Nghệ thuật sống 2013-11-17 11:26:51

10 điều cần làm để khởi nghiệp ở Việt Nam


 
Khởi nghiệp ở Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng. Ít nhất là đối với cộng đồng khởi nghiệp dính dáng đến thương mại điện tử và xu hướng doanh nghiệp hiện đại.
Ở đây, tôi chưa muốn nhắc đến việc mở quán trà đá hay bán quán ốc vỉa hè… Điều chúng ta thực sự cần hiện nay để khơi nguồn cho một nền công nghiệp mới, hiện đại, trẻ trung và bảo toàn môi trường khởi nghiệp cho các bạn trẻ. Ai cũng biết rằng các dịch vụ “vỉa hè” đang ngày càng “bá đạo” làm cho giới công sở và ngân hàng trở nên điêu đứng. Vậy, việc một bạn trẻ thực sự muốn khởi nghiệp tại Việt Nam bằng những doanh nghiệp thực sự thì phải làm như thế nào?
Cộng đồng Startup Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng. Những công ty mới đang vật lộn để có thể tăng trưởng, không có cố vấn, tiền không có, không có đủ nhà đầu tư, không được thị trường sớm chấp nhận, muôn vàn khó khăn và nền kinh tế thì đang sụp đổ. Ít nhất, đó là những thứ các startup Việt Nam đang nói với nhau những ngày này.
Nhưng nói chuyện cách đó thì có giúp được gì. Thực tế điều đó chỉ kích động những cô cậu khởi nghiệp kêu than. Cả Apple và Microsoft đã được thành lập trong 1 thời kỳ suy thoái và hơn một nửa trong số Fortune 500 cũng được xây dựng trong 1 kỳ suy thoái. Vì vậy, hãy vượt qua nó. Chúng ta nên làm như Bruce Lee nói: “Trong mọi nguy khốn, tôi tạo ra cơ hội cho mình!”. Thay vì than vãn, các Startup Việt Nam cần hướng đến những cuộc thảo luận tích cực về việc chúng ta có thể làm gì để đẩy mạnh cộng đồng. Hãy tạm quên việc tìm kiếm sự đầu tư (thật sáo rỗng khi than thở về sự đầu tư), mà hãy bắt đầu đầu tư cho con người.
Tôi đã đúc kết 1 danh sách 10 điều mọi startup Việt Nam cần suy nghĩ và chắc chắn cần bắt đầu làm ngay từ bây giờ. Nếu bạn đang đọc điều này, và bạn chưa làm bất cứ điều gì trong danh sách này, đã đến lúc bạn bắt đầu. “Đừng hỏi cộng đồng startup làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn làm gì cho cộng đồng”. Và tôi biết, đa số những điều này thật khó và có thể là không thể, nhưng tất cả đều phải bắt đầu ở đâu đó, từ 1 người nào đó và vào 1 lúc nào đó.
1. Phát triển một tinh thần “Cho trước khi nhận”
10 điều Việt Nam cần làm để bảo vệ môi trường startupỞ Việt Nam, một trong những thứ chúng ta phải trải qua đó là triết lý “Lấy đi”. Tâm lý đó đa số luôn là “Tôi sẽ làm gì để không phải gánh trách nhiệm?”. Nếu có một sự kiện mới hoặc một sản phẩm mới, hoặc một công ty thú vị, mọi người sẽ lập tức muốn biết lợi ích họ có được từ nó. Điều này cần được thay đổi ngay lập tức. Mọi người cần nghĩ “Làm thế nào tôi có thể làm nó tốt hơn?”, “Tôi có thể cống hiến những gì?”.
Vấn đề với người Việt Nam đó là “Nếu tôi cho đi quá nhiều và những kẻ còn lại thì chỉ biết nhận thì sao? Vậy thì tôi sẽ chẳng cho họ cái gì cả!”. Điều đó chính xác là kiểu suy nghĩ chúng ta cần phá bỏ, và nó cần được bắt đầu ở đâu đó. Cộng đồng khởi nghiệp mạnh được xây dựng trên cơ sở những con người giúp đỡ nhau. Khi người sáng lập Instagram, Kevin Systrom gọi bạn mình và cũng là người đồng sáng lập Quora, Adam D’Angelo, vào nửa đêm, Adam đã chẳng ngần ngại gì giúp Kevin ngay lập tức. Phần thưởng của Adam cho chuyện này là gì? Đôi khi chúng ta không bao giờ biết được. Khi chúng ta cho đi, chúng ta đừng nên hy vọng lợi ích cụ thể. Có những thứ sẽ tới, đơn giản chúng ta không biết nó là gì.
Có những lúc phần thưởng thực sự là trở thành một phần của lịch sử, một phần của lịch sử của một dự án khởi nghiệp thú vị.
2. Hãy là người hướng dẫn và là người được hướng dẫn.
Cho đi tự nhiên sẽ dẫn đến khả năng cố vấn. Việt Nam đang trong tình trạng thiếu cố vấn trầm trọng. Các chương trình như Founder’s Institute lấy kinh nghiệm từ các doanh nhân để cải thiện tình hình và góp phần xây dựng cộng đồng, nhưng hiện nay lại không có đủ cố vấn sẵn sàng gặp mặt các khởi nghiệp trẻ và theo họ suốt chặng đường. Phần lớn sự nhận được sẽ luôn là “Ôi, tôi không có thời gian cho việc đó, tôi là người bận rộn, tôi phải lo cho công ty của tôi”. Nhưng “Xin lỗi” ư? Đó thật là một câu vớ vẩn. Như Brad Feld, tác giả của “Những cộng động khởi nghiệp” (Startup Communities) có nói, những người nói câu này là những kẻ “thiếu những điều cơ bản mà một lãnh đạo có”. Những người này không hề có tầm nhìn dài về cộng đồng khởi nghiệp của riêng họ. Họ không nhận ra rằng bằng việc cố vấn, tất cả đều có lợi về việc đào sâu kiến thức.
Và sự phát triển của cộng đồng khi có nhiều cố vấn đó là các cố vấn lại tạo ra những cố vấn mới. Nếu hôm nay bạn quyết định bắt đầu hướng dẫn ai đó, bạn cần nhớ rằng những người sáng lập, những lãnh đạo và khởi nghiệp mới bạn đang bắt đầu hướng dẫn, dần dần sẽ trở thành chính cố vấn của bạn.
3. Hãy ngừng “Ném đá”

Người Việt có 1 thói quen kì lạ đó là “ném đá”. Nó có nghĩa mọi người thích đánh giá nhau mà không đưa ra bất cứ phản hồi vững chắc, họ than phiền đơn giản chỉ để than phiền. Điều này không hề mang lại lợi ích gì hết. Và tôi biết, nó là một phần của văn hóa Việt hiện địa, nhưng thói quen này cần được gỡ bỏ vì mục đích phát triển của tất cả. Nếu bạng đang đọc điều này, nó có thể là điều bạn cần. Khi bạn cố gắng với một ứng dụng mới, hoặc phát hiện một số tin về 1 khởi nghiệp, hoặc thất vọng về một sự kiện mới, thay vì than phiền về nó, hãy đứng lên và nghĩ làm thế nào ứng dụng có thể tốt hơn. Hãy chia sẻ cho những sáng lập viên những gì họ có thể làm để phát triển việc kinh doanh của họ và nói với các nhà tổ chức sự kiện làm thế nào họ có thể tạo một event tốt hơn. Không may, ở Việt nam, 2 phản ứng phổ biến nhất với điều này đó là 1 là im lặng, 2 là “ném đá”. Bây giờ, đã đến lúc thêm vào phản ứng thứ 3 đó là: nghĩ nhiều hơn về việc làm thế nào mọi thứ có thể tốt hơn và hãy chia sẻ suy nghĩ đó với mọi người.
4. Hãy hòa nhập
Với những người ngoài cuộc, người nước ngoài và các doanh nhân trẻ, thật luôn khó để biết làm thế nào có thể tham gia thực sự vào một cộng đồng khởi nghiệp. Trong mỗi cộng đồng khởi nghiệp khắp thế giới, có những người gác cổng ra vào cộng đồng khởi nghiệp. Những người gác cổng tốt biết điều này và họ kết nối với các lãnh đạo trong 1 cộng đồng tới những người cần họ. Điều này cần xảy ra thường xuyên hơn. Cần nhiều hơn nữa những người gác cổng như vậy ở Việt Nam và bước vào cộng đồng cần dễ dàng hơn nữa.
Tôi thường xuyên nghe đi nghe lại từ những nhà đầu Singapore và Tây Âu rằng Việt Nam rất khó để hợp tác vì rào cản ngôn ngữ và cách mọi người giao tiếp. Cách duy nhất để chống lại điều này đó là cần hòa nhập hơn. Có nghĩa là không chỉ là những người Việt niềm nở và cởi mở, chúng ta còn phải là những người mời gọi các vị khách nước ngoài.
5. Kết nối đồng nghiệp của bạn ngay hôm nay
Nếu bạn đang đọc điều này, nghĩa là bạn quan tâm. Nếu có một điều bạn có thể làm để giúp đỡ cộng đồng ngay bây giờ, đó chính là phát triển cộng đồng. Và cách duy nhất để phát triển cộng đồng đó là giới thiệu mọi người với nhau, tăng thêm kết nối và mở rộng các mối quan hệ. Giao tiếp như những cơn lũ nơi mọi người chia sẻ thông tin,không giống Napster, nơi mọi người chỉ chia sẻ trên con phố một chiều.
Bây giờ, hãy truy cập email và nghĩ tới 2 người mà bạn nghĩ nên gặp mặt nhau và giới thiệu họ với nhau. Nào! Hãy làm đi!
Nếu bạn không có ai để kết nối, hãy nhìn qua danh sách những startup yêu thích của bạn (hoặc của chúng tôi) và gửi thư cho họ ngay bây giờ và đừng quên lấy một cốc cà phê. Chính xác hãy bước ra ngoài và mời họ cà phê, ngay bây giờ. Việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với những đồng sáng lập, các doanh nhân và kỹ thuật xung quanh bạn xây dựng một cộng đồng thực sự mạnh và tuyệt vời, thứ có thể sống sót và phát triển thành những khởi nghiệp tuyệt vời.
6. Hãy làm ngơ với các sự kiện
Dĩ nhiên, cộng đồng càng phát triển và có nhiều tiền, sẽ càng có nhiều sự kiện tiềm năng. Tôi đã chứng kiến hầu hết các cộng đồng tôi từng học. Nhưng nếu bạn thực sự tin trong việc xây dựng cộng đồng, bạn sẽ phải học việc làm ngơ nó, để nó đằng sau, và tiếp tục tập trung những gì cần làm: xây dựng những khởi nghiệp tuyệt vời, mở rộng cộng đồng, làm cộng đồng vững mạnh và phát triển sự lãnh đạo.
7. Hãy chơi cuộc chơi mà không có kẻ thất bại
Đây là một trong những nền tảng trong việc xây dựng một cộng đồng tuyệt vời. Hãy dừng việc nghĩ “Nếu một kẻ muốn thắng, thì kẻ kia phải thua” và bắt đầu ý thức những gì Brad Feld nói:
“Nếu có nhiều hoạt động dành cho khởi nghiệp, điều này sẽ làm tăng sự chú ý nhiều hơn cho cộng đồng và tạo ra nhiều hoạt động hơn.”
Mặc dù trong số chúng ta đang đấu tranh lẫn nhau, tất cả chúng ta cần nhận ra rằng chúng ta cùng hội cùng thuyền cũng như một cộng đồng vậy. Cộng đồng là cánh cửa tới khởi nghiệp cá nhân. Nếu cộng đồng không chất lượng, không ai mở cửa đón chào những startup đó. Vì vậy, để có một cộng đồng vững mạnh, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần cởi mở hơn. Khi một người đàn ông thất bại, anh ấy có thể trở thành người đưa lời khuyên cho các startup khác. Nếu một người phụ nữ thất bại, cố ấy có thể bắt đầu một công ty khác với sự hỗ trợ của cộng đồng. Tất cả mọi người nên coi sự thành công của cá nhân như một phần thành công của chính họ. Học từ những cầu thủ bóng đá, hãy mặc áo của nhau.
Chúng ta cần học cách các cầu thủ bóng đá làm bạn với nhau và trao đổi áo sau mỗi trận đấu
8. Suy nghĩ dài hạn
Đó chính là chủ đề xuyên suốt tất cả những điểm được nói trong đây. Bao nhiêu người trong các bạn cống hiến cho sự thành công dài hạn của khởi nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp xung quanh bạn? Chỉ những người sẵn sàng lập kế hoạch để tồn tại cho 10 đến 20 năm mới trở thành lãnh đạo của cộng đồng. Vì sao lại phải dài vậy? Vì với tất cả thế hệ mới phải mất nhiều năm để xây dựng cộng đồng và chỉ ít hơn một năm, mọi thứ sẽ thay đổi hoàn toàn. Bạn sẽ có thể nhìn thấy những khó khăn và vất vả trước mắt chứ? Nếu bạn có thể, đó là dấu hiệu của một lãnh đạo tuyệt vời và cơ sở cho một cộng đồng phát triển.
9. Hãy ngừng trốn tránh
Vấn đề của một số lãnh đạo trong cộng đồng khởi nghiệp của Việt nam là họ thích ở sau tấm rèm. Điều đó không giúp đỡ được ai và điều cũng thật nhát gan. Đi đến cuối đời, Steve Jobs cũng đã nhận ra điều này. Đầu tiên, ông không muốn gặp Larry Page và những doanh nhân trẻ, nhưng ông nhận ra rằng việc trốn khỏi ảnh đèn sân khấu không giúp được ai. Ông nhớ khi Hewlett Packard tiếp cận ông khi ông còn là một thanh niên, sự kiện đó đã trở thành cơ sở cho sự phát triển của ông với tư cách là một doanh nhân. Tại Việt Nam, thật buồn khi bạn càng thành công, bạn lại càng giấu mặt. Người lãnh đạo đơn giản biến mất và họ mang luôn theo trí tuệ và kinh nghiệm của họ.

Bản thân Steve Jobs cũng đã từng sai lầm và đã tìm cách sửa chữa, còn những người đã thành công ở Việt Nam thì sao – Ảnh: ST

Đôi khi vì họ sợ mọi người sẽ khinh thường họ, hoặc có thể sẽ “ném đá” họ, hoặc vì sợ mọi người nhìn vào túi tiền của mình, hoặc bất kể thứ gì. Dù lý do là gì chăng nữa, họ cần bước vào sân khấu lần nữa, hướng dẫn các startup, cởi mở và hãy mê hoặc những thế hệ mới.
Nếu bạn là một doanh nhân thành công và bạn đang đọc điều này, hãy quay trở l ại và lãnh đạo. Chúng tôi cần bạn.
10. Hãy kết nối với bên ngoài cộng đồng khởi nghiệp
Một trong những vấn đề của các startup Việt đó là họ còn quá mới và non đến nỗi những công ty lớn tuổi hơn sẽ khinh thường họ. Nhưng về mặt khác, khách hàng cũng không hoàn toàn hứng thú với sản phẩm mới, đối với họ, không dễ chút nào để thử chúng, vì vậy có 2 điều mỗi người tham gia cần biết: thu hút và trải nghiệm ban đầu.

Tại Hà Nội, Hatch đang làm rất tốt việc hỗ trợ các startup, các cá nhân ở nhiều lĩnh vực khác nhau kết nối và hợp tác cùng nhau

Thu hút: hãy là một người hỗ trợ và người tin tưởng mãnh mẽ về startup Việt Nam. Hãy tìm những khởi nghiệp hot nhất và giới thiệu họ với những người bạn, gia đình và phương tiện truyền thông xã hội.
Trải nghiệm ban đầu: Thử sản phẩm của mọi người và gửi họ nhận xét. Hãy nghiêm túc về việc download phiên bản mới nhất và thử dịch vụ mới nhất. Họ cần bạn!
Tương lai của cộng đồng startup Việt
Những người thực sự quan tâm việc xây dựng cộng đồng khởi nghiệp biết rằng nghĩ về lợi ích rộng và dài hạn của cộng đồng sẽ gặt hái theo cấp số nhân cho tất cả mọi người. Bạn không bao giờ biết kết quả sẽ là gì, nhưng sức mạnh của mạng lưới chắc chắn sẽ được đáp trả trong cuộc chạy đua dài. Mọi người nhìn vào cộng đồng như một sự phiền toái, không hề nhận ra những startup mạnh đã được dựng xây bởi những kẻ mạnh làm việc cùng nhau. Những kẻ ngồi chê bai sự kiện và cộng đồng dở đến thế nào hãy ra đơn giản ra khỏi đó và cống hiến. Hãy lờ đi những lời chê bai và cứ tiếp tục làm những gì là đúng. Đừng mệt. Đừng sợ. Đơn giản cứ bước đi.
Theo Techdaily (Tech in Asia )
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)