Sức khoẻ 2013-11-29 09:48:00

Tại sao không nên uống bia, rượu pha với nước ngọt?


[justify]Có nhiều lý do để người ta làm việc đó. Nhưng việc này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Tại sao lại không tốt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này.[/justify]
[justify]Những lý do để người ta pha bia, rượu với nước ngọt[/justify]
[justify]Nước ngọt ở đây là nước giải khát có đường (sucrose). Khi pha với rượu bia làm bớt đi vị đắng của bia, rượu, làm cho bia, rượu dễ uống hơn. Có người thích pha rượu bia, rượu với nước ngọt tăng lực vì thích ngoài vị ngọt còn muốn sự “tăng lực” hỗ trợ cho bia, rượu. Có người thích pha bia, rượu với nước ngọt trong suốt như nước giải khát “7 Up” để người khác không biết mình đã pha bia, rượu với nước ngọt và vị của sự pha này cũng khá ngon (đặc biệt đối với người mới bắt đầu uống rượu bia, chưa quen với bia nguyên chất).[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Pha nước ngọt với bia[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tác hại của rượu, bia lên sức khỏe[/justify]
[justify]Trước hết chúng ta phải biết rằng đối với cơ thể, rượu hay cồn được xem như chất độc không hơn không kém. Khi uống thức uống có cồn, rất nhiều cơ quan trong cơ thể phải làm việc cật lực để giải độc và thường là thích ứng với sự độc này. Cơ quan chịu tác động nhiều nhất của rượu bia là hệ thần kinh trung ương (uống rượu lâu dài sẽ bị nghiện rượu là bệnh được xếp vào nhóm “bệnh tâm thần”, ngang hàng với nghiện ma túy), kế đến là gan (dễ bị xơ gan), rồi đến dạ dày tá tràng (bị viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa)… Trừ trường hợp ngộ độc nặng như uống phải rượu dỏm chứa độc chất methanol đưa đến tử vong ngay, còn lại rượu, bia phá hủy cơ thể một cách ngấm ngầm, để đến lúc nào đó trở thành người nghiện rượu gục xuống trong cơn bạo bệnh không thể cứu chữa.[/justify]
[justify]Tại sao không nên uống bia, rượu pha với nước ngọt?[/justify]
[justify]Đối với người không uống rượu bia thường xuyên, lâu lâu mới uống và uống không nhiều thì việc pha ngọt cho rượu bia không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu uống thường xuyên thì hệ lụy xấu sẽ xảy ra.[/justify]
[justify]Các nhà khoa học lý giải, trong quy trình sản xuất nước ngọt có gaz, người ta luôn cho vào một lượng carbon dioxide (CO2) vừa đủ để hòa tan cùng chất lỏng. Quá trình này được thực hiện dưới dưới áp suất và áp lực cao. Khi giảm áp suất, carbon dioxide thoát ra khỏi sản phẩm dưới dạng bóng khí nhỏ làm nước “sủi bọt” như ta thường thấy.[/justify]
[justify]Về cơ bản, carbon dioxide có tác dụng đẩy nhanh sự hấp thụ của niêm mạc đường ruột đối với dịch thể. Điều này lý giải tại sao khi khát nước, chỉ cần uống một ngụm nước ngọt có gaz sẽ có tác dụng “giải khát”, giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại trạng thái tỉnh táo.[/justify]
[justify]Cũng chính vì tác dụng ấy mà khi nước ngọt có gaz được pha vào bia, thành phần carbon dioxide trong nước ngọt sẽ thúc đẩy lượng cồn trong bia hấp thu vào niêm mạc đường ruột nhanh hơn. Do đó khi uống hỗn hợp “bia pha nước ngọt” sẽ khiến bạn chóng say và mệt mỏi hơn, đặc biệt khi đói bụng.[/justify]
[justify]Thêm vào đó, vị ngọt của nước ngọt sẽ làm cho vị giác của bạn không thấy vị đắng của bia, rượu, sẽ làm cho bạn uống bia, rượu dễ dàng hơn, uống nhiều hơn. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.[/justify]
[justify]Còn đối với những người đã bị rối loạn chuyển hóa đường hoặc đã bị tiền đái tháo đường, nếu thường xuyên uống rượu, bia pha với rượu sẽ rất dễ dẫn đến đái tháo đường type 2 thật sự.[/justify]
[justify]Do đó trong cuộc sống, nếu gặp hoàn cảnh không thể tránh được bàn nhậu, bạn nên uống ít rượu, bia và chuẩn bị cho mình một vài chai nước lọc thay vì uống rượu bia pha với nước ngọt.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)