[justify]TS Do cho biết, 9 mẫu nước uống đường phố thông thườnggồm trà chanh, nước mía, nước ngô, nước trà đá, nước nhân trần, nước vối…đã được lấy tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội như phố Nhà Thờ, Phố Cát Linh, Đê La Thành… Các mẫu nước này được xét nghiệm khách quan tại Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam.[/justify]
[justify]
Trà chanh ở phố Nhà Thờ nhiễm khuẩn độc
[/justify]
[justify]Kết quả cho thấy, 7/9 mẫu nước uống trên (chiếm 80% mẫu) nhiễm khuẩn E.coli, gồm 1 mẫu nước trà chanh lấy ở phố Nhà Thờ (quận Hoàn Kiếm), mẫu nước vối ở Hoàng Cầu, mẫu nước nhân trần ở Đê La Thành, mẫu nước ngô ở Cát Linh… 100% các mẫu này đều nhiễm B.cereus (vi khuẩn gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn thực phẩm); 33% vượt hàm lượng vi khuẩn hiếu khí (đối với tiêu chuẩn thực phẩm chức năng); 45% vượt giới hạn nấm men, nấm mốc; 33% phát hiện hàm lượng kim loại nặng (Pb, Hg, Cd). Trong đó, hàm lượng Pb trong mẫu nước trà xanh, nước nhân trần đều vượt giới hạn cho phép.[/justify]
[justify]“Khuẩn E.coli là loại vi khuẩn có thể được tìm thấy trong phân, là loại vi khuẩn nguy hiểm có thể gây ngộ độc cấp tính ở người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, tiêu chảy…. Các vi sinh vật, nấm mốc, kim loại nặng… đều là những tác nhân gây hại với sức khỏe con người. Như các loại men mốc, nấm mốc có thể sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Hay các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi… đều có thể gây ngộ độc mạn tính, lâu ngày gây bệnh hiểm nghèo cho con người”, TS Do nói.[/justify]
[justify]Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết nước uống đường phố có thể có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể như suy giảm chức năng gan, thận gây lão hóa các tế bào của cơ thể.[/justify]
[justify](BANTD)[/justify]
[justify] [/justify]