Khoa học - Lịch sử 2016-05-29 13:07:29

Vì 1 cải tiến nhỏ, TQ phải ôm "nỗi nhục ngàn thu" trong chiến tranh thuốc phiện



Sự thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện vẫn mãi là vết đen không thể xóa nhòa trong lịch sử Trung Quốc. Sự cải tiến nhỏ trong thứ vũ khí dưới đây chính là nguyên nhân.

Trong cuộc chiến tranh thuốc phiện nổ ra giữa triều đình nhà Thanh và người Anh, điều đáng nói nằm ở chỗ, ngay cả khi không chênh lệch quá nhiều về mặt vũ khí, quân Thanh vẫn phải nhận kết cục thua đau trước quân địch, dù số lượng binh sĩ của họ không nhiều.

Trong cuộc chiến này, cả hai phe Anh – Trung đều sở hữu những loại vũ khí có sức sát thương không quá chênh lệch. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của quan quân Thanh triều?

Tụt hậu trong cuộc chạy đua "vũ khí nóng"

Vào thời đại lúc bấy giờ, quân Anh chỉ trang bị loại vũ khí tiêu chuẩn hạng nhẹ - súng đá lửa có lưỡi lê. So với những "sát thủ chiến trường" như thuốc nổ, kíp nổ, đạn hình nón, súng cơ bóp cò… có thể thấy rõ loại súng đá lửa trên không phải là thứ vũ khí tiên tiến nhất.

Trong khi đó, quân đội nhà Thanh vẫn cương quyết duy trì truyền thống gươm đao. Bởi vậy, trong đại quân của triều đình chỉ có phân nửa người được sử dụng súng ống, đa phần là súng điểu thương.

Loại súng bắn chim được quân Thanh sử dụng có kết cấu tương tự như súng không nòng xoắn của Anh quốc. Tuy nhiên, súng của triều đình có tốc độ xạ kích kém hơn (mỗi phút bắn ra 2 phát đạn), độ chính xác cũng thấp hơn so với súng đá lửa nòng trơn của quân địch.


 Những vũ khí lạc hậu của triều đình Mãn Thanh dễ dàng bị lép vế trước các trang bị tân tiến của Anh quốc. (Tranh minh họa).
Nguyên nhân của sự tụt hậu này chủ yếu bắt nguồn từ phương thức chế tạo. Triều đình nhà Thanh sản xuất súng bằng phương pháp thủ công, công nghệ thô sơ, lạc hậu, kết cấu bên trong cũng rất lỏng lẻo.

Chúng ta có thể làm một phép tính đơn giản để đánh giá ưu – nhược điểm về súng của hai phe Trung – Anh.

Theo lý thuyết, súng đá lửa của quân Anh mỗi phút có thể bắn ra 3 phát đạn, tỷ lệ trúng mục tiêu là 90%. Trong khi đó, súng của Thanh quân chỉ bắn được 2 phát đạn một phút, tỷ lệ trúng địch chỉ đạt 70%.

Như vậy, giả sử trên chiến trường, mỗi bên có 10 quân sĩ, khoảng cách đến mục tiêu là như nhau, thì trong vòng 1 phút, quân Anh bắn được 30 phát súng, trúng 27 mục tiêu; còn quân Thanh bắn được 20 phát đạn và chỉ trúng 14 mục tiêu.

Từ phép tính đơn giản ấy, ta có thể thấy súng đá lửa nòng trơn của quân Anh có hiệu năng cao gấp 2 lần so với súng điểu thương của quân Thanh. Tuy nhiên, với sự chênh lệch về hiệu năng, Thanh triều hoàn toàn có thể dựa vào số lượng áp đảo để bù đắp thiếu hụt này.

Phát minh ra thuốc súng, nhưng lại "chào thua" hỏa dược của quân Anh

Tương tự như súng ống, pháo của hai phe Trung – Anh càng có sự chênh lệch lớn hơn nữa. Xét về đạn dược, nhược điểm của đạn pháo Trung Hoa chủ yếu nằm ở 2 điểm: lực xuyên suốt không đủ và độ chính xác không cao.

Lực xuyên suốt yếu là do hỏa dược của Trung Quốc không tốt. Độ trúng mục tiêu thấp bắt nguồn từ tính cơ động kém của hỏa pháo mà thành.


Là đất nước đi đầu trong việc phát minh ra thuốc súng, nhưng hỏa lực của Thanh triều cũng yếu thế hơn so với quân Anh. (Tranh minh họa).
Cùng sở hữu đường kính và kích cỡ tương đương, nhưng hỏa pháo của Thanh triều rất nặng, kéo theo đó là tính cơ động thấp. Việc nhắm trúng mục tiêu của những hỏa pháo cồng kềnh này lại càng trở nên khó khăn trước đội hình và vũ khí linh hoạt của quân Anh.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng hỏa pháo và đạí bác của Thanh triều khiến quân Anh không khỏi khiếp sợ.

Cuộc đấu "không khoan nhượng" giữa súng và cung, nỏ

trong cuộc chiến với quân Anh, đội quân Thanh triều chỉ có phân nửa binh sĩ sử dụng súng đạn. Nguyên nhân là bởi họ không muốn từ bỏ thế mạnh về cung nỏ của mình.

Quân đội Trung Hoa từ xa xưa đã có truyền thống tác chiến bằng cung nỏ. Trên chiến trường, họ là những tay thiện xạ sở hữu sức công phá không thua gì so với súng đạn Tây phương.

Cung, nỏ thời cổ đại có tầm bắn lên tới 300m, thậm chí có thể đạt tới 500m nếu người bắn có lực tay lớn.

Từ thời Ung Chính Hoàng đế, đội quân của Thanh triều đã nổi danh là đội cung tiễn mạnh nhất trong lịch sử các triều đại Trung Hoa. Do đó, không có cớ gì mà họ không phát huy thế mạnh của mình trong cuộc chiến với ngoại bang.

Đó là chưa kể tới việc, tỷ lệ chuẩn xác của việc bắn cung, nỏ rất cao, thậm chí còn có thể nhắm vào những mục tiêu nhỏ ở khoảng cách gần 200m.

Về tốc độ, cung, nỏ hoàn toàn "ăn đứt" súng ống của Tây phương với số lượng từ 3 đến 4 phát bắn mỗi phút, hơn nữa thao tác lại vô cùng đơn giản, khó xảy ra rủi ro, nhầm lẫn.


Truyền thống và thế mạnh về cung nỏ cũng không thể giúp quân Thanh thoát khỏi thất bại tất yếu trong chiến tranh thuốc phiện. (Tranh minh họa).
Nhược điểm duy nhất của thứ vũ khí này là người kéo cung phải dùng nhiều lực tay, dễ mất sức, khiến tốc độ, cự ly bắn và độ chính xác bị suy giảm.

Tương tự như vậy, súng đá lửa trơn nòng sau khi bắn nhiều lần cũng sẽ phát nhiệt, làm giản bớt uy lực của đạn dược.

Xét về khả năng xuyên thấu, mũi tên mạnh hơn nhiều so với đạn súng. Một tay cung giỏi có thể bắn ra mũi tên xuyên thủng 2 tầng áo giáp của quân địch. Đây là điều mà súng ống lúc bấy giờ chưa thể đạt tới.

Tuy nhiên, sức phá hoại của mũi tên không thể bằng đạn, vết thương do tên bắn nếu không chí mạng thì rất dễ xử lý.

Chưa dừng lại ở đó, đầu mũi tên còn có rất nhiều ưu điểm như: có thể tẩm độc dược, gắn thêm thuốc nổ, mồi lửa. Lúc bấy giờ, nói cung nỏ vượt mặt súng đạn cũng không ngoa. Thậm chí, trong quân đội Anh quốc, có người còn đề xuất việc sử dụng cung, nỏ thay vì dùng súng.

Cải tiến một bước, Anh quốc "vượt mặt" Trung Hoa

Từ những điểm trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy: súng ống, đạn dược, hỏa pháo của Trung Hoa chỉ thua kém không nhiều so với Anh quốc, thậm chí cung tiễn của họ còn lợi hại hơn.

Vậy, đâu là nguyên nhân khiến Thanh triều rước lấy "mối nhục ngàn thu" trong cuộc chiến tranh thuốc phiện?

Nguyên nhân lại xuất phát từ một cải tiến không quá nổi bật của quân Anh – lưỡi lê. Súng trơn nòng đá lửa của họ có tầm bắn gần, vũ khí bắn tốc thấp, chỉ có thể phát huy ưu điểm khi tấn công mục tiêu ở cự ly không quá gần.

Trước khi có lưỡi lê, những binh sĩ dùng súng thường phải được quân lính cầm gươm, giáo bảo vệ. Sau khi được cải tiến, mỗi binh lính Anh quốc sở hữu trong tay hai loại vũ khí, vừa có thể tấn công tầm xa, vừa tiện lợi trong việc đánh giáp lá cà.

Bởi vậy, đội hình quân Anh có tính linh hoạt rất cao, có khả năng đột phá vòng vây, cũng dễ dàng để công kích quân địch.


Đội hình cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt và cơ động cũng là một trong những nguyên nhân khiến Thanh triều thua đau trước Anh quốc. (Ảnh minh họa).
Trong lúc tác chiến, quân Anh thường xếp thành các hàng ngang. Trong đội ngũ, mỗi binh lính đều tự nhồi đạn, đứng bắn hoặc ngồi bắn liên tiếp. Khả năng chắn, phòng ngự và tấn công của đội hình này vì thế đều tương đối hiệu quả.

Trong khi đó, quân Thanh khi tác chiến lại thường xếp thành nhiều đội hình khác nhau, chủ yếu xếp thành 3 lớp: vũ khí nặng như hỏa pháo, đại bác sẽ ở lớp trên cùng; lớp giữa là binh lính cầm súng; lớp sau cùng là quân lính cầm gươm, giáo.

Khi gặp địch ở cự ly xa, quân Thanh sẽ nã đạn bằng hỏa pháo, đại bác; nếu quân thù tiến gần hơn thì dùng súng; cuối cùng mới dùng gươm, giáo để đánh giáp lá cà.

Không chỉ gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa vũ khí lạnh và hỏa lực, khả năng cơ động của quân Thanh cũng rất thấp. Bởi vậy, những đội hình kiểu trên đã trở thành điểm yếu của quân triều đình trước những kẻ thù trang bị đầy đủ và linh hoạt như quân Anh.

Không phát huy được thế mạnh, Thanh triều nhận kết cục thua đau

Vào thời điểm chiến tranh nha phiến xảy ra, binh lực của Thanh triều tổng cộng lên tới 80 vạn người. Lúc đầu, số quân lính tham gia chiến tranh thuốc phiện là 10 vạn binh. Trong khi đó, quân Anh chỉ đưa ra khoảng 7000 lục quân và hải quân, nhiều nhất cũng chỉ tới 2 vạn.

Trên thực tế, Thanh triều hoàn toàn không thể tận dụng ưu điểm về số lượng để bù đắp cho sự thua kém về kỹ thuật và trang bị của mình.

Đội quân của Anh quốc được trang bị những chiến thuyền có pháo giúp họ làm chủ mặt biển, cũng nắm trong tay quyền tấn công chủ động.


Ngay cả khi sở hữu thế mạnh về cung nỏ, số lượng, Thanh triều vẫn không thể tận dụng được những nguồn lực ấy để đối phó với ngoại bang. (Tranh minh họa).
Để phòng ngừa khả năng đổ bộ xâm lược của quân Anh, chính quyền Thanh triều đều bố trí phòng vệ ở mười mấy cửa biển. Tại những vị trí trọng yếu, triều đình hạ lệnh cho 4000 tới 1 vạn binh sĩ đóng quân.

Lực lượng bị phân tán, lại thêm giao thông và liên lạc khó khăn đã khiến quân đội Thanh triều khó có thể tập trung binh lực. Tại nhiều địa phương, quân đội của triều đình có lúc còn thấp hơn quân sĩ của Anh quốc, thường xuyên rơi vào thế bị vây hãm.

Ngày 10/ 10/1841, quân Anh công phá Ninh Ba. Hoàng đế Đạo Quang điều 2000 tinh binh từ Từ Xuyên Kiến Xương và Tùng Phan tới Chiết Giang chi viện.

Quãng đường hành quân hàng ngàn cây số đã khiến đội quân tinh nhuệ này rã rời. Trong khi đó, quân Anh ở Ninh Ba đã nghỉ ngơi lại sức. Bởi vậy, quân của Thanh triều chẳng khác gì lấy yếu chống mạnh, thua cuộc cũng là điều tất yếu.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)