Teen 24h 2010-01-13 17:43:07

Sinh viên đi học như vịt nghe sấm :D


[indent]Với nhiều sinh viên, đến lớp học tiếng Anh đầy đủ để lấy điểm chuyên cần, chứ ngồi học cũng chỉ như “vịt nghe sấm”. Trong khi, giáo trình Tin học trong trường Đại học lại dễ quá, chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Vịt đại học… nghe tiếng Anh


Học kỳ nào cũng vậy, với các môn học chuyên ngành thì N.T Vinh (Khoa Ngôn ngữ, ĐH KHXH và NV) đều vượt qua dễ dàng, nhưng riêng tiếng Anh thì Vinh lại chật vật.

“Mình đến lớp học tiếng Anh đầy đủ để lấy điểm chuyên cần, chứ ngồi học cũng chỉ như “vịt nghe sấm”. Nếu mỗi lần có bài luận về nhà, mình thường nhờ các anh chị học chuyên ngữ viết, sau đó học thuộc từng từ" - Vinh nói.

Tương tự N.T.Mai (Khoa Xã hội học, Học viện báo chí và tuyên truyền) kể khổ: “Lớp mình có 60 người nhưng phải đến 3/4 lớp chật vật với ngoại ngữ, đi học với bọn mình chỉ để đối phó với các kỳ thi. Mỗi lần thi kết thúc học kỳ, cũng chỉ mong đủ điểm để qua”.

Một giáo viên ngoại ngữ lâu năm ở trường ĐH KHXH và NV, từng được mời làm giáo viên dạy tiếng Anh cho nhiều trung tâm ngoại ngữ cho biết, hầu như năm nào cô cũng phải nâng điểm cho sinh viên qua.




Mở trung tâm ngoại ngữ, tin học trở thành một kiểu kinh doanh có lợi nhuận cao.


Cô nói: "Nếu đánh giá thực chất, chưa biết đến bao giờ các em mới có thể ra trường. Còn chuyện sinh viên giao tiếp bằng ngoại ngữ, chắc chắn chỉ đếm trên đầu ngón tay".

Có lẽ, do không được học thầy cô hiểu sinh viên như thế, N.V. Tam (Khoa thiết kế thời trang, ĐH Sư phạm nghệ thuật Trung ương), trong khi bạn bè đã có việc làm và ổn định được 2 năm thì Tam vẫn “mài đũng quần” trên giảng đường để trả nợ môn tiếng Anh. Theo Tam, trường hợp phải quay lại trường học như mình không phải là hiếm.

Cô B. T, giảng viên ngoại ngữ (ĐH Kiến Trúc Hà Nội) giải thích: “Với thời lượng 150 tiết do Bộ GD-ĐT quy định, cộng với cách tổ chức giảng dạy hiện nay, sinh viên ĐH sau giai đoạn đại cương chỉ có thể đạt trình độ tiếng Anh tối đa là A.

Thêm 60 tiết tiếng Anh chuyên ngành cũng không giúp cải thiện được tình hình. Sinh viên vẫn ú ớ vì không tự tin trước trình độ tiếng Anh của mình. Và nếu không học thêm thì việc bị loại khỏi các thi tuyển của các nhà tuyển dụng là điều không tránh khỏi”.

Cưỡi ngựa xem… tin học

Không ngại ngần chia sẻ, N.V.Phú - SV khoa Ngôn ngữ (ĐH KHXH và NV) cho biết: "Chương trình tin học bọn mình rất nhẹ nhàng chỉ gồm Word, Excel, Powerpoint cơ bản. Học gì thi đó. Những kiến thức cơ bản này thì gần như ai cũng biết, chính vì thế bọn mình đến lớp chỉ để điểm danh và chơi điện tử”.

N.V.Vinh - SV năm cuối Khoa CNTT (CĐ Giao thông vận tải) bộc bạch: "Lớp mình có hơn 60 sinh viên học chuyên ngành, nhưng phòng thực hành chỉ có hơn 10 máy tính. Mỗi lần thực hành phải chia ca, mỗi ca được khoảng 2 tiếng”.

N.T.Vân - SV khoa Khoa học quản lý (ĐH KHXH và NV) cũng tương tự: “Mỗi tuần bọn mình được thực hành tin học 1 lần, cả trường có khoảng 1.500 sinh viên nhưng phòng thực hành tin chỉ có khoảng 100 máy. Nói chung học tin học chỉ như cưỡi ngựa xem hoa”.

Với điều kiện học tập như vậy, các sinh viên phải tự túc tìm chỗ học bên ngoài. H.V.Nam - SV khoa Thiết kế đồ họa (ĐH SPNTTW) nói: “Mặc dù ở trường ĐH mình đang học cũng có dạy về Đồ hoạ, nhưng kiến thức đào tạo rất sơ lược không chuyên sâu, thực hành trên máy thì quá ít. Hầu hết sinh viên trong khoa đều phải đăng ký học thêm ở bên ngoài”.

Trung tâm tin học, ngoại ngữ: Mở dễ, dạy khó

Chỉ cần với số vốn khoảng vài trăm triệu đồng là có thể thành lập một trung tâm ngoại ngữ, tin học, vì thế chỉ cần đi theo trục đường Tạ Quang Bửu, hay ngay cả trong khuôn viên trường ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại Ngữ (ĐHQGHN)… cũng dễ nhận thấy đường nào cũng có ít là từ chục trung tâm tin học có quy mô từ trung bình trở lên. Mỗi trung tâm lớn lại kèm thêm vài ba chi nhánh nằm rải rác khắp thành phố.

Chị N.T.Minh – chủ 5 cơ sở tin học cho biết, chị khởi nghiệp chỉ với 60 triệu đồng vốn, góp với 120 triệu đồng của hai thành viên khác để mở trung tâm tin học trên đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Sau một thời gian, từ số lãi thu được chị Minh đã mở thêm 4 chi nhánh khác.

Cũng như vậy, anh N.V.Hoàng sau vài năm làm văn phòng cho một trung tâm tin học, năm 2008 anh Hoàng đã mở riêng một trung tâm riêng ở đường Tạ Quang Bửu, hiện trung tâm này có gần 600 học viên. Anh Hoàng dự tính vào tháng 5 tới sẽ mở thêm một trung tâm nữa gần trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội.

Anh Hoàng cho biết: “Nói chung về hình thức, nội dung chương trình của hầu hết các trung tâm tin học đều na ná nhau, có chăng khác chỉ ở cách thức thu hút học viên”. Cũng theo anh Hoàng, khá nhiều nhân viên trong trung tâm của anh sau một thời gian làm việc, đều đứng ra mở trung tâm riêng. Mỗi người mở ít nhất cũng 2 trung tâm và theo anh Hoàng đánh giá, hầu hết các trung tâm làm ăn rất phát đạt.

Tuy nhiên, như trường hợp N. Hùng (SV ĐH Công Đoàn), dù đã học nhiều trung tâm ngoại ngữ, cả “nội” lẫn ngoại nhưng vẫn chưa học xong bộ giáo trình New Headway. Theo Hùng, để tìm được một trung tâm ngoại ngữ ưng ý không hề đơn giản, các trung tâm quảng cáo rầm rộ nhưng chất lượng thì yếu kém.

“Phần lớn học viên bỏ học chủ yếu là do không ưng ý với cách dạy của giảng viên. Dù đã được nhiều người cảnh báo trước nhưng kệ cứ học thôi, chỗ nào học chán, thấy không hợp thì bỏ”.[/indent]
[size=1]Theo Bee[/size]


Copy từ: http://forum.buonchuyen.info
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)