Khoa học - Lịch sử 2010-07-07 09:05:56

Sự sống ngoài vụ trụ có thể tồn tại ở các vệ tinh của sao lùn đỏ


Trong vòng hai hoặc ba năm nữa, những bước tiến trong dự án kính viễn vọng Kepler sẽ cho phép các nhà thiên văn học có thêm thông tin trong việc nghiên cứu sự sống ngoài không gian, và chúng ta có thể sẽ có được câu trả lời là hành tinh nào nằm ngoài hệ mặt trời của ta có tồn tại sự sống. Theo những dự đoán hiện tại thì các hành tinh xoay quanh các sao lùn đỏ là những hành tinh có điều kiện khí hậu giống trái đất nhất .




Các nhà thiên văn học đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện một đĩa chất khí cơ bản (tạm dịch, tên tiếng Anh là Protoplanetary disks), vốn là nền để sinh ra các hành tinh có tuổi khoảng 25 triệu năm xoay xung quanh một cặp sao lùn đỏ, hai sao lùn này thuộc hệ Stephenson 34 và cách chúng ta 350 năm ánh sáng. Có thể trọng lực của hai ngôi sao lùn này đã tác dụng lên đĩa khí và ngăn việc sinh ra một hành tinh mới. Ảnh gốc


Đến đây thì mình xin phép giải thích như sau:

1. Viễn vọng kính Kepler (mang tên nhà thiên văn học người Đức ở thế kỷ 17, đã có công giải thích về việc các hành tinh xoay quanh quĩ đạo của các ngôi sao) là tên của kính thiên văn được Nasa phóng vào vũ trụ với mục đích tìm kiếm sự sống ngoài không gian, NASA đã sử dụng tên lửa đẩy Delta II để đưa kính thiên văn Kepler vào không gian từ căn cứ không quân mũi Canaveral, bang Florida vào ngày 7/3/2009. Đây là một sứ mệnh lịch sử chứ không đơn thuần là sứ mệnh khoa học. Kepler sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi: Liệu trái đất có phải là hành tinh duy nhất có sự sống hay không?

Kepler được thiết kế để tìm kiếm những hành tinh có kích thước hay cấu tạo giống địa cầu. Ngoài ra, nó cũng tìm kiếm những ngôi sao giống mặt trời. Kể từ năm 1995, giới thiên văn phát hiện khoảng 300 hành tinh ngoài hệ mặt trời đang xoay quanh ngôi sao riêng, nhưng phần lớn trong số đó là các hành tinh lớn được hình thành từ bụi khí nên khó có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Nhiều nhà khoa học khẳng định nếu công nghệ chế tạo kính thiên văn phát triển chúng ta còn có thể phát hiện thêm hàng nghìn hành tinh khác quay quanh sao riêng.




Viễn vọng kính Kepler với hệ thống tấm thu năng lượng mặt trời từ xa


Kepler là kính thiên văn lớn nhất mà con người đưa vào vũ trụ. Nó sẽ bay quanh mặt trời để tìm kiếm các hành tinh đá xoay quanh một ngôi sao. Khoảng cách giữa chúng không được quá gần, vì mọi thứ trên hành tinh sẽ bị thiêu đốt bởi nhiệt từ ngôi sao. Nhưng cũng không được quá xa vì khi đó băng sẽ bao phủ bề mặt hành tinh khiến sự sống không thể tồn tại.




Khu vực làm việc của Kepler trong dãy Ngân Hà (1)


Nasa ước tính phi thuyền mang kính thiên văn Kepler có thể phát hiện khoảng 50 hành tinh như vậy.




Khu vực làm việc của Kepler trong dãy Ngân hà (2)


Nếu Kepler tìm thấy chừng ấy hành tinh thì chúng ta có thể khẳng định sự sống tồn tại phổ biến trong ngân hà. Trong trường hợp nó phát hiện vài hành tinh có nhiệt độ vừa phải thì chúng ta có thể kết luận rằng những hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống như trái đất rất hiếm.

Kepler có khả năng phát hiện ánh sáng mờ nhạt của các ngôi sao xa xôi và những hành tinh lướt qua trước mặt chúng. Với góc ngắm cực rộng, kính thiên văn này sẽ đo độ sáng của hơn 100.000 ngôi sao trong 3 năm rưỡi. Nếu Kepler tìm thấy một hành tinh có kích thước tương đương địa cầu và xoay quanh ngôi sao to bằng mặt trời, các nhà khoa học sẽ phải mất tới 3 năm để xác định xem nó có sự sống hay không.




Góc nhìn rộng của kính Kepler


Phát hiện hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống là một chuyện, còn chứng minh rằng hành tinh ấy có sự sống lại là vấn đề khác. Muốn xác định xem sự sống có tồn tại trên một hành tinh nào đó hay không, chúng ta phải tiếp tục đưa những kính thiên văn khác lên vũ trụ. Chúng sẽ tìm kiếm các loại khí trong bầu khí quyển của các hành tinh, bởi các loại khí là nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sinh học.

2. Sao lùn đỏ là những ngôi sao có khối lượng rất thấp chưa bằng 40% khối lượng Mặt Trời. Vì thế chúng có nhiệt độ lõi thấp và năng lượng được tạo ra ở tỷ lệ thấp bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân của hydro thành heli qua cơ cấu dãy proton-proton (PP). Vì thế những ngôi sao đó phát ra lượng ánh sáng thấp, thỉnh thoảng chỉ bằng 1/10.000 lượng ánh sáng Mặt Trời. Thậm chí những ngôi sao lùn đỏ lớn nhất cũng chỉ có độ sáng bằng 10% của Mặt Trời. (Mình cũng xin hẹn lại lần sau sẽ viết kỹ hơn về sao lùn đỏ)




Một sao lùn đỏ


Trở lại chủ đề chính của ngày hôm nay, nhà khoa học Ray Villard đã có một bài viết đăng ở Discovery cho rằng có các hành tinh có thể có sự sống cách chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng, và các hành tinh đó là vệ tinh của sao lùn đỏ, bởi vì sao lùn đỏ có số lượng nhiều hơn mặt trời rất nhiều lần cho nên ta có rất nhiều mục tiêu nghiên cứu, và ánh sáng của sao lùn đỏ cũng yếu hơn mặt trời, giúp cho việc quan sát nó và các vệ tinh của nó dễ dàng hơn là quan sát các vệ tinh của mặt trời.




Để có sự sống, một hành tinh cần nằm trong "khu vực sinh sống được" gần mặt trời của nó


Hành tinh đó sẽ nằm đâu đó trong vùng bao quanh một sao lùn đỏ, một địa điểm lý tưởng nào đó đủ thuận lợi để nước vẫn tồn tại trên bề mặt hành tinh dưới dạng lỏng. Khoảng cách từ hành tinh đó đến sao lùn đỏ sẽ gần hơn khoảng cách từ trái đất tới mặt trời, bởi vì mặt trời của ta nóng hơn.




Sao lùn đỏ sáng ít hơn mặt trời nhiều lần


Việc tìm được các hành tinh này sẽ không quá phức tạp, chỉ cần quan sát các sao lùn đỏ khi ánh sáng của nó bị mờ đi một tí – đó chính là lúc các hành tinh của nó xoay quanh nó. Một hành tinh của sao lùn đỏ thường hoàn tất quỹ đạo của nó trong vòng chỉ có hai tuần (không như trái đất là 365 ngày ¼) nghĩa là ta có nhiều cơ hội quan sát nó hơn.

Tất nhiên đây chỉ là lý thuyết, vẫn còn nhiều lý do khiến cho việc có sự sống trên các hành tinh của sao lùn đỏ là không thể, ví dụ như đời sống của sao lùn đỏ rất rất là phức tạp, tia cực tím từ các hoạt động của sao lùn đỏ có thể lên đến cường độ cực kỳ cao và giết chết mọi hình thức sống trong chớp mắt hoặc ngược lại các tia cực tím này trong điều kiện thuận lợi có thể phản ứng với lớp ozone bao bọc hành tinh và tạo ra một lớp lá chắn như tầng ozone của chúng ta…

Cho dù là trong tình huống nào đi nữa thì Nasa vẫn cho rằng cơ hội có sự sống ở các hành tinh nói trên là rất ít, và với kỹ thuật hiện nay, các hành tinh cách trái đất 100 ánh sáng vẫn còn đang nằm rất xa tầm với…
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)