Đó có thể là một thành phố bị chôn vùi trong cát, một hòn đảo không có người ở hay khu resort cao cấp bị ma ám…
1. KOLMANSKOP (Namibia): Thành phố bị chôn vùi trong cát
Kolmanskop là thành phố ma quái nằm ở nam Namibia, cách cảng Lüderitz vài cây số. Năm 1908, Lüderitz lên cơn sốt tìm kiếm kim cương, người ta đổ xô đến vùng hẻo lánh của Namib hòng có cơ may đổi đời. Chỉ trong vòng 2 năm, một thành phố với casino, trường học, bệnh viện, những toà nhà đã được thiết lập ngay tại vùng hoang vu, mênh mông cát. Nhưng thành phố này bắt đầu suy thoái khi việc buôn bán kim cương sụt giảm chỉ thời gian ngắn trước Thế chiến thứ nhất. Cho đến những năm 50, nơi đây thực sự trở nên hoang vắng trước sự xâm lấn không thể cứu vớt của những đụn cát. Nhanh chóng sau đó, hàng loạt những bình phong che chắn sụp đổ, những khu vườn xinh đẹp và những con đường sạch sẽ hoàn toàn bị vùi chôn dưới cát… Một thành phố hoang tàn xuất hiện.
Vài toà nhà còn sót lại có những cái vẫn trong tình trạng tốt, nhưng phần lớn đang dần bị phá huỷ, từ vẻ đẹp hoành tráng đến những ngôi nhà ma.
2. PRYPIAT (Ukraina): Thành phố của thảm hoạ Chernobyl
Prypiat là thành phố bị bỏ hoang nằm trong khu vực cấm của phía bắc Ukraina. Nơi đây từng là trụ sở của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl cho đến khi bị đóng cửa vào năm 1986 sau thảm hoạ Chernobyl. Dân số trước đó của thành phố khoảng 50.000 người.
3. SAN ZHI (Đài Loan): Resort của những người chết
Thoạt tiên, khu resort cực kỳ hiện đại nằm ở phía Bắc Đài Loan này được xây dựng nhằm mục đích là chốn nghỉ ngơi cho những người giàu có. Nhưng sau đó, liên tục những vụ tai nạn trong quá trình thi công xảy ra, kèm theo trục trặc về kinh phí… dẫn tới việc resort này không thể hoàn thành như dự kiến. Người ta đồn thổi rằng, nơi này bây giờ là chốn lai vãng của những bóng ma.
4. CRACO (Italy): Thành phố bị bỏ hoang thời Trung cổ
Thành phố này nằm trong vùng Basilicata và tỉnh Matera, cách 25 dặm từ Vịnh Taranto - phần "mu bàn chân" của "chiếc ủng" Italy (Italy được gọi là đất nước hình chiếc ủng). Thành phố này là tiêu điểm trong vùng, được xây dựng trong một thời gian dài giữa bao quanh là những ngọn đồi nhấp nhô, những cánh đồng lúa mì và các nông trang.
Năm 1891, dân số của Craco khoảng trên 2000 người. Liên tiếp những vấn đề xảy ra, điều kiện canh tác nông nghiệp khó khăn, lại thêm sạt lở, động đất và chiến tranh đã tạo nên một giai đoạn kinh khủng. Giữa những năm 1892 - 1922, hơn 1.300 người đã dời thành phố tới Bắc Mỹ. Đến năm 1963, 1.800 cư dân còn lại cũng di dời đến thung lũng gần đó, gọi là Craco Peschiera. Và, "bản chính" Craco chỉ còn là những phế tích cho đến ngày nay.
5. ORADOUR-SUR-GLANE (Pháp): Điều khủng khiếp của Thế chiến II
Tàn tích của ngôi làng nhỏ này như là một minh chứng không thể diễn tả hết cho những điều khủng khiếp của chiến tranh.
6. GUNKANJIMA (Nhật Bản): Hòn đảo cấm
Gunkanjima hay còn được biết đến dưới cái tên “đảo Tàu chiến”, là một trong 505 hòn đảo không có người ở của Nhật Bản. Cách Nagasaki khoảng 15km.
Năm 1890, công ty Mitsubishi mua lại hòn đảo này và bắt đầu xây dựng dự án khai thác than dưới biển. Điều này gây nhiều sự chú ý, và năm 1916 họ buộc phải xây dựng toà nhà bê tông đầu tiên của Nhật Bản trên đảo. Những căn phòng giúp công nhân thích nghi với môi trường làm việc trên biển và giúp họ tránh khỏi những cơn bão.
Năm 1959, mật độ dân số tăng đột biến tới 835 người/ha cho toàn bộ hòn đảo (1.391 người/ha cho khu dân cư) - một trong những nơi có mật độ dân số cao nhất được ghi nhận trên toàn thế giới.
Những năm 60, các mỏ than đã bắt đầu tắt trên hầu hết các quốc gia, và mỏ Hashima cũng không phải là ngoại lệ. Năm 1974, Mitsubishi chính thức công bố việc đóng cửa khai thác mỏ. Ngày nay, nó chỉ còn là một hòn đảo trống rỗng và xác xơ, du lịch cũng bị cấm.
Hòn đảo là trường quay của phim "Battle Royale II" năm 2003 và cảm hứng cho game đình đám khắp châu Á: "Killer 7".
7. KADYKCHAN (Nga): Ký ức của Liên bang Xô Viết
Kadykchan là một trong nhiều thành phố nhỏ của Nga rơi vào lụi tàn khi Liên Xô sụp đổ. Dân cư đã buộc phải di dời để có thể sử dụng các dịch vụ như nước máy, trường học, chăm sóc y tế. Ngày nay, bạn vẫn có thể tìm thấy những đồ chơi cũ, sách vở, quần áo… trong thành phố bỏ không này vì sự ra đi vội vàng của người dân.
8. KOWLOON WALLED CITY (Trung Quốc): Khu ổ chuột hỗn độn
Thành phố này nằm ngay ngoài Hong Kong thời thuộc Anh và bị chiếm đóng bởi Nhật Bản vào Thế chiến II. Sau khi Nhật đầu hàng, cả Trung Quốc lẫn Anh đều không muốn chịu trách nhiệm về nó, thành phố này biến thành một khu ổ chuột bẩn thỉu với sự gia tăng không kiểm soát của dân số.
9. FAMAGUSTA (Cyprus): Từ thành phố hàng đầu về du lịch đến thành phố ma ám
Trước 1974, Varosha (nằm trong Famagusta) là một thành phố du lịch hiện đại với những khách sạn, các toà nhà cao tầng và là điểm đến yêu thích của những người giàu có, nổi tiếng. Khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Cyprus vào năm 1974, dân cư buộc phải di tản bỏ lại thành phố với những toà nhà trống trơn… Suốt những thập kỷ qua, các công trình đang dần bị hư hỏng, tạo nên hình ảnh một thành phố hoang vu, xơ xác.
10. AGDAM (Azerbaijan): Sự biến mất của thành phố 150.000 người
Thành phố kỳ lạ Agdam thuộc Azerbaijan với khoảng 150.000 người đã biến mất khi cuộc xung đột vũ trang Nagorno Karabakh giữa người Armennia và Azerbaijan xảy ra năm 1993.
[size=4]
[/size]