Nghệ thuật sống 2014-09-25 06:10:48

Chừng nào chúng ta giàu có?




 
 
 
“Non sống Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu. ”– Hồ Chí Minh.
Lời Bác dạy bỗng đâu đó dậy tiếng trong tôi khi đọc một bài viết “Việt Nam đã từng giàu có chưa?” Đúng thật:
“Người trăm năm há đã lớn?
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.”
Tôi không nhớ từ lúc nào mà tâm trí tôi luôn mặc định: Chúng ta là dòng giống con rồng cháu tiên và chúng ta tự hào về sự giàu có với “rừng vàng biển bạc, đất đai phì nhiêu”, cũng như thật đáng tự hào với quá khứ ngàn năm đau thương đánh đuổi lũ giặc ngoại xâm. Thế đấy, sự nhồi nhét đã làm tôi nghĩ rằng, chúng ta đã giàu rồi. Giàu vì đã có rừng vàng biển bạc, không lo chết đói. Giàu vì có quá khứ “giàu” truyền thống và đầy hào hùng. Giàu vì chúng ta là giống loài của tiên của thần. Giàu vì chúng ta tự huyễn hoặc mình đã giàu.
Nhưng không, hãy nhìn lại, đất nước và con người Việt Nam đã có những gì? Và đất nước và con người các quốc gia khác có gì? Có thể bạn tặc lưỡi, thôi đi, mỗi người mỗi cảnh, mỗi nước mỗi khác… Không khác, bởi suy cho cùng, đất nước nào, con người nào cũng phải đi trên con đường tìm kiếm sự thịnh vượng, mà giàu có là một yếu tố then chốt.
Trong một cuốn sách của Lý Quang Diệu, ông đã từng nói không cần biết đất nước đó theo chế độ chính trị nào, thể chế kinh tế ra sao nhưng cuối cùng phải làm cho đất nước đó trở nên giàu có, và sự giàu có luôn đến từ từng người dân giàu có. Nên theo ông, tổng hợp sự giàu có của cá nhân trong một quốc gia là sự giàu có của một quốc gia. Và câu hỏi đặt ra, làm sao để mỗi người dân trở nên giàu có?
Cũng như chính tôi, vẫn luôn đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, làm sao mình trở nên giàu có?

[size=6]Sự giàu có đầu tiên và mãi mãi ở tri thức[/size]
Tri thức và sự ham hiểu biết là tiền đề để thay đổi tư duy. Thay đổi tư duy, sẽ thay đổi cả cuộc đời của bạn. Và bạn chọn loại tư duy nào để tiếp nhận tri thức là quyền của bạn, nhưng đồng thời mức độ giàu có cũng tương ứng. Riêng các nước phát triển luôn đề cao tư duy khác biệt và tư duy đột phá làm kim chỉ nam giải quyết mọi vấn đề. Dưới đây là các loại hình tư duy:
    [*]Không tư duy
    [*]Tư duy kinh nghiệm
    [*]Tư duy logic
    [*]Tư duy sáng tạo
    [*]Tư duy khác biệt
    [*]Tư duy đột phá
    [*]Bỏ ngay tư duy làm công ăn lương
Tất nhiên, chúng ta chỉ bỏ tư duy làm công ăn lương chứ không đốt cháy giai đoạn này. Điều này làm tôi luôn nhớ đến câu nói của sinh viên Isarel trong cuốn sách Quốc gia khởi nghiệp: “Ông làm sếp tôi hay tôi làm sếp ông” hay “hãy khởi nghiệp bằng doanh nghiệp của chính bạn.”
Tuy nhiên bạn và tôi cần nằm lòng, muốn nhanh thì phải từ từ. Mọi thứ trên đời đều phải tuân thủ quy luật, bạn phải nằm ngửa la khóc, rồi mới lật, rồi bò, rồi chập chững, rồi đi, rồi chạy, nhưng chạy vẫn phải chú ý kẻo té.

[size=6]Xây dựng tầm nghĩ lớn[/size]
Tầm là tầm cỡ, quy mô; nghĩ là suy nghĩ. Bạn nghĩ càng lớn thì con người càng lớn, bạn nghĩ những điều nhỏ nhặt thì con người càng nhỏ bé. Khi bạn nghĩ được những điều lớn lao và đau đáu “tôi làm được” thì chắc chắn bạn đã làm được một nửa, nửa còn lại thành bại ở chính bạn. Bạn và tôi hãy nghĩ như Hồ Chủ Tịch, như Lý Quang Diệu, như Đặng Tiểu Bình, như Lee Kun Hee (Samsung), như Steve Jobs (Apple)… từng nghĩ.

[size=6]Hãy hành động để cụ thể mục tiêu[/size]
Nghĩ hãy lớn, nhưng hành động phải thật nhỏ. Trên mỗi bước hành động, bạn và tôi có thể sẽ gặp rất nhiều cơ hội để tìm kiếm sự thịnh vượng, nhưng bạn phải đủ tinh mắt và hiểu biết để biến cơ hội thành sự giàu có. Đồng thời hãy nhớ, mỗi bước đi của bạn phải thật sự vững chắc, bởi “cái gì đến nhanh thì cũng đi nhanh” và bền vững là đích cuối cùng của sự thịnh vượng.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)