Sức khoẻ 2012-09-16 21:32:40

SƠ CỨU & NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


[size=medium]Việc cấp cứu ngay từ giây phút đầu tiên gặp nạn rất quan trọng vì có thể cứu được sinh mạng, tuy nhiên không phải ai cũng biết về điều này.Hóc dị vật[/size]

Đường ăn (thực quản) và đường thở (khí quản) nằm kề cận bên nhau, vì vậy, chỉ cần nuốt vội hoặc bị một tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến sự đóng mở cửa của các ống này là có thể gây sặc, ngạt thở. Có trường hợp một nhà trẻ tư cho bé ăn nhưng đút nhiều và nhanh khiến bé bị sặc không thở được, khi đưa vào bệnh viện thì việc cứu chữa chỉ có thể đem lại cho bé cuộc sống thực vật.

Mất cả mạng sống là trường hợp bé D., hai tuổi, vừa ăn đậu phộng vừa chạy chơi. Hạt đậu rơi vào đường thở khiến bé tím tái vì không thở được. Gia đình lại không biết cách cấp cứu nên đến khi gặp bác sĩ điều trị thì bé đã chết não, sau đó tử vong. “Thủ phạm” gây dị vật đường thở thường gặp nhất là các loại hạt: hạt nhãn, đậu phộng, bắp, hạt dưa…

BS Đinh Tấn Phương - Khối Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 TP.HCM tư vấn: “Người cấp cứu đứng sau lưng, ngực áp vào lưng bé, vòng hai tay ngang thắt lưng. Đặt nắm tay trái lên bụng dưới mũi xương ức, bàn tay phải xòe ra đặt chồng lên nắm tay trái. Đột ngột ấn nhanh và mạnh, hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên nhằm tạo áp lực tống dị vật ra ngoài. Làm năm lần. Trẻ sơ sinh và dưới 12 tháng tuổi, thì vỗ lưng ấn ngực. Đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đầu thấp xuống rồi dùng gót bàn tay vỗ mạnh giữa hai xương bả vai, làm năm lần, xem dị vật đã văng ra chưa. Nếu thất bại, cho bé nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay ấn dưới đường liên vú một khoát ngón tay (1,5cm đến 2cm). Ấn mạnh năm cái”. Ngay sau khi sơ cứu cần đưa bé đến bệnh viện.





Ngạt nước

Bé bị ngạt nước, ngưng tim ngưng thở cần hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực ngay. Thời gian lúc này rất quý, vì não sẽ tổn thương sau bốn phút không có oxy. Trước tiên cần làm sạch đàm nhớt (nếu có) ở đường hô hấp. Kê vai bé cao hơn một chút để không bị gập cổ, gập đường hô hấp. Sau đó, một tay bịt mũi bé, một tay kéo hàm hít đầy hơi rồi thổi vào miệng, nhìn bụng thấy phồng lên là đúng. Sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi thổi tiếp. Thổi 15 hơi, ấn tim ngoài lồng ngực hai lần (để hai tay lên một điểm nằm giữa hai núm vú từ từ ấn sâu và mạnh). Thông thường, cấp cứu kịp thời bé sẽ tỉnh lại ngay. Cần cho bé uống nước ấm và đưa đến bệnh viện.

Phỏng


Nước sôi, dầu sôi, hóa chất, lửa, điện… đều có khả năng gây phỏng. Tùy vị trí và mức độ phỏng mà tác hại nhiều hay ít. Điều cần biết là có không ít trường hợp thoát chết nhưng lại chịu đựng nỗi đau khác suốt cuộc đời: sẹo phỏng. Sẹo phỏng hủy diệt dung nhan, chức năng vận động… và còn làm cho nạn nhân chịu đựng những cơn đau nhức, ngứa, co rút rất khó chịu. BS Nguyễn Công Viên - Phòng khám Đa khoa Quốc tế CMI, Hiệp hội Alain Carpentier hướng dẫn cấp cứu phỏng như sau: “Rửa sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý (dung dịch này giúp vết thương không phồng lên). Dùng dung dịch Petadine thấm vào gạc đắp lên vết phỏng. Cho nạn nhân uống nước đường - muối rồi đưa đến bệnh viện”.

Tai họa từ động vật


Trẻ con rất yêu thú vật nhưng lại không biết cách tự phòng vệ và thường làm cho chúng đau: nắm đuôi, tai chó, mèo, khỉ… vì vậy dễ bị các con thú này cắn. Khi bị cắn, cần rửa vết thương bằng xà bông, sau đó sát trùng bằng cồn rồi đưa vào cơ sở y tế chích ngừa. Những vết thương lớn có rách da dài, cần đưa đến bệnh viện để khâu ngay sau khi sát trùng để vết thương không nặng hơn vì hoại tử.

Gãy xương

Lúc này không nên di lệch vết thương vì sẽ làm tổn thương mạch máu. Nên dùng nẹp gỗ đặt song song với xương tay chân và bó hai đầu. Nếu không có nẹp gỗ, có thể cố định bằng bìa cạc tông. Trường hợp chấn thương cột sống cũng không được bế, khiêng trẻ (để không bị chấn thương tủy sống). Cần đặt nằm trên mặt phẳng và gọi điện thoại cấp cứu. Khi di chuyển cần đặt trên mền, bốn người cầm bốn góc cân bằng nhau. Trẻ bị té lộn cổ cần cố định, giữ êm vùng cổ bằng gối dùng khi đi tàu xe, sau đó gọi điện thoại kêu xe cấp cứu.

Chấn thương mắt

BS Nguyễn Thị Phương Thu - Chủ tịch Hội Nhãn khoa TP.HCM khuyên: khi bị bụi, hóa chất bắn vào mắt hoặc con gì bay vào mắt nên dùng nước sạch để nháy mắt hoặc nhỏ nước muối sinh lý. Trẻ đùa giỡn rất dễ bị thương ở mắt, vì thế dứt khoát không cho trẻ dùng đồ chơi ném, đánh nhau… Trong trường hợp trẻ bị chấn thương gây mờ mắt nên đến chuyên khoa để được điều trị sớm.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)