[justify]Nếu như cách đây từ 4 tới 5 năm, truyện tranh và hoạt hình luôn được coi là những hình thức giải trí "vô hại" dành cho trẻ em thì trong năm 2008, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa hàng loạt tin/bài viết mà trong đó truyện tranh - hoạt hình, đặc biệt là manga - anime đóng vai trò một tác nhân xấu đối với thanh thiếu niên Việt Nam.[/justify]
[justify]"Truyện tranh "phản giáo dục" hay trẻ em đọc truyện tranh sai lứa tuổi?" là câu hỏi mà dư luận quan tâm trong tình trạng thị trường truyện tranh, hoạt hình còn gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm định.[/justify]
[justify][/justify]
Đâu phải tất cả truyện tranh đều tiêu cực?
[justify]Trên thực tế, thật khó để đánh giá được mức độ "hòa nhập" của mangAnime - các sản phẩm đặc trưng của một nền văn hóa còn nhiều khác biệt vào Việt Nam. Nhưng dư luận về mangAnime trong năm 2008 lại đa phần là tiêu cực, khiến cho nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh có cái nhìn quan ngại về thị trường truyện tranh, hoạt hình nước nhà 3be_eaten3.[/justify]
[justify]Việc khẳng định tác động tích cực hay tiêu cực của mangAnime lên độc giả cần phải có những khảo sát khoa học và sự thấu hiểu thực sự chứ không thể chỉ dựa trên những ý kiến chủ quan, những cái nhìn phiến diện. Hơn bao giờ hêt, chính độc giả phải là những nhà thẩm định tỉnh táo nhất trước những nguy cơ và thách thức cho bản thân mình.[/justify]
[justify]II. Xiết chặt công tác quản lý xuất bản truyện tranh[/justify]
[justify]Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra văn bản xử phạt hành chính đối với 2 bộ truyện tranh của NXB Văn hóa - Thông tin, 6 bộ của NXB Thanh Hoá và đình chỉ phát hành 2 bộ truyện tranh cũng của NXB này vì có nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến tính giáo dục, thẩm mỹ của thanh thiếu niên.[/justify]
Những bộ truyện như thế này được xuất bản tràn lan
[justify]Động thái này đã để lại cho dư luận, đặc biệt là phía độc giả nhiều băn khoăn. Vì số lượng đầu truyện cũng như mức độ vi phạm được đưa ra xử lý được đánh giá vẫn "chưa thấm vào đâu" so với tình hình thực tế. Điều này cũng chỉ ra các lỗ hổng trong công tác quản lý xuất bản truyện tranh vốn được buông lỏng trong thời gian dài.[/justify]
[justify]Câu hỏi đặt ra là, liệu động thái xử phạt các nhà xuất bản này sẽ là khởi đầu của hàng loạt hành động xiết chặt công tác xuất bản truyện tranh tại Việt Nam hay chỉ là "giơ cao đánh khẽ" để xoa dịu dư luận?[/justify]
[justify]III. Truyện lậu vẫn lan tràn[/justify]
[justify]Dường như bỏ ngoài tai dư luận, truyện lậu vẫn ngang nhiên xuất hiện một cách công khai và thách thức các cơ quan quản lý với hàng loạt đầu truyện đóng mác "15+" hay "18+".[/justify]
"15+", "18+"?!
[justify]Đánh trúng vào tâm lý mê "của lạ" của độc giả trẻ tuổi, các công ty phát hành truyện lậu đã đưa vào phát hành hàng loạt các đầu truyện thuộc thể loại ecchi, hentai, shounen ai, yaoi… Dù các cảnh truyện đã được biến tướng đôi chút để "che mắt" các ngành chức năng, người ta vẫn dễ dàng nhận ra rằng cảnh nóng, nội dung đồi trụy đang tràn ngập các cuốn truyện được gắn mác "dành cho tuổi teen" _ ___!!. Một lần nữa, câu hỏi về việc quản lý thị trường xuất bản truyện tranh lại vang lên mà chưa có lời đáp.[/justify]
[justify]IV. Truyện tranh có bản quyền đã có thị trường[/justify]
[justify]Đối mặt với bao thách thức từ phía dư luận xã hội lẫn khó khăn chung của nền kinh tế, truyện tranh có bản quyền đã bắt đầu có được thị phần riêng của mình :D[/justify]
"One Piece" đã trở lại theo con đường "chính thống"
[justify]Ý thức về bản quyền của độc giả đi kèm với chất lượng dịch vụ của các nhà xuất bản được nâng cao chính là hai yếu tố kích thích truyện tranh có bản quyền giành được vị thế trên thị trường tranh truyện Việt Nam. Không thể phủ nhận rằng bên cạnh một bộ phận truyện lậu vẫn "hoành hành" thì truyện tranh có bản quyền đang ngày một hoàn thiện hơn cả về nội dung lẫn hình thức. Chắc chắn truyện tranh có bản quyền sẽ "áp đảo" truyện lậu trong một tương lai gần .[/justify]
[justify]V. Chất lượng dịch vụ của các nhà xuất bản đã được nâng cao[/justify]
[justify]Nếu như cách đây hai năm, truyện tranh của các nhà xuất bản như Kim Đồng, Trẻ được đánh giá là chưa đáp ứng được nhu cầu của độc giả vì nhiều nguyên nhân thì trong năm 2008, chúng ta đã nhận ra sự thay đổi rõ rệt trong khâu xuất bản truyện tranh có bản quyền.[/justify]
Ai mà chả thích "Lovely Complex" có bản quyền?
[justify]Đi đầu trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ là TVM Comics với hàng loạt các ấn phẩm chất lượng cao như "Naruto", "Lovely Complex", "Yotsuba&!"… Lần đầu tiên độc giả được tiếp cận với truyện tranh 100% bản quyền in giấy trắng tinh, bìa dày sắc nét và đọc từ phải qua trái.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Khi ấy, rất nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về khả năng thành công của TVM khi giá thành truyện như thế là khá cao. Tuy nhiên không lâu sau đó, khi tất cả các nhà xuất bản khác như Kim Đồng, Trẻ "vào cuộc" với việc cải thiện hoàn toàn hình ảnh của mình thì độc giả đã có niềm tin hơn về một thị trường không-truyện-lậu trong tương lai 3blingeye3.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Số lượng đầu truyện hay, hấp dẫn tăng; chất lượng dịch thuật và in ấn tốt; khâu phát hành ổn định và quan tâm tới độc giả hơn chính là yếu tố "ghi điểm" của các nhà xuất bản có bản quyền. Hy vọng rằng trong năm 2009, chúng ta sẽ còn được chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng khích lệ hơn trước![/justify]
[justify][/justify]
[justify](còn tiếp)
[/justify]