NATO, được thiết kế để phối hợp tác chiến với quân lực Hoa Kỳ. Trong khi đó, Pháp thể hiện một sự độc lập hơn nhiều. Rõ rệt nhất là ở cách 2 nước xây dựng hải quân: hải quân hoàng gia Anh cho đến khi chiến tranh lạnh chấm dứt được xây dựng hoàn toàn nhắm vào việc phối hợp với hải quân Hoa Kỳ và nặng về khả năng chống ngầm, ngăn chặn các tàu chiến của Liên Xô, hơn là thực hiện 1 cuộc tấn công toàn diện. Các mẫu hạm của Anh đều là mẫu hạm hạng nhẹ. Từ sau chiến tranh lạnh, chiến thuật của Anh đã bắt đầu thay đổi theo hướng tự chủ nhiều hơn, thể hiện qua các dự án xây dựng tàu sân bay, khu trục hạm mới, to lớn và hiện đại hơn.
Trong khi đó, với chiếc hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles De Gaulle lớn, quân Pháp có khả năng chiến đấu toàn diện hơn. Mặc dù cùng 1 lúc vẫn đề cao sự hợp tác với NATO, từ năm 1959, Pháp đã rút nhiều cơ quan, lực lượng của mình ra khỏi bộ chi huy chung của NATO.
Pháp cũng có kho vũ khí hạt nhân lớn hơn Anh (350 đầu đạn hạt nhân của Pháp so với 200 của Anh).
hai nước này đồng hạng tư.

Ở các vị trí tiếp theo là:
6) Israel: quân đội thiện chiến và hiện đại nhất từ sau thế chiến thứ 2. Có thể có, và có nhiều, đầu đạn hạt nhân.
7) Nhật: với sự giàu có của mình, việc trở thành 1 siêu cường quân sự là ở việc Nhật có muốn hay không. Hiện tại quân đội Nhật cũng sở hữu nhiều khí tài hiện đại, chủ yếu mua, và cải tiến lại từ Mỹ.
8) Hàn Quốc: nước này đang trong tình trạng chiến tranh, sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại và quân số đông.
9) Bắc Triều Tiên: một trong những nước có quân số đông nhất thế giới, công nghệ quân sự thì khó nói.
10) Ấn Độ: quân số đông, ngoài ra thua kém các nước trên.

Ngoài ra còn có các cường quốc quân sự sau có thể nhảy vào hang từ 6-10:
- Đức: giống Nhật, chuyên nghiệp hơn nhiều trong việc sản xuất vũ khí, nhưng nghèo hơn 1 chút.
- Ý và Tây Ban Nha: có lẽ khó xếp vào top 10, nhưng cũng là các thế lực quân sự lớn, với nền công nghiệp quốc phòng rất lớn và hiện đại.
- Argentina: cường quốc quân sự của châu Mỹ Latin.
- Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi: cường quốc quân sự của Trung Đông.
- Pakistan: một trong 7 nước chính thức sở hữu vũ khí hoạt nhân (Bắc Triều Tiên tự tuyên bố là có, nhưng có xài được thực hay không thì là chuyện khác).
Canada và Úc.
- Đài Loan: cái gai trong mắt Trung Quốc.

Việt Nam từ khi Đổi mới đến nay quân sự quốc phòng đã thu hẹp nhiều.

kô biết sao VN lại kô có tên trong bảng xếp hạng 3ahhyes3 3ahhyes3 3ahhyes3

post thêm cho các bác về đánh giá của các huyên gia nè 3congratz3 3congratz3



Theo “Sách vàng tình hình quốc tế” của Viện nghiên cứu xã hội (KASS) Trung Quốc, về sức mạnh, quân đội Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới, “vượt mặt Nga” và chỉ kém Mỹ.

Thực lực quân sự Trung Quốc vượt Nga Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, Nga mặc dù chiếm vị trí thứ ba nhưng lại giữ vị trí thủ lĩnh về số lượng trang thiết bị quân sự trang bị cho quân đội. Nếu Nga sở hữu hơn 22.800 chiếc tăng thì quân đội Trung Quốc và Mỹ chỉ được trang bị khoảng 8.000 chiếc. Tuy nhiên, các quan sát viên quốc tế cho rằng, quân đội Trung Quốc phát triển mạnh trong những năm gầy đây nhưng dù sao quân đội Nga cũng mạnh hơn Trung Quốc. Một vấn đề khác là Trung Quốc thực sự có tiềm năng rất lớn về quân đội.

Nga và Trung Quốc xếp thứ tự trung bình lần lượt là thứ sáu, thứ bẩy là do nhiều hạng mục được điểm số thấp. Ưu thế của Nga là lãnh thổ và tài nguyên, ưu thế của Trung Quốc là dân số nhưng chi phí quân sự của 2 nước chỉ đứng hạng trung. Tuy vậy, trình độ hiện đại hóa trang bị quân sự của hai nước này (đặc biệt là với quân đội chính quy) lạc hậu hơn các nước phương tây khác, đặc biệt là có khoảng cách khá xa so với Mỹ. Ngoài ra dân số Trung Quốc tuy nhiều nhưng cơ số quá lớn, hơn nữa hiện nay đã xuất hiện vấn đề già hóa.

Trong năm nay, mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng tài chính thế giới nhưng chi phí quốc phòng Trung Quốc nhìn chung tăng 15% - lực lượng vũ trang đã tiêu tốn khoảng 68,94 tỷ đôla Mỹ (480,3 tỷ Nhân dân tệ).

…nhưng kém xa Mỹ

Sách vàng tình hình quốc tế chỉ ra rằng, với tư cách là một siêu cường và có ưu thế về nhiều mặt so với các quốc gia khác, Mỹ vẫn là quốc gia có sức mạnh quân sự mạnh nhất thế giới. Ngoài 3 lĩnh vực là phát triển xã hội, tính bền vững, an ninh và chính trị trong nước được điểm số tương đối thấp ra, các lĩnh vực khác Mỹ đều đứng đầu, trong đó 4 hạng mục kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và cống hiến quốc tế đều đứng thứ nhất, tài nguyên đứng thứ hai, đặc biệt là sức mạnh quân sự dù đánh giá chỉ là trình độ tiên tiến nhưng ưu thế dẫn đầu rất lớn.

Theo báo cáo, các chuyên gia Trung Quốc cho quân đội Mỹ 90,08 điểm trên thang điểm 100. Đối với Trung Quốc chỉ số này là 33,3 và với Nga là 31,08 điểm.

Thang điểm trên chỉ ra rằng, tuy đứng thứ hai trên thế giới về sức mạnh quân đội, nhưng thực lực quân sự của Trung Quốc vẫn kém xa Mỹ. “Sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc là quá rõ ràng, còn nguyên nhân giúp Trung Quốc vươn lên vị trí cao trong lĩnh vực này là yếu tố quân số và vũ khí”, Interfax dẫn lời Giám đốc Việc kinh tế và chính trị quốc tế KASS, cho biết.

Theo thông tin từ các chuyên gia, quân số của Trung Quốc hiện nay nhiều gấp 1,5 lần so với Mỹ và đạt ở mức 2,25 triệu người.

Các chuyên gia nói gì?

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với kết luận và đánh giá của các chuyên gia Viện KASS.

Một quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc, Từ Quang, tuyên bố rằng, theo ông, sẽ hợp lý hơn nếu đặt Trung Quốc sau Nga về sức mạnh quân đội.

Còn chuyên gia quân sự Trung Quốc Tôn Hiểu Quân thì cho rằng, danh sách sắp xếp thứ tự về sức mạnh quân sự do các chuyên gia của KASS dựa trên 3 chỉ số là không khách quan. “Việc xây dựng quốc phòng Trung Quốc vẫn không theo kịp sự phát triển kinh tế của nước này”, Tờ Global Times dẫn lời đánh giá của chuyên gia Tôn Hiểu Quân.

Alexander Shatilov, tiến sĩ khoa học chính trị, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin chính trị Nga cho rằng, quân đội Trung Quốc từ lâu đã bị cho là yếu. Tuy nhiên, phải công nhận rằng, trong thời gian gần đây khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng và hiện nay học thuyết quân sự Trung Quốc dự đoán được khả năng độc lập nhất định của lực lượng vũ trang Trung Quốc và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) hoàn toàn có thể bảo vệ nước mình khỏi sự xâm lược của bất kỳ kẻ thù nào.

Học thuyết quân sự Trung Quốc đặt ra nhiệm vụ thực hiện để trong tương lai gần nhất, quân đội Trung Quốc có thể tấn công bất kỳ kẻ thù nào mà không phụ thuộc vào tiềm năng quốc phòng của quốc gia đó. Điều đó có nghĩa là, quân đội Trung Quốc sẽ có những tiến bộ nhanh chóng và đáng kể và không chỉ trong lĩnh vực vũ khí thông thường mà cả trong lĩnh vực công nghiệp hạt nhân và công nghệ vũ trụ vì hiện nay Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh nhau trong lĩnh vực vũ khí vũ trụ còn Nga đã thực sự bỏ xa 2 nước trong lĩnh vực này. Chuyên gia Shalitov nói rằng: “nếu tính đến khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang thì ở đây đôi khi phải có sự hiện diện của các yếu tố chủ quan như tinh thần chiến đấu, tính sẵn sàng chiến đấu và nếu thế thì tôi nghĩ rằng quân đội Nga ít nhất cũng phải đứng thứ hai sau Mỹ. Nếu lấy tiêu chuẩn mang tính hình thức về trang bị vũ khí hiện đại thì tôi không loại trừ khả năng Trung Quốc có thể vượt Nga”.

Sách vàng tình hình quốc tế” vừa tiến hành phân tích đánh giá sức mạnh tổng hợp của 11 quốc gia. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá bao gồm 5 yếu tố cấu thành trực tiếp là lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, dân số, kinh tế, quân sự, và 4 yếu tố ảnh hưởng là phát triển xã hội, tính bền vững, an ninh và chính trị trong nước. Thứ tự sức mạnh tổng hợp của 11 quốc gia này như sau: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Canada, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Italia, Brazil.

Nhật Bản là quốc gia được xếp thứ hai, ngoài mấy hạng mục, lãnh thổ và tài nguyên, dân số được điểm rất thấp, sức mạnh quân sự tương đối yếu ra, các hạng mục khác đều ở vị trí hàng đầu. Do đánh giá sức mạnh quân sự chỉ căn cứ vào lượng mà không tính đến yếu tố chất nên sức mạnh quân sự của Nhật mới bị xếp vào loại tương đương đối yếu, chứ thực ra sức mạnh quân sự của Nhật có đặc điểm là ít nhưng mà tinh, nên họ đáng được xếp thứ tự cao hơn.







còn đây là quân sự Vn


[size=2]Sức mạnh quân sự Việt Nam[/size] Monday, 19. October 2009, 01:10:57


Vietnam Military Power- Sức mạnh quân sự Việt nam (phần II)


Vietnam Military Power- Sức mạnh quân sự Việt nam (phần III)


Vietnamese Sukhoi Flankers Su-27/Su-30

VietNam-China-North Korea

VIETNAM MILITARY POWER TODAY

Phòng không - Không quân Việt Nam (huấn luyện sẵn sàng chiến đấu)

Diễn tập phòng không

Đoàn Hải Quân đánh bộ M.01

Đoàn đặc công M1

Tư liệu về xe tăng chủ lực của Việt Nam - T-54

http://www.youtube.com/watch?v=m6vwmTpgAV0&feature=player_profilepage


http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Tu-lieu/2010/01/3BA17847/
Chủ đề đã bị khoá hoặc bạn không đủ quyền thực hiện tác vụ này

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)