Chuyện shock 2009-12-18 08:29:43

Chuyện huyền bí Việt Nam


Thuở bé và những đêm mưa, mấy đứa trẻ con ngồi trong nhà chơi với nhau, có gì mừng quá thì vỗ tay, tức khắc bị người lớn mắng: "Chúng mày vỗ tay gọi ma vào nhà hả?" Cả lũ mặt xám lại ngồi im thin thít. Ðược một lúc mải chơi nguôi nguôi con sợ lúc nãy, mấy đứa lại thi nhau huýt sáo to. Người lớn quát: "Huýt sáo rủ ma đi chơi có phải không?". Thế là tàn chuyện, chẳng đứa nào còn muốn chơi gì nữa, thế là kéo nhau đi ngủ. Nào đã yên, một cô nào đỏm dáng ra soi gương chải đầu chẳng qua sợ tóc ngày mai bị rối, đột nhiên chạy vội vào giường chùm chăn kín mít vì nghe người lớn nói "chảy đầu cho ma xem". Cứ như thế, ngày này qua ngày khác, chẳng biết ma nó như thế nào mà người lớn lại phải kiêng đủ thứ để tránh ma. Lớn dần lên, đêm đã biết chạy nhong nhong ra ngoài vườn nghịch. Thấy đom đóm lập lòe lại sợ lửa ma trơi. Bắt đầu ngồi nghe người lớn kể chuyện ma, càng sợ lại càng thích, nghe rồi chẳng dám ra sân đi tè. Thế rồi khi càng lớn lên, bắt đầu vớ phải quyển sách gì thì đọc quyển ấy. Và,… ở trong đó cũng thấy có ma…

Xóm nào chẳng có một vài cái gò, một vài mả hoang, cây gạo già xù xì ung bướu tới mùa chỉ rụng xuống dăm ba cái hoa mà màu thì cũng phai đi không còn được đỏ tươi như những hoa của cây khác. Nỗi sợ bắt đầu từ đó và dường như những câu chuyện ma từ đó mà trôi nỗi… - Lưu Sơn Minh -

[size=3]AM CU-LY XE[/size][size=3]
[/size]

[size=3]
Mới nghe qua tên am, tôi đã tưởng họ nói đùa. Nhưng không, người kể cho tôi nghe nói với một giọng nghiêm chỉnh lắm.

Cái am ấy nhỏ, được xây bằng chất vôi, nằm trên bờ sông Bồ thuộc về làng Thanh Trúc. Trong am chỉ đặt một bát lư hương và cặp đòn con bằng gỗ tiện. Trước cửa am có che một bức sáo xanh kẻ chữ thọ màu hồng. Cách am năm bước có cái mồ đắp lên khá cao. Ngôi mả của người cu-ly xe.

Chuyện về cái am này ở hai vùng Thanh Lương và Hương Cần ai cũng biết. Hễ có dịp đi qua vùng này ghé vào quán gần bên am thì quý vị sẽ nghe bà quán kể lại. Bà quán kể riết rồi thành có duyên và có nhiều đoạn bà ta nói như đọc thuộc lòng.

Từ ga Văn Xá đến bến đò làng Thanh đi khoảng trên hai cây số. Bên kia sông là huyện Quảng Ðiền. Bến đò ấy nằm vào một chỗ hoang vắng vì bên cạnh con sông là cái cồn mồ. Ở đó qua huyện Quảng Ðiền gần hơn là quay trở về làng Thanh. Dẫn khách đến ga là nhờ con đường chạy dài trong thôn xóm, qua vài cái cầu ngắn xây bằng gạch và ba bốn khoảng phơi mình giữa đồng cỏ cháy. Con đường ấy được nhiều người đi nhất.

Bến Ga Xe Lửa Văn Xá làm lễ lạc khai mạc xong thì sau đó hai tuần một người mù đem chiếc xe tay đến đón khách. Ðó là một cái xe kéo trong thật là thê thảm với hai chiếc bánh xe độn bằng rơm và trần xe bị rách thủng nhiều chỗ.

Khổ hơn nữa là người kéo xe đã mù lại già, đầu tóc bạc phơ, người hơi gầy và trán hói. Ông ta biết được đường xá nhờ đứa cháu nội lên mười chạy dìu theo phía trước. Cứ ngày bốn buổi hai ông cháu lên ga Văn Xá đón khách về huyện Quảng Ðiền. Ðời tuy vất vả nhưng có kẻ thương tình đi xe ông kéo nên cũng đủ sống qua ngày. Lệ thường cứ mỗi chuyến xe được năm xu. Hai ông cháu ngày nào cũng kiếm được một vài hào đủ tiêu dùng và cơm cháo.

Từ ngày có xe lửa, dân mấy vùng quê, ai cũng thèm đi. Họ đi chỉ để mua vui mà thôi. Vì họ thấy chiếc xe sắt này kỳ lạ mà lại chạy nhanh nữa nên họ thích lắm. Họ thích nhất là đứng trên tàu gọi tên mấy người quen đang đi trên đường cái quan. Nhiều khi họ mua vé từ sân ga này đến sân ga kia rồi từ sân ga kia trở về sân ga làng. Thời đó họ còn chưa biết đến sự tiện lợi của sự đi xe. Họ chỉ biết cái thú lên xe lửa để ngắm cảnh và nhìn người qua lại. Nhờ vậy mà ga Văn Xá ngày nào cũng tấp nập người ra kẻ vào. Và hai ông cháu người kéo xe kiếm được miếng ăn rất dễ. Người đi xe lửa khi ra khỏi ga họ muốn lên xe kéo ngay. Họ đã quen với sự nhanh chóng vì đi bộ đối với họ lúc đó là một chuyện phiền phức. Nhưng được một người kéo xe mạnh khỏe thì nói làm gì, đằng này bước chân lên xe người già mù, thì người khổ chưa hẳn là người kéo mà thật ra là người được ngồi. Huống chi đây lại phải chịu cái tội trông một đứa trẻ chạy không kịp thở, ngã tới vờn lui, theo bước chân của một ông già yếu đuối. Nên nhiều người thương hại không muốn đi xe ông kéo.

Nhưng lòng nhân ái càng ban truyền ra thì người mù kéo xe lại càng thêm túng thiếu. Rồi sau này chỉ còn những người ốm hay già yếu, và thỉnh thoảng vài người say rượu, mới bước lên xe ông. Có người thương hại nên chỉ gởi vài bao hành lý để ông kéo rồi trả cho ông vài xu. Nhưng hạng người này hiếm lắm, đợi năm sáu chuyến tàu mới gặp được một người.

Khi màn đêm buông xuống hai ông cháu thường về ngủ trong một cái mui thuyền đặt bên cạnh bờ sông. Sáng sớm ba giờ đã phải dậy, vì phải đợi khách bên huyện Quảng qua sông đi chuyến tàu bốn giờ. Tiền bạc thu được đều do người cháu giữ, và ông cũng ít khi nào hỏi đến, trừ những lúc ông muốn mua một vài cút rượu trắng hay khi nhớ đến những ngày giỗ của gia hương. Ngoài ra, người cháu tuy trẻ tuổi nhưng rất khôn lanh, đã lo liệu đủ điều từ miếng ăn đến cái mặc.

Mùa đông năm Ngọ lạnh và mưa luôn ngày luôn đêm. Con đường từ ga về bến đò đã nhiều nơi bị hê hũng, và nhiều cái cống đất nhỏ bị nước cuốn trôi đi. Hai ông cháu phải bỏ công sức ra làm lại, có thế xe mới đi qua được. Con đường tuy là của chung nhưng chỉ riêng hai ông cháu để ý và lo lắng hơn cả. Xe dạo ấy ế ẩm vô cùng, vã lại gặp cái xe trần thủng, nước tát vào như giội, khách cũng tháy chán không buồn đi. Ðêm nào lên ga đợi chuyến tàu suốt chín giờ, hai ông cháu cũng dẫn xe về không.

Chất chồng vào cái hại kể trên, chuyến đò làng Thanh không qua lại nữa, vì hai làng Thanh Lương và Thanh Trúc đang kiện nhau để được độc quyền về nghề chở khách. Dân quanh vùng phải đi ngược lên khá xa mới qua bến đò làng Triệu. Phía ấy cũng cũng có đường đi lên ga nhưng hẹp lắm. Hai ông cháu đành đưa người đi lại quanh vùng Thanh Trúc và chờ nhà nước xử xong, để chở thêm khách bên huyện Quảng Ðiền.

Một đêm trung tuần tháng chạp, chuyến xe lửa chạy liên tục lại trễ mất ba giờ. Lúc ấy vào giữa đêm, nghe tàu đến hai ông cháu đã mừng thầm trong bụng. Một lát sau, con tàu đã bắt đầu sục sịch chạy, ông kéo xe vẫn chưa nghe thấy có tiếng bước chân nào ra khỏi ga. Ông lên tiếng gọi thằng cháu nhưng thằng bé đã lẫn đi ngã nào. Ông nghĩ rằng có lẽ nó đang đứng đón khách ở bên trong sân ga nên định bụng chờ. Mấy phút sau đứa bé trở về, ông già mù thấy hình như có một người bước lên xe. Ðứa bé nói với một giọng run run:

- Ông ơi có người lên rồi đó. Chạy đi.

Thế rồi hai ông cháu dìu nhau chạy về phía sông Bồ qua những quãng đường lầy lội và dưới dòng mưa đêm lạnh ngắt. Trong những cánh đồng ngập nước, tiếng ễnh ương đua nhau kêu não nùng như một bản nhạc mùa đông, nghe buồn thắm tới tận xương tủy. Hai ông cháu, dưới mấy cái mo cau và tàu lá chuối kết lại thay áo mưa, cắm đầu chạy trên quãng đường ướt át.

Trời thì tối đen như mực, nhưng may đứa cháu quen đường nên không bị lạc và vấp ngã. Hai ông cháu đến bến đò làng Thanh vào khoảng một giờ khuya. Gió ngoài sông thổi vào lạnh như cắt thịt. Ðứa cháu cầm tay định dắt ông vào mui thuyền, nơi ngủ của hai ông cháu, thì dường như nghi hoặc điều gì nên người mù kéo xe cất tiếng hỏi:

- Tiền xe mô đưa cho ông.

Ðây là câu hỏi bất ngờ, vì mấy lần trước có bao giờ ông hỏi đến tiền bạc đâu, nếu có hỏi thì hỏi chỉ để biết bao nhiêu, chứ chưa lúc nào ông lấy tiền giữ. Ðến lúc đó đứa cháu run lẩy bẩy, lúng túng, ngập ngừng rồi bỗng ôm mặt khóc. Chỉ nghĩ thoáng qua người mù kéo xe đã hiểu ra lẽ thật. Vì không có khách, vì muốn ông nó vui lòng nên thằng bé đã bê một tảng đá nặng đặt lên nệm xe và dìu ông nó chạy.

Trí non nớt của nó có ngờ đâu mấy năm lao công khổ nhọc trong nghề, ông nó đã phân biệt rất tinh tường người ngồi hay là vật nặng khác nhau nhiều lắm. Nhưng ông nó vẫn chạy, vì mù quáng, vì đói rách nên lòng vẫn hy vọng những chuyện không bao giờ có được. Và nếu biết được thì càng thêm khổ. Thấy cháu khóc ông ta cũng nức nở khóc theo.

Rồi giữa đêm lạnh phần già yếu, phần buồn đau, phần đói rét, ông gục xuống dần rồi lăn ra chết ngất. Ðứa bé sợ xanh mặt la hét lên nghe như đứt ruột bầm gan nhưng sấm sét của trời mạnh hơn và tiếng của nó đành chịu rã rời bay lạc giữa đêm mưa tầm tã.. Bên kia sông, huyện Quảng Ðiền xa xôi quá, vài ngọn đèn dầu chập chờn trong xóm quê đen tối. Con đò đã cắt đường qua lại từ lâu, không đem được lòng từ thiện của bến bên kia qua bao trùm nỗi thảm thương của bờ nọ.

Sáng hôm sau đi chợ Thanh Lương, khách qua đường thấy trên bờ sông vắng, một đứa trẻ đang ngồi khóc thảm thiết bên cạnh một người già nua đã chết cứng đờ.

Dân quanh xóm thương tình, người ít kẻ nhiều góp lại mua một cái hòm mới và chôn cất người kéo xe già tử tế…

Về sau cứ mỗi đêm, vào khoảng mười một giờ khuya , sau chuyến tàu đi ra Bắc một giờ, những người ở quanh vùng đó đều thấy một cái bóng xe kéo loang loáng chạy về phía làng Thanh Trúc. Những người làm giữa ruộng lúc vào đêm trăng sáng, các em mục đồng và cả sư cụ chùa Linh Hải đều thấy hình bóng một người kéo xe chạy lầm lũi trong màn đêm. Có một đêm khuya mưa lạnh, sư ông ở làng Thanh Trúc còn nghe được cả tiếng xe kéo và bước chân người chạy đều đều ở trước cổng đình làng nữa…

Mọi người quanh vùng bàn tán xôn xao về bóng ma kéo xe vào ban đêm. Cùng lúc ấy, không biết có phải nhờ hồn thiêng của ông mù kéo xe phù hộ mà làng Thanh Trúc được thắng kiện nên thuyền bè được đưa khách qua lại như cũ. Cũng nhân dịp này dân làng liền quyên tiền xây một cái am để tưởng nhớ và thờ cúng ông mù kéo xe. Và người ta đã gọi cái am này là AM CU-LY XE.


Thanh Tịnh



==============



[/size]

[size=3]Bài Ký Một Giấc Mộng[/size]



[size=3]Nhân Tông gặp loạn Nghi Dân. Ta mới lên ngôi, nghĩ đến việc trước mà luôn luôn phải phòng ngừa. Thường dàn sáu quân thân hành đi kiểm soát. Một hôm gặp mưa to, đóng lại trên bờ hồ Trúc Bạch ở mỏ phượng. Trong cơn mưa u ám, phảng phất có tiếng khóc than thảm thiết. Khi ta truyền mọi người lắng nghe thì không thấy gì, nhưng đến khi gió lớn mưa to thì lại nghe thấy tiếng như trước. Ta ngờ vực, rót chén rượu, hắt ra phía có tiếng khóc, khấn thầm rằng:[/size]
[size=3]-Trẫm trên nhờ oai linh của tổ tông, dưới dựa vào bầy tôi giúp sức, sinh, sát, thưởng, phạt đều nắm trong tay. Ai uất ức, đau khổ, ta có thể giải đi được. Ai có công đức ngầm kín, ta có thể nêu lên được. Khấn với các thần ở địa pphương, nếu có u hồn nào còn uất ức thì bảo chúng cứ thực tâu bày. Cớ sao gió mưa thì nghe thấy tiếng, lờ mờ không rõ, như khóc như than, nửa ẩn, nửa hiện, trong tình u oán có ý thẹn thùng, làm cho ta sinh lòng nghi hoặc, muốn nêu lên không rõ công đâu mà nêu, muốn giải cho không biết oan đâu mà giải. Trẫm không nói lại lần nữa, bảo cho các thần biết.[/size]
[size=3]Khấn xong, ta xem hoa cỏ phía ấy tựa hồ có ý cảm động, khiến ta cũng sinh lòng thương xót. Ta liền sắc cho các tướng truyền quân sĩ chỉnh tề hàng ngũ về cung. [/size]
[size=3]Các tướng hộ giá đều phục đằng trước tâu rằng:[/size]
[size=3]-Từ khi thánh thượng chính ngôi đến nay, dân chúng thảy đều thần phục, há đâu có sự bất ngờ. Nay trời rét như cắt, lại thêm mưa gió lạnh lùng, dù ơn vua rộng khắp, ba quân đều có lòng cắp bông báo ơn chúa (xưa có câu truyện: nước Sở đánh nước Tiêu, trời rét, vua Sở đi khắp ba quân phủ dụ khuyến khích, quân sĩ đều thấy hăng hái, trong mình ấp áp như cắp bông vậy), nhưng đội mưa ra về, dân chúng sẽ nghi là có việc khẩn cấp. Cúi xin đóng tạm ở hành tại, đợi khi mưa tạnh trời quang, truyền mở cửa Tây, chỉ trăm bước là về tới chính cung thôi.[/size]
[size=3]Ta ngượng theo ý chư tướng, hạ lệnh ngủ qua đêm ở đó. Ðêm khuya mộng thấy hai người con gái rất đẹp đội một phong thư, phục xuống trước mặt tâu rằng:[/size]
[size=3]-Chị em thiếp trước thờ vua Lý Cao Tông, rất được nhà vua quý mến. Không may phận rủi thời suy, bị kẻ gian là Trần Lục bắt trộm, đem đi trốn, định bán chị em thiếp cho người ta bằng một giá đắt, nhưng bị người láng giềng trông thấy, nó sợ tội nặng, nên đem chị em thiếp giam ở địa phương này. Tới nay đã hơn hai trăm năm. May nhà vua đi tuần qua đi, có lòng thương xót mọi người, nên chị em thiếp đều liều chết dâng thư, mong đội đức thánh minh soi xét cho. Chị em thiếp nghĩ lúc này chính là lúc được ra ngoài hang tối, thấy bóng mặt trời.[/size]
[size=3]Hai cô nói xong, rồi đặt thư lên án, vừa khóc vừa lạy mà lui ra.[/size]
[size=3]Ta tỉnh giấc, trông lên án, quả có một phong thư. Trong lòng nghi hoặc, vội mở ra xem thì thấy một tờ giấy trắng ngang dọc đều độ một thước, trên có bảy mươi mốt chữ, lối chữ ngoằn ngoèo như hình giun dế, không thể hiểu được. Dước cũng có hai bài thơ:[/size]
[size=3]Bài thứ nhất rằng:[/size]
[size=3]Cổ nguyệt lạc hàn thủy,[/size]
[size=3]Ðiền ôi vị bán âm.[/size]
[size=3]Dạ dạ quân kim trọng,[/size]
[size=3]Thê thê thiên lý lâm.[/size]
[size=3]Tạm dịch là:[/size]
[size=3]Mặt trăng xưa, rơi xuống nước lạnh,[/size]
[size=3]Góc ruộng vì thế mà tối mất một nửa.[/size]
[size=3]Ðêm đêm cân vàng nặng,[/size]
[size=3]Ðau xót lòng ngàn dặm.[/size]
[size=3]Bài thứ hai:[/size]
[size=3]Xuất tự ba sơn sự nhị vương,[/size]
[size=3]Tị lân đầu thượng lưỡng tương phương[/size]
[size=3]Hậu lai giá đắc kim đồng tử,[/size]
[size=3]Không đới đào chi vĩnh tự thương.[/size]
[size=3]Tạm dịch là:[/size]
[size=3]Ra tự núi Ba Sơn thờ hai vua,[/size]
[size=3]Trên đầu liền xóm hai người sánh đôi.[/size]
[size=3]Ðến sau gả cho chàng kim đồng,[/size]
[size=3]Uổng công đội cành đào, cảm thấy đau xót mãi.[/size]
[size=3]Ta nghĩ đi nghĩ lại hai ba lần, nhưng vẫn chưa hiểu ý. Sáng hôm sau ta vào triều, vời học thần nội các đến, thuật rõ việc ấy và đưa hai bài thơ cho mọi người xem để giải nghĩa.[/size]
[size=3]Các họa sĩ đều nói:[/size]
[size=3]-Lời nói của quỷ thần rất huyền bí, không thể giải đoán ngay được. Xin bệ hạ cho phép chúng tôi nghĩ kỹ xem thế nào rồi sẽ xin tâu lại.[/size]
[size=3]Trải qua ba năm, không ai biết hai bài thơ ý nói gì.[/size]
[size=3]Một hôm ta ngủ trưa, mộng thấy người Tiên thổi địch gặp ở hồ Tây khi trước. Ta mừng lắm, mời gã cùng ngồi, cầm tay nói chuyện vui vẻ. Trong mộng lại nhớ đến hai bài thơ kia, đem ra hỏi:[/size]
[size=3]Tiên thổi địch nói:[/size]
[size=3]-Tiên triết ta có câu: “Không thể biết được mới gọi là thần”. Ðem lòng trần dò lòng thần, dò thế nào được? Vậy nên ba năm nay muốn thân oan cho người mà vẫn chưa được.[/size]
[size=3]Tiên thổi địch mới giải nghĩa rằng:[/size]
[size=3]-Hai người con gái ấy là yêu thần của chuông vàng và đàn tỳ bà đó. Khi xưa Lý Cao Tông chế nhạc, đặt tên chuông là Kim Chung, trên đàn là Ngọc tỳ bà. Là chuông, mà có tiếng tơ trúc, là tơ, mà có âm hưởng của kim thạch, cho nên mỗi lần được tấy ở ngự tiền, vẫn được ban thưởng. Nhà vua rất quý, đem cất vào nhạc phủ cẩn thận. Ðến đời Huệ Tông, trễ nải chính trị, ruồng bỏ nhạc công, hàng ngày say sưa hát hỏng, múa giáo tự xưng là tướng nhà trời, ủy cả chính quyền cho nhà Trần. Lúc ấy, một người tôn thất nhà Trần, tên là Lục, thừa cơ lấy trọm hai nhạc cụ ấy. Không ngờ nhạc công là Nguyễn Trực trông thấy, toan đem phát giác. Lục sợ mắc tội, liền đem chôn tại bờ hồ Trúc Bạch, bên trên trồng một cây anh đào cho mất dấu tích đi. Khí vàng và ngọc lâu này thành yêu, nay chúng muốn kêu với vua đào lên để chúng được trổ tài cho nhà vua dùng đó. Trong bài thơ nói: “Cổ nguyệt lạc hàn thủy”, là: bên tả chấm thủy, giữa có chữ “cổ”, bên hữu có chữ “nguyệt” ghép lại thành chữ “bạn”. Cho nên nói: “Ðiền ôi vị bán âm”. Kim, đồng ghép lại là chữ “chung”. Thiên lý ghép lại là chữ “mai”, vì chữ “thổ” ngược lại là chữ “thiên”. Bốn câu này đọc thành bốn chữ là “Hồ bạn chung mai” (nghĩa là Chuông chôn bờ hồ). Còn các chữ khác chẳng qua chắp nhặt cho thành câu thôi. Hai chữ “vương” trên chữ “bà”. Trên đầu chữ “tỷ” với trên đầu chữ “ba” so sánh như nhau, nghĩa là cùng đặt hai chữ “vương” lên trên thì thành chữ “tỳ”. Hai chữ tuy đảo ngược, nhưng cũng hiểu là chữ “tỳ bà”. Gả cho chàng kim đồng: Kim đồng là chữ “chung”. Chắc là “tỳ bà” và “kim chung” cùng đựng vào một vật gì đem chôn đó. Còn câu: “Không đới đào chi vĩnh tự thương”, thì cem bờ hồ nào có cây anh đào, tức là hai thứ ấy chôn ở dưới gốc đó.[/size]
[size=3]Ta lại hỏi âm và nghĩ của 71 chữ ở đầu trang.[/size]
[size=3]Tiên thổi địch nói:[/size]
[size=3]-Những chữ ấy tức là lời tâu của hai con yêu. Lối chữ ấy là lối chữ cổ sơ của Việt Nam. Nay Mường Mán ở các sơn động cũng có người còn đọc được. Nhà vua triệu họ đến, bắt họ đọc thì khắc biết.[/size]
[size=3]Tiên thổi địch nói xong, ta còn muốn nói chuyện nữa. Chợt có cơn gió thoảng qua làm ta tỉnh giấc. Bèn truyền thị vệ theo lời dặn của Tiên thổi địch đi tìm. Quả nhiên đào được một quả chuông vàng và một cây đàn tỳ bà ở bên hồ.[/size]
[size=3]Lê Thánh Tông



=======

[/size]

[size=3]Người Con Gái Tỉnh Bắc[/size]


[size=3]Vũ đến trọ học ở hàng cơm bà cụ Ðỗ đã ba tháng rồi. Nhà chật chội, mái lợp tôn, nên mùa hè rất nóng nực. Nhưng Vũ không muốn tìm chỗ trọ khác, bởi bà cụ Ðỗ tính giá rẻ, phần vì mọi việc trong nhà, cụ làm lấy, ít phải thuê mượn, phần vì chính gian nhà ấy, cụ cũng không phải mất tiền thuê. [/size]
[size=3]Bà cụ Ðỗ hồi cư rất sớm, thấy gian nhà bị chiến tranh tàn phá, chỉ còn trơ lại hai bức tường và một gian gác xép đằng sau, nên dựng mái tạm trú. Mãi, chủ nhà chưa thấy về, nên cụ yên chí ở, tưởng chừng như đất của mình. [/size]
[size=3]Gian gác xép ấy bỏ không. Có lẽ vì thấy có nhiều chiếc rầm gỗ bị cháy xém, sắp rơi, trần lại nhiều chỗ nứt lở, nên chẳng ai dại gì hứng lấy tai nạn. Mùa hè đến, cùng với những kỳ thi. Vũ cần phải học nhiều lắm, nhưng không được như ý. Nhà chật chội quá. Khách ăn hàng lại thường đông, ăn uống bi bô rầm rĩ. [/size]
[size=3]Hơn nữa, mái tôn càng làm nắng hè gay gắt. Bởi vậy, Vũ đã nghĩ nhiều đến gian gác xép bỏ hoang ấy. Một chiều chủ nhật, Vũ mượn được thang, dựng trèo lên xem. Gác tuy bỏ hoang nhưng không đến nỗi bẩn quá. Sàn vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có nhiều bụi cát, cùng một ít vôi vữa long trên trần xuống. [/size]
[size=3]Tường cũng còn khá sạch. Riêng các cánh cửa đều đã mất hết. Gió bên ngoài lùa vào mát rượi. Vũ suy tính nếu mình quét dọn qua loa, mỗi buổi tối, trèo lên gác xép này, thắp nến mà học rồi giải (trải) chiếu ngủ thì tốt quá. Vừa yên tĩnh, vừa mát mẻ. [/size]
[size=3]Cẩn thận Vũ hỏi qua bà cụ thì được ưng thuận ngay, bà chỉ dặn thêm rằng: [/size]
[size=3]-Nhưng cậu phải coi chừng, nhà cửa ọp ẹp lắm, khéo mà “oan gia”. [/size]
[size=3]Ngay buổi chiều, Vũ hì hục quét dọn. Gió lùa vào mát rợi. Gian gác bỏ hoang đã được Vũ đặt cho cái tên văn vẻ: “Nghênh Phong Các. Mấy chồng sách, vừa để học, vừa để gối đầu, một ngọn nến, một manh chiếu, đó là tất cả đồ đạc trần thiết trong căn gái “đón gió” này. [/size]
[size=3]Tối đến, Vũ sung sướng trèo lên gác của mình. Lại rút luôn thang lên theo, vì e ngại mấy ông Tổng, Xã rượu say rồi lên phá quấy. [/size]
[size=3]Thật là tĩnh-mịch. Tiếng huyên áo trong hàng cơm vẳng xa hẳn; bên ngọn lửa nến lập lòe Vũ yên chí học. [/size]
[size=3]Nhưng chưa ôn bài được mấy lần, Vũ đã thiu thiu ngủ gục. Cho đến lúc tiếng chuông đồng hồ nhà thờ dóng dả, Vũ mới choàng mở mắt. Trời bạch nhật, có lẽ đã sáu giờ sáng. Cây nến cháy đến gốc còn lưu lại vũng nến đọng. Cuốn sách đêm trước vẫn còn mở ở trang học dở.[/size]
[size=3]Vũ bực mình quá, vì thường rất tỉnh táo, có khuya, mệt thì đi ngủ, chứ không bao giờ ngủ gục như vậy.[/size]
[size=3]Vũ cho đó là vì gác mát mẻ quá lại yên tĩnh nên dễ làm cho người ta chợp mắt.[/size]
[size=3]Ðêm hôm sau, Vũ đề phòng cẩn thận. Ăn cơm xong, Vũ uống một cốc cà phê thật đặc. Lại mang lên theo một bao thuốc lá nữa. Gió lùa mát rợi. Tiếng cười nói văng vẳng xa…[/size]
[size=3]Dưới ánh nến, chập chờn theo gió, Vũ ngồi chăm chú học, nhưng không hơn gì đêm trước chốc lát đã thiu thiu buồn ngủ. Sực nhớ, Vũ với tay cầm lấy bao thuốc lá. Nhưng lại nghĩ: Hãy cố dùng nghị lực chống chọi đã, cùng lắm hãy nhờ đến thuốc lá, dùng ngay e sẽ thành thói quen. Và Vũ không bóc bao thuốc vội, để bao lên chồng sách.[/size]
[size=3]Nhưng chỉ một lát sau, Vũ đã ngủ gục, cho tới khi tỉnh dậy thì đã thấy cây nến hao quá nửa. Vũ giận mình vô cùng.[/size]
[size=3]Vũ nhất định lấy thuốc lá để chống lại cơn buồn ngủ lạ lùng. Nhưng bao thuốc lúc nãy để trên chồng sách đã không thấy nữa. Có lẽ khi ngả lưng xuống, tôi đã quơ tay làm rơi bao thuốc chăng. Vũ bèn nhìn quanh và quả nhiên thấy bao thuốc lá ở ngay sau lưng mình. Nhưng lạ thay bao thuốc lá đã bị bốc ra tự bao giờ. Một điếu thuốc lại kéo lùi ra khỏi bao chút ít như sẵn sàng mời Vũ hút.[/size]
[size=3]Vũ dụi con mắt, kinh ngạc! Chàng cố nhớ lại, và đinh ninh quả quyết lúc trước chàng chưa hề bóc bao thuốc mà chỉ để bao nguyên lên trên chồng sách. Vừa suy nghĩ Vũ vừa rút điếu thuốc ra ngậm lên môi. Ngay phía sau Vũ, bỗng một que diêm xòe lên. Một bàn tay nhỏ nhắn, mềm mại, đưa que lửa mời Vũ châm thuốc.[/size]
[size=3]Vũ hoảng hốt nhìn lại. Và thấy đó là một nữ lang rất đẹp, tuổi khoảng 16, 17, có vẻ như một nữ học sinh.[/size]
[size=3]Vũ liếc mắt nhìn cái thang tre, thấy vẫn còn để nằm yên chỗ chân tường.[/size]
[size=3]Nữ lang mỉm cười và nhắc:[/size]
[size=3]-Anh châm thuốc.[/size]
[size=3]Tiếng nói nhẹ nhàng như gió thu. Vũ ngập ngừng mãi mới thốt ra lời:[/size]
[size=3]-Cô, cô đến đây ? Ðêm khuya…[/size]
[size=3]Nữ lang ngắt lời:[/size]
[size=3]-Nhà em ở gần đây. Nhân nhìn qua cửa sổ, thấy cây nến bị anh quờ tay đổ nghiêng, nên vào dựng lại. Vừa toan quay về, thì anh chợt tỉnh…[/size]
[size=3]Vũ nhìn lại, quả nhiên thấy trên mặt chiếu, có vết sáp nến loang. Nếu vậy, không có nữ lang, lửa nến có thể bén dần qua chống sách! Nhưng Vũ vẫn tò mò muốn biết:[/size]
[size=3]-Xin cảm ơn cô. Nhưng cô là…[/size]
[size=3]Nữ lang mỉm cười:[/size]
[size=3]-Em tên là Ngọc Bách, nhà ở cạnh đây… Nhân đêm khuya, trằn trọc không ngủ được, thấy gian gác này trước bỏ không, nay có ánh lửa và bóng người, nên tò mò nhìn vào… anh tha lỗi cho em nhé![/size]
[size=3]Vũ hỏi tiếp:[/size]
[size=3]-Nhưng cô làm cách nào mà vào đây được?[/size]
[size=3]Nàng mỉm cười:[/size]
[size=3]-Anh không nên hỏi nhiều. Em là phận gái, lại chưa hề quen anh bao giờ, nên đột ngột đến đây, thực quá ư trơ trẽn… Chính vì vậy mà em không muốn nói rõ, anh biết nhiều để làm chi. Ngừng một lát, nàng lại tiếp:[/size]
[size=3]-Chúng ta quả là tình cờ gặp gỡ, thời gian họp mặt chưa thể biết dài ngắn ra sao. Vậy tốt hơn hết là chúng a cứ vui khi chùng nhau gần gũi.[/size]
[size=3]Vừa nói xong, nàng đến ngồi xuống chiếu, sát bên cạnh Vũ. Vốn tính người đứng đắn, Vũ nghiêm sắc mặt nói:[/size]
[size=3]-Trai gái gặp gỡ đêm khuya, là một sự chẳng hay. Hơn nữa, cô và tôi lại chưa hề quen biết bao giờ. Vã lại, tôi đang cần yên tĩnh để học vì kỳ thi đã tới nơi… Nếu cô có lòng mến, xin để trưa mai, tôi có thì giờ rỗi rãi, tôi sẽ tiếng chuyện với cô.[/size]
[size=3]Nữ lang làm ra bộ hờn dỗi. Nàng đứng dậy, liếc nhìn chồng sách trên chiếu cười nhạt:[/size]
[size=3]-Có lẽ anh tưởng chỉ có anh là học thôi ư? Và anh tưởng những “hình học không gian” những “phân tích hóa học” kia của anh là ghê gớm lắm rồi sao? Có lẽ vì thế nên anh mới dám đem so sánh giữa Học với Tình![/size]
[size=3]Vũ sốt ruột:[/size]
[size=3]-Cô muốn tranh luận gì, xin cũng hãy để đến trưa mai![/size]
[size=3]Nữ lang không nói gì hơn nữa, quay ngoắt đi. Vũ xiết nỗi ngạc nhiên, khi thấy nàng không xuống lối cầu thang, mà lại vượt qua cửa sổ.[/size]
[size=3]Gió đêm khuya càng thêm lạnh lẽo. Vũ bất chợt thấy rùng mình nhưng được cái không buồn ngủ nữa. Ðêm ấy chàng học được kỹ càng cho đến ba giờ sáng mới dọn dẹp đi ngủ.[/size]
[size=3]Hôm sau, lúc đi học về, ngồi ăn cơm, Vũ lại lựa lời hỏi bà cụ Ðỗ. Nhưng bà cụ cho biết hai bên hàng xóm không hề có một thiếu nữ nào. Và cả quanh đây không có cô con gái nào tên là Ngọc Bách giống như hình dáng của lời Vũ tả. Vũ ngạc nhiên nhưng chưa nói rõ sự thực ý muốn đợi xem trưa nay, người con gái kỳ dị ấy có đến gặp mình như lời đã yêu cầu không. Nhưng không thấy đến.[/size]
[size=3]Buổi tới hôm ấy, Vũ lại lên căn gác của mình ngồi học. Chàng lại thấy thiu thiu buồn ngủ, khi gió mát lùa vào. Tuy vậy, chàng đã biết trước việc xảy ra, nên ung dung lấy thuốc lá châm hút. Rồi ngồi đợi.[/size]
[size=3]Quả nhiên, chốc lát thấy Ngọc Bách đến. Lần này, Vũ thấy rõ ràng nàng do lối cửa sổ mà bước vào, nhẹ nhàng như một cái bóng.[/size]
[size=3]Ra chiều thân mật, Ngọc Bách ngồi ngay xuống cạnh Vũ. Rồi lã lơi trách:[/size]
[size=3]-Em hôm nay lại hơi muộn, anh có giận không?[/size]
[size=3]Vũ lặng thinh không nói, chỉ lấy sách vở ra học. Nàng lại nhìn chăm chăm vào mặt Vũ rồi tiếp:[/size]
[size=3]-Có lẽ không giận nhưng ý chừng cũng mong đợi lắm thì phải?[/size]
[size=3]Vũ thẳng lời cự:[/size]
[size=3]-Hôm qua tôi đã nói với cô rằng tôi bận học thi không tiện tiếp chuyện. Tôi đã hẹn buổi trưa, muốn nói năng gì, sao cô không lại?[/size]
[size=3]Ngọc Bách ra vẻ phụng phịu:[/size]
[size=3]-Anh tưởng con gái muốn gặp đàn ông một cách tự nhiên lúc nào cũng được hay sao? Anh không sợ người ta trông thấy dị nghị ư? Về phần em thì không ngại, nhưng lo cho anh bị người chế riễu.[/size]
[size=3]Vũ lắc đầu:[/size]
[size=3]-Tôi không sợ. Việc làm đàng hoàng, chẳng sợ ai cười hết, mặc cho có người ngờ vực, nhưng lòng mình thẳng thắn thì dư luận sai lạc ấy tôi cũng chẳng quan tâm. Tôi ngại là ngại sự đêm hôm khuya khoắt cô lại đây, nguyên một sự gặp gỡ ấy cũng đã là bất chính rồi. Vậy mong từ sau, cô đừng đến đây nữa, muốn hỏi gì xin đợi ban ngày.[/size]
[size=3]Ngọc Bách rưng rưng ngồi khóc. Một lát sau mới nói:[/size]
[size=3]-Em biết khi người con gái tự tìm đến gặp người con trai, bao giờ cũng bị khinh rẻ. Nhưng em dám đường đột, chẳng qua là tưởng anh khoáng đạt, không chấp nê những nhỏ nhặt thường tình. Không ngờ anh cũng chẳng hơn gì người khác…[/size]
[size=3]Vừa nói nàng vừa gục xuống gối Vũ mà khóc nức nở.[/size]
[size=3]Nhưng Vũ gạt ra, nghiêm giọng bảo:[/size]
[size=3]-Những lời tôi nói đã đầy đủ. Cô nên hiểu biết và đừng quấy rầy thêm nữa![/size]
[size=3]Rồi quay sang phía khác mà ngồi học lớn tiếng làm như không có ai ở cạnh mình.[/size]
[size=3]Ngọc Bích vùng đứng dậy. Nàng biến sắc, nói:[/size]
[size=3]-Số anh sắp chết đến nơi, ta thương tình đến cứu. Lại không biết thân, còn làm ra bộ kiêu kỳ, vậy hãy coi chừng.[/size]
[size=3]Nói rồi, bước ra cửa sổ biến mất.[/size]
[size=3]Vũ vừa ngạc nhiên vừa bâng khuâng. Chàng không hiểu người con gái ấy là ai, ma quái chăng, người thực chăng? Trước lời dọa nạt kia chàng không sợ. Những cảnh chinh chiến đã làm cho Vũ tin tưởng ở số mệnh. Sống, chết, chẳng phải là những thứ có thể tìm, hoặc tránh được dễ dàng…[/size]
[size=3]Vũ vừa toan gác bỏ những ý nghĩ vẩn vơ ấy để chuyên tâm ngồi học, thì chợt cơn gió mạnh từ đâu ào ào tới làm cho ngọn nến tắt phụt. Vũ định sờ lấy bao diêm châm, nhưng không thấy. Gió như lạnh hơn lúc trước, làm cho Vũ chợ rùng mình. Ngoài trời không đến nỗi tối lắm. Những lùm cây rung động như những bóng đen hình dáng to lớn lạ kỳ…[/size]
[size=3]Giữa khung cửa sổ, Vũ bỗng thấy hiện ra một bộ xương người trắng xóa, dập dờn đi lại.[/size]
[size=3]Vũ biết lời dọa nạt của người con gái kỳ dị đã thực hiện. Ðã suy nghĩ từ trước, nên Vũ không lấy làm kinh hoảng. Bộ xương ấy bước vào, tiến đến trước mặt Vũ. Cái đầu nhe bộ răng trắng nhởn nhơ cười một cách rùng rợn.[/size]
[size=3]Vũ ráng bình tĩnh, vẫn cứ ngồi yên giả bộ học.[/size]
[size=3]Thoáng cái, bộ xương đã biến đâu mất. Vũ cười thầm:[/size]
[size=3]-Mi dọa ai thì được, chớ dọa ta sao nổi?[/size]
[size=3]Chưa dứt lời, một thanh xương tay bỗng từ trên treần nhà rơi xuống, ngay trước mặt Vũ. Tiếp đó, là thanh xương mỗi chốc thêm nhiều, đến mấy chiếc xương sườn… Thấy đống xương mỗi chốc thêm nhiều, lù lù trước mặt… sẵn lọ mực trên bàn Vũ cầm luôn ném vào bộ xương. Mực đổ tung tóe, bộ xương vụt biến mất.[/size]
[size=3]Vũ tưởng vậy là yên. Không ngờ Ngọc Bách lại hiện ra đứng cạnh chàng, nghiêm giọng trách:[/size]
[size=3]-Anh thực là tệ! Lại là người đã hấp thụ văn minh Tây Âu, sao không biết quý người phái yếu?[/size]
[size=3]Vũ thẳng lời, cự lại:[/size]
[size=3]-Người ta chỉ có thể lịch sự đối với người lịch sự! Quấy rầy làm mất tự do của kẻ khác, đó có phải là cách cư xư của hạng người có giáo dục hay không?[/size]
[size=3]Nữ lang không nói lại được, tần ngần đứng lặng người, chốc lát mới thở dài. Vũ thấy sắc mặt nàng vô cùng buồn thảm, cũng động lòng, hỏi:[/size]
[size=3]-Cô là ai, xin nói thật: Nếu còn giấu diếm ta không bao giờ muốn nói chuyện.[/size]
[size=3]Ngọc Bách hỏi lại:[/size]
[size=3]-Nói thiệt liệu anh có khỏi sợ hay không?[/size]
[size=3]Vũ cười:[/size]
[size=3]-Hỏi thế là thừa, nếu là kẻ nhút nhác thì ngay từ đêm trước tôi đã không dám lên căn gác này ngồi mà học nữa.[/size]
[size=3]Nữ lang gật đầu:[/size]
[size=3]-Chính đó là một điều mà em lấy làm kính phục. Em không phải là người, chính là ma.[/size]
[size=3]Vũ thản nhiên:[/size]
[size=3]-Tôi cũng đã đoán biết ngay.[/size]
[size=3]Rồi Vũ lại nói:[/size]
[size=3]-Thường thường tôi nghe thấy nói đến oan hồn, song chưa tin là thực; hồn ma còn ẩn hiện lẩn quất nơi đây, ý hẳn cũng có điều oan khuất chứ chẳng không?[/size]
[size=3]Ngọc Bách rơm rướm nước mắt, thưa:[/size]
[size=3]-Sự đời man mác những nỗi oan khiêng nhiều không kể xiết, nhất là trong thời chiến tranh ly loạn này, chẳng phải là trường hợp riêng em. Có điều kẻ chết đi, dù sao cũng mong nắm xương tàn được vùi sâu, chôn chặt, thế mà em thì bộc lộ, gián nhấm, chuột gậm, thê thảm vô cùng…[/size]
[size=3]Vũ thấy nàng từ nãy giờ vẫn đứng trước mặt mình, chớ không dám suồng sã như trước, nên dịu dàng bảo:[/size]
[size=3]-Dù sao nữa cũng xin mời cô ngồi xuống đây. Theo luân lý Khổng Mạnh, trai gái “bất tương thân”, nhưng thiển nghĩ: đã là âm dương cách biệt, thì hai thế giới khác nhau, chúng ta là ngay thẳng nói chuyện, tất cũng không ai chê trách vào đâu được![/size]
[size=3]Nữ lang bùi ngùi nói:[/size]
[size=3]-Nghe lời anh, em chợ nhớ đến ba em ngày xưa, tuy là người Tây học, mà vẫn giữ được nền nếp Ðông Phương, quả thực cũng là hiếm có vậy. Càng nhớ lại trong mấy hôm nay, có biết bao nhiêu cử chỉ hành động suồng sã, thẹn chết đi một lần nữa được.[/size]
[size=3]Vũ gật gù, tán thưởng:[/size]
[size=3]-Nghe lời, thấy rõ ràng là người có học thức. Mong rằng đừng giấu diếm, xin cô kể rành mạch câu chuyện từ đầu.[/size]
[size=3]Ngọc Bách lau nước mắt thưa:[/size]
[size=3]-Nguyên những lời vàng ngọc ấy cũng đủ an ủi em được ngàn phần. Em tên thật là Ngọc Bách, họ Nguyễn, vốn quên ở tỉnh Bắc, con của một ông Tham tá, đã từ trần từ lúc em mới lên 15 tuổi…[/size]
[size=3]Mỉm cười chua chát, Ngọc Bách lại tiếp:[/size]
[size=3]-Năm nay em 18 tuổi! Nói như vậy, nghĩa là: khi chết thì em mới 18 tuổi, nhưng nếu tính theo người sống, qua mấy năm tao loạn thì hiện nay em đã ngoài 20… già mất rồi.[/size]
[size=3]Vũ nghĩa thầm trong bụng:[/size]
[size=3]-Khi đã là đàn bà, dù chết đi rồi, cũng vẫn còn lo lắng đến sắc đẹp tàn phai.[/size]
[size=3]Nữ lang lại kể tiếp:[/size]
[size=3]-Trong gia đình, tuy em là lớn nhất, nhưng vì em theo lời trối trăn của cha em dặn lại, nhất định cho em đi học đến nơi đến chốn. Bởi vậy, sua khi đỗ bằng cơ-thủy ở tỉnh Bắc, em được mẹ em cho về học bậc Trung học tại Hà Nội. Cẩn thận mẹ em cho em ăn trọ tại nhà bà Phán Tâm ở ngay liền vách nhà này.[/size]
[size=3]Nhừng lại giây phút, Ngọc Bách lại kể:[/size]
[size=3]-Nếu không có chiến tranh thì không đâu đến nỗi… Khi được lệnh tản cư, bà Phán cùng những trẻ nhỏ đều về quê cả, chỉ còn lại một người con trai lớn, đi làm công sở và em cùng một người vú già ở lại. Bỗng đô thành khói lửa mù trời, căn nhà bên cạnh này (tức là nhà em ở) bị sụp đổ. Người u già, cũng như con trai bà Phán, đều bị chết vùi trong đống gạch ngói. Riêng có em là may mắn núp dưới chân cầu thang được thoát chết. Nghe tiếng bom đạn rầm ran, em sợ hãi vô cùng, bò lần sang hàng xóm, tức là căn nhà này, lúc đó bỏ không, vì người trong nhà đều đã tản cư từ trước. Sợ hãi, em tìm được chiếc thang, treo ẩn lên trên trần căn gác này, vì em cho đó là chỗ ẩn náu kín đáo nhất.[/size]
[size=3]Thân gái trong thời binh lửa, may ra nhờ đó mà được an toàn chăng. Thường lệ, mỗi khi tìm kiếm thức ăn, nước uốn đầy đủ rồi thì em lại trèo lên trần nhà, và rút thang lên theo. Em có ngờ đâu, chính gian nhà này cũng bị sụp đổ, chiếc thang em vừa trèo lên bị rơi xuống. Thế là bỗng dưng bị giam gọn trên trần gác, với một số lượng thức ăn đủ chừng ba ngày. Em chỉ còn một hy vọng có thấy bóng người nào thì kêu cứu, không những trong lúc khói lửa tơi bời, ai cũng lo lẩn trốn nên em ngồi yên trên trần đã bốn ngày liền mà cũng không hề thấy có một bóng người nào… Vừa đói và khát, em đành phải chịu cực hình, giống hệt như người bị lạc lõng giữa nơi xa mạc. Cho đến khi sức một yếu dần em thở hơi cuối cùng, thiệt oan một đời xuân xanh đầy hứa hẹn.[/size]
[size=3]Vũ nói tiếp:[/size]
[size=3]-Rồi sao nữa, xin cô cứ kể tiếp cho nghe![/size]
[size=3]Ngọc Bách thở dài:[/size]
[size=3]-Rồi ngày tháng trôi qua. Cảnh đô thành dần dần trở lại đông đúc, vui vẻ hơn xưa. Riêng có tấm oan hồn của em vẫn bị ngậm ngùi, đáng thương hại nhất là một nắm xương tàn rụi vẫn bị bộc lộ trên trần nhà này, làm mồi cho gián, chuột.[/size]
[size=3]Vũ ngắt lời:[/size]
[size=3]-Nhưng tại sao thấy tôi lên học trên đây, cô lại hiện hình bỡn cợt? Hồn oan đau tủi, há lại còn ưa thích những chuyện cợt đùa…[/size]
[size=3]Ngọc Bách rơm rớm nước mắt:[/size]
[size=3]-Anh quở trách như vậy, em xin nhận lỗi, nhưng chỉ vì em ngu muội, lóng nghe thấy bọn yêu quái thường bàn nhau rằng nếu chúng tìm được người thế mạng thì sẽ được đầu thai thành kiếp khác! Thoạt đầu thấy anh lên học trên căn gác trống này, em dùng tà khí làm cho tinh thần anh bị hôn quyện, rồi sau đó, định hiện nguyên hình người con gái đẹp, để nhờ nhan sắc mà quyến rũ anh…. nhưng anh không hề vì sắc đẹp mà động tâm. Em lại định tác quái để cho anh sợ hãi… nhưng kết cục cũng bị thất bại… Em thực đã đắc tội với anh nhiều lắm.[/size]
[size=3]Vũ ngắt lời hỏi:[/size]
[size=3]-Bây giờ cô muốn gì?[/size]
[size=3]Ngọc Bách gạt nước mắt, thưa:[/size]
[size=3]-Em chỉ mong anh vì thương người bạc phận, ra tay tế độ, chôn cất cho yên đẹp nắm xương tàn của em mà thôi. Như vậy, em không còn phải oán hận gì nữa…[/size]
[size=3]Vũ nhận lời, Ngọc Bách sụp lại tạ ơn, nhưng Vũ giục nàng hãy ra đi, vì âm dương cách biệt, lần lửa lâu lai, cũng e hại cho cả đôi bên.[/size]
[size=3]Ngay sáng hôm sau, Vũ hỏi thăm những người ở gần đấy, họ đều nhận rằng có thực, tại nhà bà Phán Tâm khi xưa có cô con gái tỉnh Bắc trọ học, nhưng hình như đã thiệt mạng trong những ngày khói lửa đô thành… Vũ lại tìm thang trèo lên trên trần nhà lục lạo khắp nơi, quả nhiên có một đống xương người, nhện chăng, bụi phủ, riêng lạ một điều là có mấy khúc xương rõ ràng có vấy mực. Sau khi tìm được xương cốt của cô gái Vũ bèn nhờ người chôn cất, cho đúng lời hẹn với hồn ai![/size]

[size=3]Phạm Cao Cũng[/size]


[size=3]=========[/size]





[size=3]Trái Tim Con Rắn[/size]

[size=3]

Ịch ình, ịch ình, ịch ình…

Thuật nín thở, lắng nghe. Nín thở, nhưng ông vẫn nghe thấy nó đang đập ở đâu đó trong người mình ồn ào, hối hả.

Ịch ình, ịch ình, ịch ình…

Càng nín thở, tiếng đập nghe càng rền rĩ. Bên cạnh Thuật, Trinh đã ngủ say, vẫn kiểu ngủ nằm sấp "thấy ghét", nhưng hôm nay Thuật đành bất lực nằm nhìn.

Ịch ình, ịch ình, ịch ình…

Vẫn nín thở, Thuật đè chặt bàn tay lên ngực trái.

Lồng ngực ông lặng thinh. Vậy thì cái gì đang đập, nếu không phải là nó, trái tim con rắn mà ông đã nuốt sống hồi chiều?

Lưỡi dao phập xuống, cái đầu con rắn bị đóng đinh xuống mặt thớt nằm lại với hai con mắt trợn trừng. Thân hình vặn vẹo những co giật cuối cùng trong đôi tay của lão nhà bếp, phun những tia máu đỏ tươi xuống chiếc phễu cắm vào cổ chai rượu thuốc. Mũi dao nhọn rạch một đường nhỏ điệu nghệ, và ngón tay thành thạo thọc vào moi ra một quả tim nhỏ bằng ngón tay, còn thoi thóp thở. Nó dường như vẫn còn co bóp, khi đã yên vị trong chiếc ly nhỏ. Người ta đổ rượu thuốc đã trộn đều với máu vào ngập miệng ly. Ðó sẽ là ly rượu bắt đầu cho buổi tiệc, và theo thông lệ, luôn được dành cho nhân vật quan trọng nhất.

Hôm nay, đó là Thuật.

Với Thuật, trái tim rắn ấy phải kể ở đơn vị hàng chục. Ngay từ trái tim đầu tiên được thưởng thức, thường thì mọi người đều cảm thấy cái gì đó nhờn nhợn, nuốt vội cho trôi, thậm chí còn có người từ chối cái quyền .tiên chỉ. (ưu tiên), Thuật đã chứng tỏ sự lì lợm khác người của mình: Ông thò hai ngón tay vào ly rượu, nhón lấy trái tim rắn và cho vào miệng nhai chóp chép ngon lành, rồi mới chiêu cạn ly rượu để đưa tiễn nó vào dạ dày mình. Ðặt ly xuống, Thuật há miệng cười, khoe hàm răng còn lem nhem máụ Hành động đó được tái lập từ trái tim thứu hai trở đi, và đã làm sáng thêm cái danh .chịu chơi. của Thuật.

Nhưng chiều nay…

Thuật đã có cảm giác là lạ lúc kẹp lấy nó ở đáy ly. Dường như nó quẫy nhẹ như muốn tuột khỏi tay ông. Cảm giác chưa từng có ấy thoáng qua rất mau, và Thuật cho rằng có lẽ vì hai độ nhậu dữ dằn ở hai điểm khác kéo dài từ mười giờ sáng cho đến giờ, đã làm ông run tay. Nhưng vừa cho nó vào miệng, thì rõ ràng nó lăn lên lưỡi của ông và tuột vào yếu hầu, rồi dường như dừng lại ở thực quản. Ngay lúc đó, ông đã nghẹn thở mất mấy giây. Ly rượu tống tiễn nó vẫn không làm ông thấy cổ họng mình thông suốt, như có gì cứ nghèn nghẹn trong đó.

- Ủa sao anh Hai không nhai nó? Một tên đàn em vọt miệng hỏi.

Thuật trấn tĩnh rất nhanh, giả lả:

Thôi mày, cho lẹ đặng nhậu cho rồi. Dô đi!

Bữa tiệc hào hứng với đám chiến hữu thân thiết và các em nhân viên mặc quần sọc, áo thun lỗ tận tình phục vụ, đã làm Thuật quên ngay cảm giác khác thường ấy. Cái quán này vốn có biệt tài đó. Vào đến đây, chuyện quốc gia trọng đại gì nữa, người ta cũng quên hết, nói chi đến cái chuyện cỏn con không nhai được tim rắn! Em nào cũng thơm như múi mít, ngồi sát rạt trong vòng tay, nân từng ly bia, đút từng miếng mồi cho mình, còn hai tay mình thì cứ tự do như chưa bao giờ được tự do như vậy. Rồi kết thúc bữa tiệc, anh thích thì em chiều, phòng riêng tại chỗ, có máy lạnh, giường đệm… Hố hố, có thằng chó nào mà chẳng mê tít mắt!

Thuật thường kết thúc hành trình một ngày nhậu của mình tại cái quán hẻo lánh này, chính là vì vậy. Ðể cho đầu óc nó thoải mái, đặng hôm sau mới làm việc tốt được. Chiêu đãi người ta nhân vừa "trúng" lớn, Thuật cũng dẫn lên đây. Mà được trả ơn, Thuật cũng gợi ý đến điểm "vui vẻ" này. Ai theo Thuật đến lần đầu, sau đó thảy đều giơ một ngón tay cái: Ông anh đúng là số một! Ngay chính vợ Thuật, Thuật cũng đã đưa lên đây. Từ lâu bà đã sợ Thuật như sợ cọp, vậy mà gần đây, chịu hết nỗi, dám sinh chuyện cự nự:

Ông đi đâu mà đi hoài, đêm nào cũng một hai giờ sáng mới về? Vừa vừa thôi, ít ra ông cũng phải tôn trọng tôi phần nào chớ! Rồi uy tín làm việc của ông nữa. Cái ghế ông ngồi không phải là muôn đời đâu.

Lúc đó là năm sáu giờ chiều, Thuật ghé về nhà tắm rửa và thay quần áo lịch sự, ngồi chờ một thằng bạn đến kéo đi "tham quan" nhà hàng nổi một lần cho biết. Cú điện thoại hẹn lại giờ chót của thằng bạn, cộng với lời cằn nhằn của vợ con, bất ngờ làm Thuật nổi điên. Ông kéo tay vợ ra xe:

Bà muốn biết tôi thường đi đâu phải không? Ðược rồi xin mời bà đi theo tôi!

Ban đầu, các em thấy Thuật đi với vợ, chỉ dám thập thò sau quầy ngó ra. Thuật ngang nhiên gọi một lúc sáu em ra ngồi cùng bàn, ôm hôn mỗi em một cái ngay trước mặt vợ. Bà chủ quán đi ra, chào Thuật bằng kiểu chào thường lệ; đứng sau lưng, đặt hai bàn tay lên vai Thuật, cúi xuống cọ má với Thuật. Vợ Thuật xanh mét cả mặt mày, muốn ngất xỉu. Thuật rút tiền bo cho mấy em, rồi đuổi hết cả đám đi, xong mới nói với vợ:

Bà thấy chưa, ở đây chúng nó đẹp như vầy, trẻ như vầy còn bà già còm, lép kẹp như vậy, có biết mắc cỡ hay không mà đi ghen với tụi nó? Biết điều thì cứ ngậm miệng, mỗi tháng tôi phát tiền cho dư xài. Tôi còn ở với bà là phúc đức lắm rồi. Lộn xộn tôi dẹp luôn, cho treo mỏ cả lũ. Còn cái ghế tôi ngồi hả? Chắc hay không thì tôi tự biết, nhưng bà ráng mà cúng bái hàng ngày cho nó. Nghe chưa?

Thuật điềm nhiên ngồi ăn cho hết bữa, trong lúc bà vợ chạy ra ngoài vường nôn thốc nôn tháo những miếng ăn vừa nuốt. Lần "giáo dục" kiểu đó đã có hiệu quả thấy rõ. Một tuần sau, vợ Thuật đến cơ quan tìm ông giữa trưa. Cửa phòng giám đốc chỉ đóng chứ không có khóa, vì đố thằng nào dám gnang nhiên bước vào! Thuật và một cô nhân viên đang ôm nhau trên chiếc đi văng dành cho giám đốc nghỉ trưa. Thấy vợ Thuật, cô gái sợ hã toan vùng dậy. Thuật ghì cô ta lại, nói cứ bình tĩnh, không việc gì phải sợ. Rồi ông quay qua đuổi vợ về, mắng vợ là bất lịch sự, vào phòng không biết gõ cửa. Vợ Thuật chỉ nói được một câu: "Rồi trời sẽ tru đất sẽ diệt ông!", rồi run lập cập đi ra. Thuật cười hô hố.

Bữa tiệc vẫn tiến hành náo nhiệt, mới đó mà đã qua thùng bia thứ ba. Hai tay Thuật giang ra ôm hai cô. Miệng Thuật thỉnh htoảng há ra để ực bia, để táp mồi, để cười khùng khục, để quay qua quay lại hôn hít trên mấy cái má hồng mịn màng thơm phức. Cứ mỗi lần đến đây. Thuật lại có cảm giác mình đang làm vua. Có đêm, Thuật kéo luôn năm em vào một phòng, quần nhau cho tới sáng. "Nhất dạ đế vương" cũng sướng đến đó là cùng! Hôm nay là ngày Thuật trúng lớn, vừa đẩy được mấy tấn nguyên liệu còn tốt mà Thuật chạy được quy thành phế liệu, nhậu hết cái nhà hàng này còn được, nói gì đến cái bàn tiệc chục thằng này. Dzô đi, dzô nữa đi! Còn bao nhiêu bia, nhà hàng cứ đem hết ra, cho tụi này tắm bia một bữa nhớ đời! Thằng Thuật này đã từng chi ba triệu cho một bữa tiệc ở đây, bằng lương một tháng của cả văn phòng xí nghiệp cơ mà! Tên kế toán trưởng hơi chợn, nhắc Thuật nên giữ lại một tấn cho bọn công nhân có việc làm, chứ hổm rày chúng nghỉ việc ăn 70 phần trăm lương, kêu trời như bọng rồi! Thuật trợn mắt, nói đồ ngu, ai có phần nấy. Người nào đã chịu nhiều gian khổ, sống chết, thì bây giờ phải được hưởng. Còn số thằng nào mạt thì ráng mà chịu. Ðời này, ai ăn được thì cứ ăn. Ðã chấp nhận cuộc chơi mà còn bày đặt chuyện lương tâm!

Nỗi lo gợn lên, vào đúng lúc Thuật kê miệng húp chén cháo rắn được em Trinh bưng lên mời. Giữa ngực ông bất chợt nhói một cái đau đến nín thở. Kẹt cả hai tay, Thuật lắc đầu dùng cằm đẩy chén cháo ra. Cái gì mà đau như vậy? Thuật đổ mồ hôi khi cảm nhận dường như nó đang cựa quậy. Nãy giờ, bao nhiêu là bia là mồi tống xuống, vậy mà nó vẫn kẹt lại ở khoảng giữa ngực sao? Thuật bỗng thấy nhợn nhạo trong họng. Ông cố trấn tĩnh, từ từ đứng dậy, gạt hai em, bước ra vườn. Ðến sau một gốc cây khuất, ông đưa mấy ngón tay vào miệng, móc họng cho ói ra hết những gì vừa ăn uống. Ðó là một động tác quen thuộc mỗi khi Thuật muốn hồi phục để có thể ngồi tiếp tục chiến đấu trong những độ nhậu kéo dài. Nhưng lần này không phải do ông thấy mệt, mà là để tống cái của nợ đáng sợ kia.

Hoàn toàn yên tâm, Thuật bước vào bàn nhậu đầy khí thế trở lại. Mọi việc tiếp tục diễn biến bình thường. thuật nói nhỏ vào tai Trinh, tối nay, anh chọn em làm hoàng hậu đó nghe. Trinh giả bộ trợn mắt, rụt vai, lè lưỡi. Cái lưỡi hồng dẻo quẹo đầy hứa hẹn, vậy mà làm Thuật liên tưởng đến cái lưỡi thở phì phì giận dữ của con rắn khi nãy, lúc nó đang bị lão đầu bếp lôi vào trò đùa trước khi chết.

Cái nhói đau thứ hai xảy ra khi Thuật đã nằm trên giường, nhìn Trinh đang uốn éo cởi quần áo dưới ánh đèn hồng. Ông thánh cũng phải chào thua trước thân hình tuyệt mỹ của cô gái được phong làm hoa hậu ở quán này, vậy mà Thuật vẫn nằm yên, tay đè lên ngực. Máy lạnh chạy rì rì mà mồ hôi Thuật vẫn vã ra, ướt cả mặt đệm.

Ịch ình, ịch ình, ịch ình…

Ðó là lần đầu tiên trong đời, Thuật nghe thấy những âm thanh quái đản ấy. Nó dội lên trên đỉnh đầu, rồi cứ thế bục ra.

Ịch ình, ịch ình, ịch ình…

Rồi Thuật nhìn xuống bụng, chợt ré lên một tiếng, lồm cồm ngồi dậy. Ông vừa trông thấy đầu con rắn quặc qua quặc lại giữa hai đùi mình. Thuật đưa tay bật đèn nê-ông, lúc đó con rắn biến mất. Ông nhìn quanh quất. Còn Trinh thì co rúm người, nhìn ông bằng con mắt sợ hãi.

Gì vậy anh?

Ịch ình, ịch ình, ịch ình…

Thuật thở dài, tắt đèn, ôm lấy Trinh:

Không có gì.
Khoảng vài phút sau, Thuật thở dài, xô Trinh ra, nằm vật xuống.

Thôi, hôm nay cho em nghỉ. Ngủ đi.

Trinh nằm xuống bên Thuật, và chỉ vài phút sau, cô đã ngủ ngon lành. Trong khi đó, tiếng đập ồn ào trong ngực Thuật vẫn cứ vang lên đều đặn.

Ịch ình, ịch ình, ịch ình…

Ở chỗ giữa ngực ông, có cái gì đó chư nhô lên thụt xuống. Thuật úp hai bàn tay đè mạnh lên chỗ đó. Nó vẫn cứ phập phồng dưới tay ông.

Ịch ình, ịch ình, ịch ình…

Thở hổn hể, Thuật ngồi bật dậy, kinh hoàng khi nhìn rất rõ giữa ngực mình nổi hẳn lên một khối u nhỏ. Thật nhanh, Thuật chộp lấy nó, nghiến răng bóp mạnh. Ông cảm thấy như nó đang vỡ ra bên trong lồng ngực mình. Một cảm giác đau chết người ập đến. Thuật lăn ra giường cố gắng lết đến bên Trinh, ông cố gắng vươn tay ra định chạm vào người Trinh để gọi cô dậy nhưng đã kiệt sức…

Sáng hôm sau, Trinh thức dậy thấy Thuật đã chết cứng đơ từ hồi nào. Khi đem xác của Thuật đến bác sĩ pháp y thử nghiệm thì các bác sĩ đều kết luận rằng Thuật chết vì nhồi máu cơ tim (heart attact). Ngực ông bị tím bầm, nổi hằn những vệt móng tay của chính ông cào cấu.

Nhưng khi giải phẫu tử thi, mọi người chứng kiến đều rởn tóc gáy khi thấy ở giữa lồng ngực trái tim của Thuật là một trái tim nhỏ xíu, chỉ bằng đầu ngón tay, đã bị bóp bể ra làm hai.

Nguyễn Ðông Thức
Tháng 5, 1990.[/size]
[size=3]][/size]

[size=3]=====================[/size]




[size=3]Chuyện Lạ[/size]

[size=3]

[/size]
[size=3]Vũ Khắc Kiệm quê làng Việt Yên, phủ Ðức Thọ, Hà Tĩnh, đỗ Cử nhân năm 1813. Lúc đầu du học ở Bắc Thành, Kiệm có thuê một căn nhà riêng để trọ. Nhà ấy thường có ma, bấy lâu vẫn đóng cửa, Kiệm không biết mướn. Mới ở được vài hôm, một đêm ông ta đang một mình đọc sách bên đèn, bỗng nghe có tiếng rên rỉ ở trên rường nhà. Ngửa mặt lên thì thấy một người vận võ phục, tay cầm đao đang tự cắt bắp vế của mình, máu chảy ròng ròng xuống đất. Kiệm bảo:[/size]
[size=3]-Người làm gì thế? Có oan uổng gì thì nói, chứ ta đây những loài ma quỷ không thể dọa được.[/size]
[size=3]Người đó mới nhảy xuống, đặt cây đao trên sàn nhà rồi kể rằng:[/size]
[size=3]-Tôi là lính triều Thanh, theo Tổng Ðốc Tôn Sĩ Nghị sang đây, chết ở chỗ này, bị người ta làm nhà lên trên, giày giẫm luôn luôn, di hài không yên mà chẳng biết ngỏ với ai, cho nên thường hiện lên làm sự quái gỡ. Bây giờ ngài biết nỗi oan uổng của tôi, nhờ ngài cứu giúp tôi với![/size]
[size=3]Kiệm hỏi:[/size]
[size=3]-Di hài ở đâu? Ðể ta nói với chủ nhà đem cất đi cho.[/size]
[size=3]Con quỷ nọ chỉ chỗ, lạy tạ rồi biến mất. Ngày hôm sau, Kiệm nói lại với chủ nhà. Chủ nhà vội sai người đến đào, quả thật có một bộ xương và cây đao. Chủ nhà liền liệm lại đàng hoàng tử tế, rồi đem đến chỗ khác chôn, sau đó nhà ấy mới yên. Kiệm sau này giữ chức Tri Huyện.[/size]

[size=3]Sách Phong Tục (Thần Rượu) có nói: “Thấy quái, mà không lấy làm quái thì quái tự mất”. Ðầu đời Gia Long, Trấn thủ Hải Dương là Nguyễn Văn Ân (quê làng Việt Yên, phủ Ðức Thọ, Hà Tĩnh, đỗ cử nhân năm 1813) phá tháp Ðồ Sơn để lấy gạch làm dinh. Tự nhiên có một vật hình như tấm lụa trắng từ trong tháp bay ra. Ðược hơn một tháng, Nguyễn bỗng dưng bị bệnh. Trong dinh thường hiện ra ma quái. Có khi ban đêm ở trên nóc nhà thấy phảng phất có ánh sáng.[/size]
[size=3]Bọn liêu thuộc ai nấy đều sợ, muốn cầu đảo. Có người đem việc ấy nói với ông, ông không tin. Một đêm ông đang đắp chăn nằm, nghe đằng sau góc nhà có tiếng dế dần dần đi tới giường. Ông lặng thinh thì bỗng có một vật hình như người đè lên mình ông. Ông vội cuốn chăn bọc lấy được. Vật ấy dần dần biến nhỏ lại bằng cánh tay. Ông đánh chết ngay, giở ra xem thì là một con chuột bạch. Lấy lửa đốt đi, từ đó ma quái mới dứt. Và bệnh ông cũng khỏi.[/size]
[size=3]Trương Quốc Dũng[/size]

[size=3]========[/size]



[size=3]Ðẻ Lạ[/size]

[size=3]

[/size]
[size=3]Ở Vạn Ninh, tỉnh Quảng Yên, có một người đàn bà có chửa được bảy, tám tháng, mắc bệnh mà chết. Nhà chồng chị ta nghèo quá, vợ chết không có tiền để làm đám tang cho chị, không có tiền mua quan tài chôn cất chị nên chỉ vùi lấp cái xác chị qua loa ở ngoài thành. Vì hổ thẹn nên anh ta không báo tin cho ai biết là chị đã thác.[/size]
[size=3]Trong làng có một bà lão vốn quen biết chị hồi lúc trước, mở một cái quán bán chè nước vặt, cách mả chị ta khoảng một tầm mắt. Mấy ngày sau, bỗng thấy chị ta đem tiền đến mua bánh đường mang đi. Bà lão lấy làm lạ, nhìn dõi theo. Ðến mả, chị ta thoắt biến mất. Cứ như thế mấy ngày liền nên bà lão đã hỏi mua bánh để làm gì? Chị ta đáp:[/size]
[size=3]-Mới đẻ không có sữa, con khóc không chịu được, phải đi mua bánh về mớm cho nó. [/size]
[size=3]Bà vội tìm đến nhà gặp chồng chị và vội kể lại chuyện chị mua bánh về mớm con. Khi nghe xong anh nói:[/size]
[size=3]-Không thể được. Có thể bà đã nhìn lầm người rồi chăng? Bà liền trả lời:[/size]
[size=3]Tuy tôi già hơi lẩm cẩm thiệt nhưng tôi đâu có hoa mắt đến nổi nhìn lầm người với lại tôi đây cũng quen biết với chị… Nếu anh không tin ngày mai đến mà xem.[/size]
[size=3]Ngày hôm sau, anh chồng đến núp ở đằng sau cái quán theo dõi thực hư như thế nào.[/size]
[size=3]Khoảng trưa, quả nhiên chị ta tới quán. Chồng vội ló ra hỏi, chị ta không đáp, té chạy, loáng mắt đã biến mất. Anh chồng chạy đến tận mả, nghe bên trong văng vẳng có tiếng trẻ khóc. Ðào mả lên thì thấy một đứa bé trai nhỏ, nhau thai vẫn còn lòng thòng, đang nằm sấp trên bụng mẹ, quằn quại khóc. Mồm nó hãy còn dính những vụn bánh. Mọi người đều lo sợ cho nó là từ thay ma đẻ ra, nên mọi người đều tránh không ai dám lại gần. Người cha đem đứa bé về nuôi nấng bằng hồ cháo.[/size]
[size=3]Ðứa bé sau này không khác gì những đứa bé bình thường khác.[/size]
[size=3]Vũ Trinh[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)