Khoa học - Lịch sử 2010-07-05 12:49:40

Thế Giới nói gì về Việt Nam Trong những năm wa! tín hiệu đáng mừng thực sự


Việt Nam tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, trước Đại hội Đảng
Một khu trung tâm thương mại tại thành phố Hồ Chí MinhREUTERS/Kham




Lê Phước / Tuấn Thảo
Báo Le Monde hôm nay dành hai bài viết về Việt Nam. Bài thứ nhất phân tích tình hình kinh tế Việt Nam cũng như quan hệ Việt-Trung vào lúc Đại hội Đảng Cộng Sản lần thứ 11, chuẩn bị mở ra vào tháng giêng 2011. Bài thứ nhì dưới dạng phóng sự đề cập đến sự kiện : ngày càng có nhiều Việt kiều trở về nước.



Còn 6 tháng nữa mới đến ngày khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, và nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng có nhiều hy vọng ở lại chức thủ tướng, thì ở các chức vụ khác như tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội, thượng tầng ban lãnh đạo có lẽ sẽ có những thay đổi nhân sự. Nhưng theo nhận định của chuyên gia kinh tế người Pháp Philippe Delalande, thì dù là ai lên thay thế đi chăng nữa, ban lãnh đạo sẽ phải tìm cách giải quyết một số vấn đề cấp bách, trong đó có hồ sơ kinh tế. Ông Delalande điểm lại tình hình trong hai năm vừa qua.

Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã làm khựng lại đà tăng trưởng của Việt Nam, vốn rất đều đặn kể từ năm 1991. Tỷ lệ lạm phát đột ngột tăng nhanh, đạt đến mức 28%. Người dân trong nước chạy đi mua vàng và đôla, dẫn đến việc buôn ngoại tệ trên thị trường chợ đen. Vào lúc đó, theo ông Delalande, chính quyền Việt Nam đã tỏ ra lúng túng. Bất ổn xã hội gia tăng do các cuộc đình công đòi tăng lương, khi sức mua của người tiêu dùng sụt giảm.

Cũng may là vào cuối năm 2008, để đối phó với khủng hoảng, các nước Âu Mỹ đã tìm cách ổn định giá nguyên liệu và một số hàng xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế. Nhờ vậy mà Việt Nam không quá đỗi bị thiệt thòi khi nhập hàng nước ngoài. Đổi lại, mức xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và Châu Âu lại giảm sút.

Theo chuyên gia kinh tế Pháp, trong năm 2009, nhờ vào kế hoạch chấn hưng, tỷ lệ tăng trưởng Việt Nam tuy không cao bằng những năm trước, nhưng vẫn được duy trì ở mức 5,1%. Nhưng thâm thủng ngân sách của Việt Nam lại lên đến 9% tổng sản phẩm quốc nội, và Việt Nam cũng bị thâm thủng trong cán cân thanh toán. Vào thời đó, Việt Nam chỉ có đủ kim ngạch để thanh toán 3 tháng mua hàng nhập khẩu. Do đó, chính quyền đã tỏ ra cân nhắc hơn trong lãnh vực nhập khẩu. Còn về mặt xuất khẩu, Việt Nam bị thất thu do các thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu đều giảm chi tiêu. Vì vậy, Việt Nam phải trông cậy vào các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để hy vọng cân bằng cán cân thanh toán. Theo ông Delalande, tình hình đang khó khăn, nhưng chưa đến nổi nguy kịch. Nợ công của Việt nam chỉ tương đương với 48%. Châu Á đang là đầu tàu kéo thế giới ra khỏi khủng hoảng. Việt Nam có thể nương theo đà này.

Trong lãnh vực chống tham nhũng, chuyên gia Delalande cho rằng ban lãnh đạo Việt Nam luôn luôn kêu gọi đấu tranh, nhưng dư luận vẫn hoài nghi. Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế Transparency International, trên bản xếp hạng danh 180 quốc gia về mức độ tham nhũng, Việt Nam đứng hàng thứ 120. Còn bản báo cáo năm 2010 của Ngân hàng thế giới, thì trích dẫn một cuộc nghiên cứu, theo đó 65% người dân trong nước đánh giá tham nhũng là một vấn đề lớn ở Việt Nam. Tuy luật chống tham nhũng đã được thông qua vào năm 2005, nhưng vấn đề vẫn nằm ở chỗ áp dụng và thi hành.

Một vấn đề khác nữa là căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung. Theo ông Delalande, giữa hai bên có rất nhiều bất đồng và tranh chấp. Từ hồ sơ chủ quyền biển Đông đến mực nước sông Mêkông, việc Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn tác động đến các quốc gia ở hạ nguồn. Đó là chưa kể đến vấn đề khai thác bauxite hay việc đưa nhân công Trung Quốc sang Việt Nam lao động. Để giải quyết các hồ sơ, ban lãnh đạo Việt Nam dường như chỉ muốn thảo luận kín với các đoàn ngoại giao Trung Quốc, chứ không muốn đem ra thảo luận trước Đại hội của đảng.

Theo chuyên gia người Pháp, sau khi bầu lại nhân sự, ban lãnh đạo Việt Nam trước mắt sẽ nỗ lực tìm lại đà tăng trưởng, củng cố mô hình phát triển và nhất là duy trì chế độ độc đảng. Quan điểm của những người không muốn có một chế độ đa nguyên là sự luân phiên lãnh đạo giữa nhiều đảng phái khác nhau dễ gây bất ổn, trong khi chế độ độc đảng thì giúp ổn định về mặt chính trị. Tuy nhiên ông Delalande cũng đánh dấu hỏi : chính quyền Việt Nam có thể nào bảo đảm được quyền tự do ngôn luận, giảm bớt kiểm duyệt, tạo sự độc lập cho ngành tư pháp theo thể chế tam quyền phân lập ? Thay đổi ít hay nhiều, phải chờ thêm sáu tháng nữa, nhưng có một điều chắc chắn không thay đổi : Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ vẫn độc quyền lãnh đạo.

Làn sóng Việt kiều hồi hương

Cũng liên quan đến Việt Nam, nhật báo Le Monde có bài phóng sự về làn sóng Việt Kiều về nước để làm ăn sinh sống. Họ là những người đã rời Việt Nam cùng với cha mẹ họ sau năm 1975. Hôm nay, họ đã trở thành người mang quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức Anh… Họ trở về định cư trên đất nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ này.

Nga, sinh năm 1973 tại Sài Gòn, là Việt Kiều ở Mỹ. Chị là một trong số 4 triệu người Việt hải ngoại mà phần lớn trong số họ rời khỏi đất nước sau 30.4.1975. Hiện nay, hai phần ba Việt Kiều định cư ở Mỹ, tập trung tại bang California. Số còn lại sống ở Tây Âu, đông nhất là ở Pháp (400.000), còn ở Đông Âu thì đông nhất là ở Ukraina. 80% trong số họ mang quốc tịch nước sở tại và vẫn giữ được liên lạc với gia đình ở Việt Nam. Mỗi năm, họ gửi về Việt Nam khoảng từ 6 đến 8 tỷ đô la (tương đương với từ 4.8 đến 6.4 tỷ euro).

Làn sóng Việt Kiều về nước bắt đầu từ năm 2000. Hiện tại người ta không xác định được chính xác số Việt Kiều về nước. Theo lời ông Tạ Nguyên Ngọc, Trưởng ban Quốc gia phụ trách về Việt Kiều, thì hiện tại, chỉ biết rằng, năm 2009 có khoản 500 000 Việt Kiều hồi hương, còn cách đây 10 năm là 200.000. Nhưng ông không xác định được cụ thể có bao nhiêu người về để du lịch, bao nhiêu về định cư.

Theo Le Monde, phần lớn người trở về vẫn tỏ ra thận trọng. Họ đặt một chân vào Việt Nam, còn chân kia vẫn ở lại nước sở tại. Họ về làm kinh doanh, đông nhất là ở TP.HCM. Bà Lương Bạch Vân, chủ tịch Hội Liên lạc người Việt Nam Hải Ngoại TP.HCM, cho biết phần lớn những người trở về là giới trẻ thế hệ thứ hai, thứ ba, bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Phương Tây. Họ mất việc làm và được lãnh tiền trợ cấp. Với số tiền đó, họ có thể mở cơ sở để kinh doanh.

Anh Hùng Phạm ra đi từ năm 16 tuổi. Anh về nước 5 năm một lần. Anh tâm sự : « Mỗi lần về, tôi thấy hầu như mọi thứ thay đổi. Khi tôi còn bé, tôi phải sống với chế độ tem phiếu và chúng tôi khi ấy bị đói. Vậy mà hiện tại, nước ta đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và thứ năm về xuất khẩu cà phê ! Đó là điều làm tôi quá đỗi ngạc nhiên ». Năm 2003, anh xin công ty cho về việc công tác. Hiện tại, anh tỏ ra vừa lạc quan vừa lo lắng cho Việt Nam. Anh cho rằng mọi thứ phát triển quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng thiếu trầm trọng, ô nhiễm tăng, tham nhũng không lùi, khoảng cách giàu nghèo đang bị đào sâu .

Thúy Poggi, 32 tuổi, là Việt Kiều Pháp. Năm 1997, vì yêu cầu công việc của chồng, chị đã theo anh về Hà Nội. Chị cho biết cuộc sông buổi đầu không dễ dàng chút nào, phải luôn đối mặt với những câu hỏi nghi ngờ của mọi người xung quanh. Chị cho rằng từ năm 2000, cách suy nghĩ trong xã hội đã thoáng hơn và đất nước phát triển vượt bậc. Rồi gia đình chị chuyển về làm ăn ở TP .HCM. Hiện tại, vợ chồng chị quản lí một quần thể khách sạn cao cấp.

Theo Le Monde, tất cả Việt Kiều đều khẳng định rằng họ trở về không phải để làm giàu, mà muốn cùng đồng hành với sự phát triển của đất nước. Tất cả điều mong muốn sống hết quãng đời còn lại ở Việt Nam. Nhưng tương lai của họ dường như không chắc chắn.

Le Monde kết luận : Việt Nam sẽ như thế nào trong 5 hay 10 năm nữa ? Với tốc độ mà Việt Nam đang thay đổi thì không ai có thể hình dung được !

Trung Quốc : các công ty Châu Âu than phiền bị phân biệt đối xử

Về kinh tế, báo Les Échos đề cập đến sự kiện các công ty nước ngoài ở Trung Quốc bắt đầu không còn chịu nổi cách phân biệt đối xử giữa công ty Trung Quốc và công ty ngoại quốc, vấn đề sản xuất hàng nhái, và tệ nạn quan liêu bàn giấy.

Vài tuần sau Phòng Thương mại Mỹ, Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ Trung Quốc về sự xuống dốc của môi trường kinh doanh ở nước này và cho biết sẽ thúc dục vài tập đoàn nước ngoài xem xét lại chiến lược đầu tư.

Theo số liệu thống kê, số lượng các tập đoàn kinh doanh ở Trung Quốc làm ăn có lãi đã sụt giảm: năm 2008 có 70% , hiện chỉ còn 60%.

Theo ông Jacques de Boisséson, chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Qu ốc, thì nguyên nhân là do sự phát triển tự nhiên của các nhà cạnh tranh địa phương, sự tăng giá lao động, việc không tuân thủ luật sở hữu trí tuệ, nhất là sự bất ổn về môi trường kinh doanh. 39% các công ty Châu Âu cho rằng, trong 2 năm nữa, chính sách của chính phủ sẽ ngày càng thiếu công bằng hơn với họ. Ở cấp tỉnh, các tập đoàn nước ngoài than phiền việc áp dụng luật pháp mang tính phân biệt đối xử. Ông Jacques de Boisséson cho rằng : luật thì có, nhưng lại được áp dụng khác nhau tùy theo đối tượng là người Trung Quốc hay người nước ngoài. Chẳng hạn như trong lĩnh vực môi trường, thì các công ty nước ngoài cảm thấy bị kiểm soát gắt gao hơn trong khi các các công ty trong nước được hưởng nhiều ưu ái của chính quyền.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)