[size=medium]Tham khảo
How Memory Works: 10 Things Most People Get Wrong
Người ta thường nói con người là tổng số của những ký ức của họ. Kinh nghiệm của bạn là cái làm nên con người bạn.
Trong trường hợp ấy, trí nhớ hình thành cái cốt lõi của kinh nghiệm con người. Nhưng trí nhớ nhìn chung bị hiểu kém, đó là lý do tại sao nhiều người nói rằng họ có 'trí nhớ tệ'. Trí nhớ con người phức tạp hơn nhiều so với bộ nhớ nằm trong máy tính, điện thoại của chúng ta.
Sau đây là 10 chỉ dẫn của tôi về tâm lý học trí nhớ (nó được dựa trên 1 bài điểm sách của chuyên giá nổi tiếng về trí nhớ, giáo sư Robert A. Bjork)
1. Trí nhớ không suy tàn
Mọi người đều đã trải qua sự khó chịu khi không thể nhớ lại 1 sự kiện từ ký ức. Đó có thể là tên của ai đó hoặc địa điểm đỗ xe.
Vì vậy nó có vẻ rõ ràng là trí nhớ suy tàn, giống như trái cây rơi rụng. Nhưng nghiên cứu có xu hướng không ủng hộ quan điểm này. Thay vào đó nhiều nhà nghiên cứu nghĩ rằng trong thực tế, trí nhớ có 1 khả năng giới hạn. Mọi thứ được chứa trong trí nhớ nhưng, nếu không có sự nhắc lại, những ký ức trở nên khó khăn hơn để tiếp cận. Điều này có nghĩa là, không phải ký ức 'rơi rụng' mà đó là khả năng khôi phục lại.
Nhưng tại sao 1 bộ não nhớ được mọi điều nhưng không thể nhớ lại hầu hết những điều đó?
2. Sự quên giúp bạn học tập
Quan điểm cho rằng sự quên đi giúp bạn học tập dường như vô lý, nhưng hãy nghĩ về nó theo cách này: Hãy tưởng tượng rằng bạn đã tạo được 1 bộ não có thể nhớ và nhớ lại được mọi điều. Khi bộ não gây kinh ngạc này cố gắng nhớ lại chỗ bạn đỗ xe, nó sẽ ngay lập tức mang đến trong tâm trí bạn tất cả những bãi đỗ xe nó đã từng nhìn thấy, sau đó nó sẽ phải kiểm tra rất nhiều bãi đỗ xe.
Và điều này nhìn chung là đúng với hầu hết những ký ức của chúng ta. Những sự kiện gần đây luôn luôn quan trọng hơn những sự kiện đã xảy ra cách đây rất lâu.
Để làm cho bộ não của bạn hữu ích hơn trong thế giới, bạn phải xây dựng một số hệ thống để bỏ qua những thông tin cũ, vô ích. Trong thực tế, tất cả chúng ta đều có 1 hệ thống bỏ qua đó: chúng ta gọi nó là 'quên'
Đó là lý do tại sao quên giúp bạn học tập: khi những thông tin ít liên quan trở nên không tiếp cận được, chúng ta tự nhiên sẽ còn lại với những thông tin quan trọng nhất cho sự sinh tồn hằng ngày của chúng ta.
3. Những ký ức 'đã mất' có thể sống lại
Dù những ký ức có thể trở nên ít tiếp cận được, chúng vẫn có thể được phục hồi.
Ngay cả những chuyện từ lâu bạn không thể nhớ lại thì chúng vẫn còn ở đó, chờ đợi được đánh thức. Những thực nghiệm cho thấy ngay cả những thông tin mà từ lâu đã trở nên không thể tiếp cận được vẫn có thể được phục hồi. Quả thật, đó là khi sự học lại nhanh hơn những thông tin mới.
4. Nhớ lại những ký ức làm thay đổi chúng
Mặc dù sự nhớ lại là 1 phần cơ bản của trí nhớ, thì quan điểm cho rằng sự nhớ lại làm thay đổi những ký ức có vẻ như sai lầm. Làm thế nào sự nhớ lại 1 ký ức có thể thay đổi nó?
Bằng cách nhớ lại 1 ký ức, nó trở nên mạnh mẽ hơn khi so sánh với những ký ức khác. Hãy xem ví dụ này. Giả sử bạn nghĩ lại về 1 dịp sinh nhật đặc biệt trong thời thơ ấu và bạn nhớ mình nhận được 1 tàu vũ trụ Lego. Mỗi lần bạn nhớ lại sự kiện đó, những món quà khác bạn nhận được vào ngày sinh nhật trở nên kém hơn khi so sánh.
Quá trình nhớ lại thực sự là quá trình xây dựng quá khứ một cách linh hoạt, hoặc ít nhất là xây dựng lại những phần của quá khứ của bạn mà bạn có thể nhớ.
Đây chỉ mới là sự khởi đầu. Những ký ức sai có thể được tạo ra bằng quá trình nhớ sai về quá khứ này. Quả thật, các nhà tâm lý bằng thực nghiệm đã cấy ghép được những ký ức sai.
Điều này đề xuất 1 ý tưởng hấp dẫn là chúng ta có thể tạo nên bản thân bằng cách lựa chọn những ký ức nào để nhớ lại.
5. Trí nhớ không ổn định
Thực tế là hành động nhớ lại đơn giản làm thay đổi ký ức có nghĩa là nó không ổn định 1 cách tương đối. Nhưng mọi người có xu hướng nghĩ rằng ký ức là tương đối ổn định: chúng ta quên rằng chúng ta sẽ quên và vì vậy chúng ta nghĩ là chúng ta sẽ không quên trong tương lai những điều bây giờ chúng ta biết.
Điều này có nghĩa là học sinh, sinh viên đánh giá thấp những nỗ lực sẽ cần phải có để ghi nhớ tài liệu học. Điều này dẫn đến
6. Thành kiến thấy trước (The foresight bias)
Mọi người đều đã trải qua điều này. Bạn nghĩ rằng không thể có chuyện bạn sẽ quên nó. Vì vậy bạn không buồn ghi nó ra giấy. Trong vòng 10 phút bạn đã quên nó và nó sẽ không bao giờ quay trở lại.
Chúng ta thấy điều tương tự trong phòng thực nghiệm. Trong 1 nghiên cứu của Koriat và Bjork (2005) mọi người học những cặp từ như 'light-lamp', sau đó họ được yêu cầu đánh giá khả năng họ sẽ có thể trả lời 'lamp' khi được nhắc từ 'light'. Họ đã quá tự tin và lý do là vì 'thành kiến thấy trước'. Khi họ được nhắc từ 'light' thì sau đó tất cả các loại từ khác xuất hiện trong tâm trí như 'bulb' hoặc 'shade' và không dễ dàng nhớ lại câu trả lời đúng như họ đã dự đoán.
7. Khi nhớ lại dễ, học sẽ kém
Chúng ta cảm thấy thật thông minh khi chúng ta có thể nhớ lại điều gì đó ngay lập tức và thật ngu ngốc khi tốn hàng 'thế kỷ' để nhớ lại. Nhưng về mặt học tập, chúng ta chính xác nên cảm nhận điều ngược lại. Khi điều gì đó xuất hiện trong tâm trí nhanh chóng, chúng ta không nỗ lực để nhớ lại nó, thì sự học hỏi không xuất hiện. Khi chúng ta phải nỗ lực vất vả để mang nó về ý thức, chúng ta đang học.
Khi mọi người được kiểm tra trí nhớ, họ càng nỗ lực để xây dựng hoặc tái xây dựng mục tiêu ghi nhớ, thì cuối cùng trí nhớ của họ càng trở nên mạnh mẽ hơn. Đây là lý do tại sao những kỹ thuật học đúng luôn bao gồm việc kiểm tra, vì chỉ nhìn vào thông tin thì không đủ: học cần sự nỗ lực nhớ lại.
8. Học phụ thuộc nhiều vào bối cảnh
Bạn đã từng để ý thấy khi bạn học điều gì đó trong 1 bối cảnh, như lớp học, nó trở nên khó khăn để nhớ lại khi bối cảnh đó thay đổi?
Điều này là bởi vì học tập phụ thuộc nhiều vào bạn học như thế nào và học ở đâu: nó phụ thuộc vào những ai ở đó, cái gì xung quanh bạn và bạn học như thế nào.
Nó chỉ ra rằng trong dài hạn, mọi người học kiến thức tốt nhất khi họ đặt mình trong những bối cảnh khác nhau hoặc những phương pháp khác nhau.
9. Trí nhớ, nạp lại
Nếu bạn muốn học chơi tennis, có phải tốt hơn là bạn dành 1 tuần để học giao bóng, tuần tiếp học đánh bóng phía bên phải, tuần sau học đánh bóng phía bên trái và tiếp tục? Hay là bạn nên trộn lẫn tất cả với nhau, học đánh bóng bên phải và bên trái hằng ngày?
Đối với sự ghi nhớ dài hạn, bạn dễ dàng nhớ lại những ký ức hơn nếu việc học được trộn lẫn.
Vấn đề là học như thế này có thể là tệ lúc bắt đầu. Nếu bạn tập giao bóng và sau đó nhanh chóng đổi sáng tập đánh bóng phía bên phải, bạn sẽ 'quên' cách giao bóng. Vì vật bạn cảm thấy mọi việc trở nên tồi tệ hơn nếu bạn chỉ luyện tập giao bóng lặp đi lặp lại. Nhưng về lâu dài, kiểu học trộn lẫn này có hiệu quả nhất.
1 lời giải thích cho lý do tại sao điều này có hiệu quả được gọi là 'giả thuyết nạp lại' (reloading hypothesis). Mỗi lần chúng ta chuyển đổi nhiệm vụ, chúng ta phải 'nạp lại' trí nhớ. Quá trình nạp lại này làm củng cố việc học.
10. Học tập nằm dưới sự kiểm soát của bạn
Chúng ta thường đánh giá thấp khả năng kiểm soát mà chúng ta có đối với trí nhớ của mình.
Ví dụ, mọi người có xu hướng nghĩ rằng một số điều, bởi bản chất của chúng, là khó học hơn và vì vậy họ từ bỏ. Tuy nhiên, những kỹ thuật như sử dụng những bối cảnh khác nhau, chuyển đổi giữa các nhiệm vụ và tái cấu trúc những ký ức tích cực, tất cả đều có thể giúp nâng cao sự ghi nhớ.
Mọi người cũng có xu hướng nghĩ rằng quá khứ là cố định và đã qua; nó không thể bị thay đổi. Nhưng cách chúng ta nhớ lại quá khứ và suy nghĩ về nó có thể được thay đổi. Nhớ lại những ký ức theo những cách khác nhau có thể giúp chúng ta tái diễn giải quá khứ và thiết lập 1 con đường khác trong tương lai. Ví dụ, các nghiên cứu đã cho thấy mọi người có thể đuổi những ký ức tiêu cực đau thương ra ngoài bằng cách tập trung nhiều hơn vào những ký ức tích cực (Levy & Anderson, 2008).
Sau khi xem xét tất cả, trí nhớ của chúng ta không tệ như chúng ta tưởng. Nó có thể không làm việc giống như 1 máy tính, nhưng tất cả những gì tạo nên trí nhớ đều hấp dẫn để hiểu và trải nghiệm.
Nguồn: spring.org.uk
[/size]