Nghệ thuật sống 2013-03-25 03:40:11

Những niềm vui cảm xúc khi đọc Twilight


[size=medium]
Tham khảo sách “The psychology of Twilight” – E.David Klonsky, Alexis Black biên tập.

Tiểu thuyết lãng mạn mô tả về cặp đôi khao khát về nhau chứ không phải về 1 cặp đôi dắt chó đi dạo hạnh phúc bên nhau. Do đó, nhân vật nam nguy hiểm là 1 yếu tố quan trọng của tiểu thuyết lãng mạn. 1 anh chàng nguy hiểm, đáng ngờ là 1 cách tốt nhất để làm cặp đôi xa nhau do đó họ có thể khao khát về nhau. Và khao khát là những gì họ cần và người đọc cần. Nhưng tại sao sự khao khát lại rất lãng mạn? 1 khi chúng ta nhìn vào những cảm xúc trong tiểu thuyết lãng mạn thì các câu trả lời xuất hiện. 

Chúng ta có thể bắt đầu với những cảm xúc được mô tả trong truyện, những cảm xúc của các nhân vật trung tâm. Có lẽ đặc điểm quan trọng nhất của những cảm xúc thu hút cặp đôi lại với nhau đó là họ bịngập tràn cảm xúc. Ngay từ đầu truyện, Bella đã nghi ngờ Edward là ma cà rồng, nhưng “…tôi không thể làm gì được với bí mật đáng sợ này của tôi. Vì khi tôi nghĩ về anh, giọng nói của anh, đôi mắt như thôi miên của anh, tôi không muốn gì hơn là được ở cạnh anh ngay bây giờ.” (Twilight). Cô bị Edward thu hút quá mạnh mẽ đến nỗi cô không thể kháng cự được. Về phần Edward, yếu tố chính của sự thu hút của anh với Bella là sự thèm khát không thể kiểm soát được với dòng máu của cô. Cả 2 người không ai có sự hứng thú với tính cách, óc hài hước, quan điểm chính trị, hoặc đạo đức của người kia. (dù sau này, trong New moon, Bella ngưỡng mộ lòng hào hiệp của Edward và trong Midnight sun, Edward bị thu hút bởi sự quan tâm và trưởng thành của Bella). Nhưng trong tập đầu, chúng ta nghe nhiều lần về vẻ đẹp bí hiểm của Edward và dòng máu có mùi thơm tuyệt hảo của Bella. Trong những tập tiếp, hành động của họ tiếp tục bị thúc đẩy bởi những sức mạnh cảm xúc mà họ không thể kháng cự. 

Ngay từ đầu truyện, Bella và Edward đã cảm nhận 1 sự khao khát không lay chuyển được về nhau, vượt quá tầm kiểm soát của ý chí. Và đặc tính này là 1 phần quan trọng của tiểu thuyết lãng mạn, nó là 1 cái gì đó quá…lãng mạn. Nếu tình yêu của 1 cặp đôi dựa vào lí trí thì nó có thể thay đổi. Nói rằng 1 ai đó từng đưa ra 1 quyết định về 1 điều gì đó là nói rằng họ có thể đưa ra 1 quyết định khác. Nhưng sức mạnh của tình yêu lãng mạn dựa vào dấu hiệu sự thu hút lãng mạn có 1 sức mạnh vượt ra ngoài ý chí. Những hình thức khác của sự thu hút dường như là nhỏ bé khi so với sự đam mê của tình yêu lãng mạn.

Như vậy, tiểu thuyết lãng mạn là 1 thể loại mà ở đó khao khát bị ngập tràn, không thể kiểm soát được gặp phải 1 chướng ngại ngăn không cho nó được thực hiện. Do đó, 1 khao khát mãnh liệt được tạo nên và khao khát này tạo ra xương sống cảm xúc của câu chuyện.

Điều này dẫn đến 2 câu hỏi quan trọng về Twilight và về thể loại tiểu thuyết lãng mạn nói chung: 1) Tại sao 1 hình thức của sự căng thẳng cảm xúc – khao khát về nhau bị gây ra bởi những chướng ngại vật cản trở hạnh phúc của 1 cặp đôi – rất quan trọng trong tiểu thuyết lãng mạn? 2) Những cảm xúc của người đọc: Mối quan hệ của những cảm xúc của người đọc với những cảm xúc của các nhân vật là gì? Tại sao người đọc thích những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực – những khao khát chưa được thỏa mãn và sự ngập tràn cảm xúc lại quá lôi cuốn và không thể kháng cự?

Làm thế nào mà đọc về những cảm xúc có thể gây ra cảm xúc?

Hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ về những cảm xúc của người đọc. Có nhiều tranh luận trong các nghiên cứu tâm lý học và văn học về bản chất của những cảm xúc mà người đọc trải nghiệm khi họ đọc 1 tiểu thuyết. 1 trong những câu hỏi trung tâm trong những tranh luận đó là liệu những cảm xúc mà 1 người cảm nhận khi thưởng thức 1 câu chuyện có giống với những kiểu cảm xúc mà 1 người có thể cảm nhận trong 1 tình huống thật. Liệu nỗi sợ mà tôi cảm nhận khi người hùng chuẩn bị đương đầu với kẻ thù hùng mạnh của anh í có giống với nỗi sợ mà tôi có thể cảm nhận nếu tôi nhận thấy 1 cái cây sắp rơi xuống đầu tôi? Thoạt đầu, tôi không chắc làm thế nào 1 người có thể thiết lập được 2 cảm xúc là giống nhau dưới bất kì tình huống nào. Liệu nỗi sợ về cái cây rơi trúng đầu có phải là cảm xúc tương tự như nỗi sợ tôi có thể bị sa thải trong công việc? Tình yêu đối với Mary có giống với tình yêu của tôi với Sue? (Cả 2 đều là con gái của tôi). Dưới những xem xét đó, câu hỏi liệu những cảm xúc nào đó có giống với những cảm xúc khác dường như không thể trả lời. 

Những tiến bộ gần đây trong khoa học thần kinh nhận thức có thể cho phép chúng ta vượt qua khó khăn này. 

Những cảm xúc khó chịu ở mức cao (như sự lo lắng mạnh mẽ) có thể là niềm vui chừng nào chúng còn ở 1 khoảng cách bởi thực tế là chúng không ‘thật’. Do đó, sự khao khát đau khổ của Edward và Bella có thể trở thành sự khao khát đau khổ tuyệt vời của người đọc.

Nói ngắn gọn, tiểu thuyết lãng mạn là thú vị vì nó đem lại cho độc giả cơ hội trải nghiệm về những cảm xúc bị kích thích. Nhưng đây không phải là điều duy nhất xảy ra trong tâm trí người đọc trong khi đọc. Những cảm xúc đó cũng gắn liền với những quan điểm nào đó và theo cách đó, những quan điểm đó trở thành những giá trị. Trong mọi xã hội, những khía cạnh của nền văn hóa – những câu chuyện, những thần thoại, tục ngữ, những giáo huấn tôn giáo – được dùng để kết hợp những giá trị và những cảm xúc mạnh mẽ với nhau về những gì cuộc sống là. Và con người khi tương tác với tài liệu này, những đam mê của họ bị khuấy động bởi những quan điểm và những kinh nghiệm nào đó.

Tại sao con người cảm thấy lôi cuốn khi trải nghiệm–trực tiếp hoặc gián tiếp- những cảm xúc ngập tràn và sự căng thẳng cảm xúc?

Khi con người cảm thấy bị ngập tràn bởi những cảm xúc của họ, họ không còn nhận ra bản thân họ hoặc thế giới của họ và họ cảm thấy như thể họ đã bước vào 1 thế giới khác…Không thể tránh khỏi, những cảm xúc bị ngập tràn được trải nghiệm trong 1 số bối cảnh, và những yếu tố của bối cảnh đó thường được hiểu như là nguyên nhân gây ra những cảm xúc ngập tràn. Ví dụ, trong những nhà thờ tôn giáo của Mĩ, đôi khi con người trải nghiệm 1 cảm xúc ngập tràn làm cho họ đọc thầm. Bối cảnh – 1 dịch vụ nhà thờ - được định nghĩa là nguyên nhân của trải nghiệm khác thường này về Chúa. Nhà xã hội học Randall Collins từng chỉ ra, kinh nghiệm này không chỉ xuất hiện trong những nghi lễ tôn giáo, mà nó xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể có 1 cuộc trò chuyện vui vẻ với 1 người bạn và cảm thấy bị cuốn theo, do đó 1h trôi qua 1 cách thoải mái trước khi bạn nhận ra. Bạn có thể giải thích trạng thái cảm xúc tạm thời này bị gây ra bởi người mà bạn đang nói chuyện – bạn sẽ có xu hướng cảm thấy bạn thích anh/cô í. Khi con người trải nghiệm về những cảm xúc quá mạnh mẽ làm cho họ cảm thấy như thể 1 điều gì đó đặc biệt đã xảy ra, họ sẽ tìm thấy 1 điều gì đó trong bối cảnh mà họ giả định rằng sẽ là nguyên nhân của điều đặc biệt đó.

Khi các nhân vật trong truyện bị ngập tràn cảm xúc thì độc giả cũng cảm thấy ngập tràn cảm xúc. Cô í tự hỏi bản thân điều gì có thể gây ra những cảm xúc đó, và cô kết luận rằng điều gì đó trong truyện, điều gì đó thúc đẩy cả những nhân vật trong truyện và cô, độc giả. Điều đó thật lãng mạn. Câu chuyện mang lại sự chứng nhận mạnh mẽ về sức mạnh của tình yêu lãng mạn và tái xác nhận thuyết phục độc giả rằng cô í cũng có thể trải nghiệm niềm hạnh phúc đó.

Sự khao khát có thể hiểu là 1 hình thức của kĩ thuật làm tăng cường cảm xúc. Nhà tâm lý học Nico Fridja từng phân biệt 6 kiểu niềm vui cơ bản khác nhau của con người. Kiểu thứ 2 trong 6 kiểu đó được ông gọi là ‘niềm vui của sự lấy được và giải tỏa’ (pleasure of gain and relief). Con người từ lâu đã tìm được 1 cách để gây ra những niềm vui mãnh liệt đó là tạo ra 1 mức độ căng thẳng cao và sau đó giải tỏa sự căng thẳng đó.

Những cảm xúc đau khổ được nhấn mạnh để sự giải tỏa sẽ trở nên lớn hơn bao giờ hết khi họ kết thúc trong trạng thái ngất ngây. Điều tương tự cũng đúng trong 1 số truyền thống kể chuyện khác: tạo ra sự khao khát và những cảm xúc căng thẳng (như tình trạng chờ đợi) trong 1 câu chuyện là 1 phương tiện để tăng cường sự giải tỏa cho giải pháp của họ mang lại và do đó là 1 phương tiện làm tăng cường những cảm xúc.

Những nhân vật chính trong Twilight bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc của họ (theo những cách khác nhau) và những thôi thúc vô lý theo nhiều cách mà họ không thể kháng cự. Đứng đầu trong những cảm xúc đó là tình yêu lãng mạn, khao khát mà 2 nhân vật chính dành cho nhau. Vì tình yêu này quá mạnh mẽ, khao khát được gây ra trong lòng người đọc: 1 điều gì đó cảm thấy tốt hơn, chúng ta càng muốn nó khi chúng ta không có nó. Và khao khát này làm tăng cường cảm giác giải tỏa được tạo ra khi sau tất cả trở ngại, 2 người yêu nhau đến được với nhau.

Đó là những cảm xúc của nhận vật, nhưng vì cách mà bộ não con người xử lí những câu chuyện nên chúng ta cũng có thể giả định rằng nhiều độc giả trải nghiệm về những cảm xúc rất giống nhau. Tâm trí chúng ta đặt chúng ta vào tình huống của người khác để chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận về thế giới từ quan điểm của người khác. 

Những cái kết có hậu của 1 tiểu thuyết lãng mạn làm chúng ta thỏa mãn vì chúng tái khẳng định niềm hy vọng của chúng ta rằng sự căng thẳng cảm xúc là 1 phần không thể tránh khỏi của cuộc sống chúng ta nhưng là 1 khúc dạo đầu cho 1 giải pháp ý nghĩa và đầy thỏa mãn.

[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)