Tin tức - pháp luật 2015-12-21 04:21:22

Cháy nổ và những biện pháp phòng chống


1, Định nghĩa về đám cháy:

Nhà bác học người Nga Lomonoxop là người đầu tiên chứng minh: “Cháy là sự hòa hợp giữa oxy với không khí”.

Cho đến năm 1773, Nhà hóa học Pháp đã khẳng định rõ ràng hơn: “Cháy là sự hòa hợp giữa Ôxy của không khí”.

Như vậy, vào thời thế kỷ 18 từ những thể nhiệm hóa học công phu, con người đã chứng mình được bằng khoa học: “Cháy là một phản ứng Ôxy hóa”

* Tóm lại: Bản chất của sự cháy được định nghĩa một cách chính xác như sau: “Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng”

2, Các yếu tố cần có cho sự cháy:

Để hình thành sự cháy cần có đủ 3 yếu tố:

a, Chất cháy.

Nguồn nhiệt thích ứng.

Nguồn Ôxy.

Chất cháy có 3 loại:

Thể rắn: Gỗ, bông, vải, lúa gạo, nhựa…

Thể lỏng: Xăng dầu, Benzen, Axetơn…

Thể khí: Axê ty len (C2H2) ơxít cácbon (CO), Mê tan (CH4).

b, Nguồn nhiệt:

Trong thực tế đời sống và sản xuất có rất nhiều nguồn nhiệt khác nhau có thể gây cháy như:

Nguồn nhiệt trực tiếp: Ngọn lửa trần (Bếp lửa, đèn thắp sáng, bật diêm,…).

Nguồn nhiệt do ma xát sinh ra: Ổ máy móc, thiết bị thiếu dầu mỡ, ma xát giữa sắt với sắt…

Nguồn nhiệt do phản ứng hóa học giữa các chất hóa học với nhau.

Nguồn nhiệt do sét đánh.

Nguồn nhiệt do điện sinh ra như: Chập mạch, quá tải, tiếp xúc kém…

c,Nguồn Ôxy:

Ôxy là thành phần tham gia vào phản ứng cháy và duy trì sự cháy. Để duy trì sự cháy phải có từ 14% - 21% lượng Ôxy trong không khí, nếu hàm lượng Ôxy thấp hơn thì đám cháy khó có thể phát triển được.

Thực tế môi trường chúng ta đang sống, hàm lượng Ôxy luôn chiếm 21% thể tích không khí.

Trong thực tế cá biệt có một số loại chất cháy cần rất ít, hay thậm chí không cần cung cấp Ôxy từ môi trường bên ngoài, do bản thân chất cháy đó đã chứa đựng thành phần Ôxy, dưới tác dụng của nhiệt, chất đó sinh ra Ôxy tự do đủ để duy trì sự cháy.

Ví dụ: KalyClorat (KClO3), Kalymanganôxít (KMnO4), Nitơrat amôni (NH4NO3)….

Xác định yếu tố cần thiết cho sự cháy là hết sức quan trọng trong công tác phòng cháy – chữa cháy, giúp cho việc lựa chọn phương pháp phòng cháy – chữa cháy thích hợp nhất. Muốn ngăn ngừa nạn cháy hay dập tắt đám cháy, ta chỉ cần loại trừ 3 yếu tố trên.

3, Những nguyên nhân dễ ra gây cháy:

Do con người:

Cháy bởi sơ xuất: Chủ yếu do con người thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về phòng cháy dẫn đến những sơ hở, thiếu sót như: Đun nấu , hút thuốc ở những nơi có điều kiện dễ cháy, sử dụng xăng dầu, điện không đúng quy định, quy trình, không đề phòng cháy.

Vi phạm quy định an toàn phòng cháy – chữa cháy: Vì con người thiếu ý thức, làm bừa, làm ẩu, không chấp hành quy định, nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy như: Đun nấu, hút thuốc ở nơi cấm lửa, hàn cắt trên cao, Mở máy móc, thiết bị, phương tiên làm việc mà không có người trông coi…

Trẻ em nghịch lửa:

Bởi đốt:


+ Phi tang (bọn tham ô, trộm cắp).

+ Phá hoại (Địch).

+ Mâu thuẫn, thù hằn.

Vì thiên tai:

Thường xảy ra ở vùng đồi núi, cây cao, nhà cao tầng mà hệ thống chống sét không đảm bảo dễ dẫn đến bị sét đánh…

Tự cháy:

Là trường hợp ở một nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với không khí và tự cháy hoặc chất cháy khi gặp một chất khác xảy ra phản ứng hóa học có thể tự bốc cháy mà không cần sự cung cấp nhiệt từ bên ngoài.

* Nguyên nhân tự cháy có các loại .

- Tự cháy khi chất đó gặp nước: Natri (Na), Kali (K), Natrihydro sunphát (thuốc nhuộm).

Tự cháy do quá trình tích nhiệt: Thuốc lá, nguyên liệu cán…Chất thành đống, do quá trình sinh hóa tích nhiệt. Một số loại dầu thảo mộc như: Dầu gai, dầu bông,… Do quá trình Ôxy hóa, nhiệt độ tăng lên.

- Tự cháy do tác động của các hóa chất.

4, Phương pháp phòng cháy

Phòng cháy:

Loại trừ chất cháy:

+ Những nơi cần thiết phải có nguồn nhiệt hoặc có thể phát sinh nguồn nhiệt cần loại trừ những chất cháy không cần thiết, nhất là những chất dễ cháy. Ví dụ: Không để xăng trong bếp đun nấu, không dùng giấy, vải là chao đèn, hoặc phơi quần áo sát bóng điện,…

+ Thay chất dễ cháy bằng chất không cháy hay khó cháy hơn, Ví dụ: Phân xưởng sản xuất làm bằng tre, nứa, lợp lá, giấy dầu, nếu thay bằng các vật liệu khác như gạch, bê tông, lợp ngói thì khó cháy hơn.

+ Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt là phương pháp sử dụng các thiết bị để che chắn, ngăn cách an toàn giữa chất cháy với nguồn nhiệt.

+ Bọc kín chất cháy: Dùng các chất không cháy bọc kín các cấu kiện làm bằng vật liệu dễ cháy, Ví dụ: Dùng sơn chống cháy phủ lên trần cót, gỗ ốp tường… Hoặc bảo quản các chất lỏng, khí dễ cháy bằng các bình kín như đựng xăng vào các can kín.

Tác động vào nguồn nhiệt:

+ Triệt tiêu nguồn nhiệt: Ở những nơi có chất dễ cháy hoặc nhiều chất dễ cháy phải triệt tiêu nguồn nhiệt khơng cần thiết. Ví dụ: Không đun nấu, hút thuốc trong các kho, phân xưởng sản xuất, không dùng lửa trần để soi, rót xăng khi trời tối.

+ Cách ly nguồn nhiệt với chất dễ cháy, Ví dụ: Không để bếp dầu, bếp điện sát chất dễ cháy.

+ Giám sát nguồn nhiệt: Ở những nơi có nhiều chất dễ cháy mà nhất thiết phải có nguồn nhiệt thì phải có người trông coi, kiểm tra thường xuyên, ở các buồng sấy máy sinh nhiệt phải lặp đặt hệ thống theo dõi nhiệt độ để phát hiện sự gia tăng của nhiệt độ.

Tác động vào nguồn Ôxy: Biện pháp này khó thực hiện vì hàm lượng Ôxy còn tồn tại trong không khí. Trong thực tế để bảo vệ máy móc tốt, thiết bị đặc biệt quý hiếm người ta có thể dùng phương pháp kỹ thuật, bơm một lượng khí trơ vào phòng đặt máy móc, việc này làm giảm hàm lượng Ôxy, tạo lên mơi trường không cháy.

5, Phương pháp chữa cháy:

Phương pháp làm ngạt: Thực chất của phương pháp này là tạo lên một màng ngăn hạn chế Ôxy tiếp xúc với chất cháy, triệt tiêu mọi yếu tố của sự cháy.


Biện pháp làm lạnh: Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu hút nhiệt cao để hạ nhiệt độ của đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của chất đó. Ví dụ: Phun nước vào đám cháy, chất rắn không chịu nước.


Phương pháp cách ly: Chính phương pháp làm ngạt cũng là phương pháp cách ly (Cách ly Ôxy với đám cháy). Đồng thời phương pháp cách ly là tạo một sự ngăn cách giữa vùng cháy với môi trường xung quanh.

Làm ngưng trệ phản ứng cháy: Đưa chất chữa cháy vào gốc lửa làm cho phản ứng cháy chậm lại hoặc không thực hiện được. Ví dụ: Phun bột chữa cháy hoặc cát vào bề mặt của đám cháy. các chất dạng bột này bám chặt vào gốc lửa vừa có tác dụng làm giảm nhiệt độ vừa hạn chế Ôxy cung cấp cho đám cháy.

Xem thêm thông tin tại: phòng nổ
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)