Teen 24h 2009-06-18 08:03:23

Chao ôi... 'đẳng cấp'! ;;)


[size=3]- Những suy nghĩ lệch lạc về "đẳng cấp", khiến nhiều đứa trẻ còn đang tuổi cắp sách đến trường, lao vào thú vui đốt tiền đến hoang tưởng…


Cậu ấm, cô chiêu “đốt tiền nấu trứng”

Không ít những cô cậu “đốt tiền nấu trứng” chỉ để chứng tỏ "đẳng cấp" 9X của mình. Chuyện tiêu tiền vô tội vạ của những “đại gia chốn học đường” cũng gây không ít hệ lụy…

[/size] [size=3]Nhân viên bán hàng tại các khu mua sắm thời trang cao cấp ở TP HCM như Diamond Plaza, Zen Plaza, Thương xá Tax… kể lại rằng, họ không ít lần bị "ngộp" với những hóa đơn của các “thượng đế” tuổi teen, có cái trị giá hơn 10 triệu đồng chỉ dành để mua quần áo, mỹ phẩm. Tại các trường học, xuất hiện những “đại gia chốn học đường”, tiêu tiền như nước, tạo thành những bang, hội "quý tộc".
[/size] [size=3]Trong 1 bài hát nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ có câu: "Nghe danh công Tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu". Nhiều teen bây giờ chỉ để chứng tỏ "đẳng cấp" sành điệu đã lơ là học tập, lao vào vũ trường, tụ điểm mua sắm một cách vô tội vạ…
Nam sinh “đại gia”

[/size]
[size=3]
Những cậu ấm đặt đít lên những con xe hàng trăm triệu…
[/size]

[size=3]
[/size] [size=3]H., học sinh Trường Dân lập quốc tế X, vốn là con của một ông chủ salon ôtô, cậu còn được bạn bè đặt cho biệt danh H. "hi-tech", bởi, chưa có một phương tiện kỹ thuật số đắt tiền nào không qua tay H. Thời điểm "nghèo" nhất, gia tài của H. cũng có hơn 5 con Laptop, 7 mobile đời mới O2 XDA Flame, N95, N8800, Vertu, Sharp 905. Chơi thân với H. là D. và H.L., một "công tử" con cưng của đại gia ngành xây dựng, và một đại gia ngành kinh doanh bất động sản. Đây là bộ ba "tiểu đại gia" nổi tiếng trường quốc tế này.

Có lần, H. cầm cái N95 đập nát tứ tung trước mặt bạn bè sau khi bị thầy giáo dạy toán chỉ trích vì quay bài trong giờ kiểm tra. Sau đó, H. tuyên bố một câu xanh rờn: "Bể cái này mua cái khác. Tiền thiếu gì mà lo!". Ở trường này, nhắc đến H. là đám học trò nghĩ ngay một tay "sát" điện thoại, đập điện thoại di động như một thú vui. Bị gia đình nói nặng, giận bạn gái, đến giận… thầy giáo, H. cũng đập điện thoại.
Cùng nhóm với H., nhưng D. lại chứng tỏ "đẳng cấp" của mình theo một cách chơi khác, đang dùng con Mobiado hàng hiệu giá 1.400 USD, nghe tin dân chơi công nghệ đang tụ tập quanh con Vertu nạm kim cương giá hơn 2.000 USD. Bỏ cả học, D. rủ H. và H.L. đến và tham gia đấu giá mua kỳ được. Chẳng mảy may tiếc rẻ, con Vertu được đẩy giá lên nhanh chóng, tính sơ sơ, D. lỗ 600USD và bù thêm 1.500USD nữa.


[/size]
[size=3]


[/size] [size=3]… những cô chiêu đắm mình trong vũ trường…
[/size]

[size=3]

[/size] [size=3]Nhưng có lần, trong lúc cao hứng, một đứa bạn bảo rằng, nếu là con Vertu thật thì có thể giậm mạnh chân lên mà vẫn chẳng hề hấn gì. Chẳng màng cái giá 35 triệu cao ngất ngưởng, D. giậm chân thật lực lên “con dế” này để chứng minh. Sau khi giậm liên tiếp hơn 5 lần mà máy vẫn nguyên vẹn, nghe gọi tốt, D. càng được đám bạn trong nhóm nể trọng…

[/size] [size=3]Nữ sinh cũng… “đại gia”


Không chỉ nam sinh, chuyện nữ sinh "đại gia" tiêu tiền cũng không ít chuyện đáng nói, có lần, thầy P. vô tình nhận được "hóa đơn" thanh toán cuối năm học của một nữ sinh đã ghi sẵn gửi về cho bố mẹ: tiền tổ chức sinh nhật 10 triệu đồng; tiền khao xe mới: 50.000 đồng/bạn (lớp 52 bạn); tiền đi sinh hoạt ngoại khóa với nhà trường: 4 triệu đồng; tiền học thêm Anh văn: 6 triệu đồng…
Với H.L., chốn thường đến của cô học trò này vào những ngày cuối tuần là vũ trường P.Đ. Có lần, các đàn anh ngớ người ra khi thấy H.L. chìa ra ba thẻ giữ rượu, tất cả là phiếu giữ rượu loại J. W, B. L, 2 chai này trong vũ trường ngốn gần chục triệu đồng để mời bạn bè. Có lần, H.L. "đỏ đen" cùng chúng bạn, vì cười giễu là không có đủ 40 nghìn đồng cho 1 ván bài cào, H.L. đã dằn mặt bằng cách dùng kéo cắt đôi tờ 500 nghìn và phán vào mặt bạn mình: "Tiền tao đốt mày cũng được chứ đừng giở cái giọng đó với tao!".

Thầy P., giáo viên của một trường quốc tế kể câu chuyện rằng, để cho con chịu học và bỏ game, gia đình của T. đã năn nỉ, dùng nhiều cách nhưng vô vọng, kể cả hăm dọa. Cuối cùng, T. ra điều kiện, nếu muốn T. học, bố mẹ phải chi 250 triệu đồng để T. tậu một bộ giáp chiến trong game Võ Lâm Truyền Kỳ, nếu không, T. sẽ bỏ học. Quá kinh hãi trước lời hăm dọa của quý tử, gia đình T. đành bấm bụng bỏ ra chừng ấy tiền cho T. sắm giáp, tiếp tục cuộc chinh chiến trong thế giới ảo…


[/size]
[size=3]


[/size] [size=3]… ngây ngất bởi thời trang, hàng hiệu…
[/size]

[size=3]
[/size] [size=3]Trước cổng Trường dân lập M.C. một buổi sáng, một chiếc xe Lexus đen bóng đỗ xịch, bước ra khỏi xe là cô gái trong chiếc áo dài trắng, mái tóc được cắt layer theo style, vai mang chiếc túi Louis Vuitton, chân đi giày cao gót để lộ những móng chân đầy hoa văn tinh xảo, tay cầm Nokia N95, đây là D., nhóm trưởng của nhóm nữ "đại gia" trường M.C.
Có lần, cầm xấp tiền gần 10 triệu đồng, D. hào phóng chia cho đám bạn mỗi đứa vài tờ mua quần áo. D. không chỉ mỉa mai những đứa bạn trong lớp thuộc dạng bình dân mà còn cho rằng, chúng không có "đẳng cấp" để chơi chung với mình.
Thường thì cô nàng chỉ cặp kè với dân thượng lưu trong trường. Tiêu chuẩn để vào hội của D. không hề đơn giản, đồng hồ Gucci: 600 USD; laptop Sony Vaio: 2.250 USD; xe Piago LX 150: 6.000 USD; điện thoại: 800 USD; bộ nữ trang: 2.000 USD; một thẻ ATM không dưới 15 triệu đồng, xe điện PS, xách cặp chéo L.V, giày mũi nhọn kiểu dáng mới nhất của Prada hay Paul Smith. Ngay khi vào lớp 10, D. đã tổ chức sinh nhật của mình rất hoành tráng tại một vũ trường nổi tiếng dành cho tuổi "mực tím". Đận ấy, D. chi ra không dưới 50 triệu. "Đẳng cấp" của D. cũng được khẳng định từ đó.
Hiển nhiên, những 9X có cùng "đẳng cấp" với nhau thì mới có thể "ngồi chung bàn" với nhau được… Nói như M.H, học sinh lớp 11 Trường L.Q.Đ, thì: "Sĩ số lớp khoảng 30 thì có đến 7-8 bạn có phong cách xài tiền hoang phí. Các bạn sắm đồ hiệu để tạo "đẳng cấp" cho mình"…

[/size]
[size=3]
[/size] [size=3]Theo An ninh Thế giới[/size]

[size=3]

[/size]
[size=3]


[/size] [size=3]… thể hiện mình một cách hoang tưởng…[/size]

[size=3]

Đọc xong bài: "Cậu ấm, cô chiêu đốt tiền nấu trứng", cảm giác như phát sốt, vì những thú vui, cách thể hiện điên rồ của giới trẻ.

Không biết tác giả bài báo có nói quá lên không, chứ với những cách đốt tiền của những cậu ấm, cô chiêu này, thì bất kể người lao động chân chính nào cũng phải "bạt vía kinh hoàng".

Không hiểu những ông bố, bà mẹ của những cậu ấm, cô chiêu này nghĩ gì, khi đưa tiền cho con cái mà không hiểu thực chất bọn trẻ dùng tiền vào mục đích gì? Có lẽ, với họ những đồng tiền kiếm được quá dễ dàng, nên họ không hiểu được giá trị thật của đồng tiền? Hẳn những ông bố, bà mẹ và những cậu ấm, cô chiêu kiểu như trên chỉ là số ít, chứ nếu trở thành một trào lưu, thì chắc xã hội loạn mất vì những kẻ thừa mứa, no đủ, ăn no ấm cật, hành động thiếu suy nghĩ này…

Không ai dám khẳng định hầu bao dày lên sẽ tỉ lệ thuận với lòng nhân và trí thức. Rất nhiều vụ cướp giật, những vụ hít, lắc, những vụ án giết người đau lòng, được gây ra bởi những đứa trẻ con nhà giàu… Mới hay cái giá của trò sính… hưởng thụ là quá đắt!

Xem chương trình "Vượt lên chính mình", ai cũng phải rơi nước mắt vì những cuộc đời nghèo khó. Có những người chỉ nợ 1,5 triệu đồng mà đến đời thứ 3, cũng không thể trả được vì mỗi ngày họ chỉ kiếm được 5- 7 nghìn đồng, đến miếng cơm hàng ngày con chẳng lo nổi, tiền đâu mà trả nợ, dù món nợ mấy đời của họ, chỉ bằng một nửa bữa nhậu của những người bình thường.


[/size]
[size=3]


[/size] [size=3]… các em đâu biết rằng, các em đang đánh dần đánh mất mình,
[/size] [size=3]bởi những cái gọi là "đẳng cấp"![/size]

[size=3]

[/size] [size=3]Tiêu tốn cho một buổi sinh nhật đến 50 triệu đồng, ở lứa tuổi còn “mài quần” trên ghế nhà trường, thì quả thật là kinh hoàng? Số tiền này ở đâu ra? Từ tham nhũng? Từ buôn gian bán lận, từ lừa đảo?

Xin không trả lời. Nhưng thử hỏi tất cả những người lao động chân chính bằng mồ hôi, nước mắt, có ai dám rẻ rúng đồng tiền và cho con họ ăn chơi vô độ thế không?

Ăn chơi, dễ bị mê hoặc và gây nghiện, đến khi đã nhiễm nặng rồi, những kẻ đam mê hưởng thụ, sẵn sàng tìm mọi cách để được tiếp tục thỏa mãn, có thể chà đạp lên tình bạn, tình thầy trò, tình cha con… chỉ để thỏa mãn được mình…

Các em không hiểu giá trị thật của đẳng cấp, nhưng bố mẹ các em, những người thân bên cạnh các em, liệu có thể giúp các em hiểu rằng, giá trị đích thực của mỗi con người, được đo bằng trí thức, văn hóa, lòng vị tha, đức hy sinh, lòng cảm thấu,… chứ không phải những cái mác “đẳng cấp” các em đang cố khoác lên mình, bứt lên khỏi cuộc sống thực, chỉ ích kỷ thỏa mãn chính mình?[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)