Ăn chơi 2008-07-09 07:39:07

Cảnh báo rau xanh nhiễm khuẩn


(aFamily)-Một số loại rau xanh được lấy mẫu tại TP HCM vừa qua đều ghi nhận tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau rất cao đã làm nhiều bà nội trợ lo lắng… Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của các bà nội trợ.8 loại rau xanh được lấy mẫu tại TP HCM vừa qua đều ghi nhận tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau rất cao đã làm nhiều bà nội trợ lo lắng. Điều đó là lời cảnh báo cho mọi người trong việc ứng dụng các biện pháp làm sạch các loại thực phẩm trước khi chế biến.

Ký sinh trùng vẫn bám chặt trên rau xanh sau nhiều lần rửa
Nhóm khảo sát đã lấy ngẫu nhiên 104 mẫu rau sống thuộc 8 loại rau có khả năng được người dân ăn sống nhiều nhất như xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô, rau má, rau gia vị (húng cay, tía tô, rau quế…). Các loại rau xanh mua từ chợ về để nguyên và làm kỹ thuật xét nghiệm ban đầu ghi nhận tỷ lệ bị nhiễm các loại ký sinh trùng rất cao. Cụ thể xà lách xoong, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô, rau má bị nhiễm 100%. Còn lại rau xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm 92,3%.
Sau khi rửa qua nước sạch 3 lần với cách rửa thông thường, các loại rau này đã được xét nghiệm lại để xem sự tồn tại của ký sinh trùng. Kết quả cho thấy mức độ nhiễm ký sinh trùng nói chung vẫn rất cao: 97% (rửa lần đầu); 77,9% (rửa lần thứ hai) và 51,9% (rửa lần thứ ba). Ngoài phương pháp rửa rau bằng nước sạch 3 lần, nhóm khảo sát cũng đã sử dụng một loại nước rửa rau thường được quảng cáo hiện nay để làm sạch vi khuẩn, ký sinh trùng, hóa chất trên rau xanh như là một biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiệu quả. Kết quả cho thấy việc dùng loại nước này để xử lý rau xanh không đem lại kết quả mong muốn. Cả 8 loại rau xanh sau khi được rửa rất kỹ bằng nước rửa “lý tưởng” theo quảng cáo, xét nghiệm lại ghi nhận rau xanh vẫn còn bị nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ 82,6% (tương đương với rau được rửa bằng nước sạch lần thứ hai).


Nỗi lo của các bà nội trợ
Ký sinh trùng gây bệnh có mặt với tỷ lệ khá cao ở các loại rau xanh đã được xác định qua khảo sát nghiên cứu ở trên có thể nói là rất nghiêm trọng. Khi ăn rau sống không được xử lý kỹ, mầm bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể người để gây các bệnh khác nhau như đường ruột, viêm ruột sau lỵ hay các biến chứng ở ruột như chảy máu do thủng ruột, lồng ruột, u do amip… Ngoài ra nó còn gây bệnh amip ở các phủ tạng khác ngoài ruột như bệnh lỵ amip ở gan, bệnh lỵ amip ở phổi - màng phổi, ở lách, não, xương và loét ở bờ của hậu môn.

Tất cả các bà nội chợ đều không thể phân biệt nổi đâu là rau sạch, đâu là rau không sạch mà chỉ dựa vào lòng tin với người bán hàng, hay cảm quan của mình. Cứ thấy rau cằn và có sâu là yên tâm mua về nấu và đã có nhiều người vẫn bị đau bụng sau khi ăn.Thôi thì đành phải chấp nhận " ăn bẩn" vậy chứ không biết làm sao bây giờ, chỉ mong những người trồng rau có lương tâm một chút.Nhiều bà nội chợ đã nói như vậy khi được hỏi về nỗi lo này.

Phòng bệnh thế nào…
Hiện nay chưa có phương pháp nào để tẩy sạch ký sinh trùng bám trên các loại rau xanh một cách đầy đủ. Vì vậy, ngoài việc kiểm tra thường xuyên các nguồn rau từ chợ cung cấp cho người sử dụng của cơ quan chức năng có liên quan để bảo đảm vấn đề ATVSTP, người dân có thể tự bảo vệ mình bằng cách rửa rau xanh trước khi ăn thật kỹ bằng máy sục ozone hoặc rửa nhiều lần bằng nước thường, nên rửa dưới vòi nước chảy mạnh. Ngoài ra, chỉ nên chọn mua rau ở các cửa hàng rau sạch, rau an toàn có kiểm nghiệm chứng nhận về ATVSTP.



HL (Tổng hợp)
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)