1. Tiếng Việt không có giới tínhNếu bạn từng học Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Đức hay một số ngôn ngữ châu Âu khác (trừ Tiếng Anh), bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm khi biết Tiếng Việt không chia từ vựng thành giống đực hay giống cái. Mỗi một từ tiếng Việt nó có ý nghĩa như nó vốn có, bạn không cần phải phân biệt thêm gì về giới tính của chúng cả. Sướng phải không?
2. Tiếng Việt không phân biệt "a" và "the"Nếu có một anh chàng người Việt hỏi bạn cách sử dụng "a" và "the" thì bạn sẽ trả lời như thế nào cho ngắn gọn nhất? Có lẽ ném vào mặt anh ta một tập giấy dày vài trang A4 cho anh ta đọc là tốt nhất, đỡ phải giải thích bằng mồm.
Nhưng việc phân biệt khi nào có "a", khi nào là "the" có thực sự cần thiết? Tiếng Việt không nghĩ như vậy, tất cả phụ thuộc vào ngữ cảnh của câu nói, vì thế họ chẳng cần "a" và "the". Khi bạn muốn nói tới "một con rắn", thì nó chính là một con rắn, còn khi bạn muốn nói tới "một con rắn đó" thì nó chính là "một con rắn đó", ngữ cảnh đã thể hiện rõ ý của bạn rồi đấy.
3. TIếng Việt không có số nhiềuTrong Tiếng Anh, chúng ta khi muốn đề cập tới một thứ có nhiều hơn một đơn vị, thì sẽ thêm "s" hoặc "es" vào phía sau nó. "Dog - Dogs"; "Table - Tables"; "House - Houses". Tuy nhiên, có vô số trường hợp đặc biệt mà chúng ta phải tự nhớ nằm lòng như: "Person - People"; "Mouse - Mice"; "Man - Men", rồi lại có một số từ như "sheep" hay "fish" lại chẳng thay đổi gì khi chuyển sang số nhiều.
Trong Tiếng Việt, mọi thứ giống như "sheep - fish" vậy, bạn chẳng phải thêm hay thay đổi gì cả, tất cả đều giữ nguyên. Để nói rõ nghĩa hơn, bạn chỉ cần thêm một số từ thể hiện số lượng vào phía trước là được: một người - one person; hai người - two people; vài người - some people; mọi người - all the people. Quá dễ dàng!Và không chỉ thế đâu….
4. Tiếng Việt không có những động từ phức tạp và dễ gây nhầm lẫnÁc mộng nhất có lẽ là những người học Tiếng Tây Ban Nha, với một động từ đơn giản như "nói - hablar", họ sẽ phải nhớ vài biến thể của nó với những thì khác nhau: Tôi hablo, bạn hablas, anh ta habla, cô ta hablamos. Mà không chỉ dừng lại ở đó, tùy vào thì và ngữ pháp, một động từ Tiếng Tây Ban Nha có thể có 50 biến thể khác nhau mà người học phải học thuộc lòng. Cực hình phải không?
Tiếng Anh thì không kinh khủng đến mức đấy, nhưng chúng ta cũng chẳng khác mấy, các động từ ở các thì khác nhau bị thay đổi hoặc thêm thành tố "ed" ở sau, ví dụ: speak - speaking - spoken - spoke.Còn Tiếng Việt thì hoàn toàn không như vậy, động từ không thay đổi trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Tôi nói - bạn nói - anh ta nói - cô ta nói, tất cả đều là "nói". Bạn không phải lo nghĩ học thuộc lòng một đống biến thể của "nói" hay bất kỳ động từ nào khác cả!
5. Các thì trong Tiếng Việt chỉ làm bạn mất 2 phút để học thuộcThì trong Tiếng Việt còn dễ hơn việc bạn học cách thắt cà vạt. Tin tôi đi, ví dụ với động từ "ăn - eat" nhé, có 5 từ có thể thêm vào trước nó để thể hiện 5 trạng thái với nó:
- [*]đã = trong quá khứ
[*]mới = cũng trong quá khứ nhưng gần hơn
[*]đang = ngay bây giờ
[*]sắp = trong tương lai gần
[*]sẽ = trong tương lai xa
- [*]Tôi ăn cơm = I eat rice
[*]Tôi đã ăn cơm = I ate rice
[*]Tôi mới ăn cơm = I just ate rice, I recently ate rice
[*]Tôi đang ăn cơm = I am eating rice (right now)
[*]Tôi sắp ăn cơm = I am going to eat rice, I am about to eat rice
[*]Tôi sẽ ăn cơm = I will eat rice.
6. Bạn không cần học các chữ cái mới để đọc Tiếng ViệtNếu bạn học Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Thái hay hầu hết các ngôn ngữ ở châu Á khác thì bạn phải học mới toàn bộ các chữ cái của ngôn ngữ đó. Đó thật sự là một rào cản làm nản lòng nhiều người.Còn với Tiếng Việt thì không hề, chúng dùng các ký tự của chữ Latinh với các dấu mũ thể hiện sự lên xuống của ngữ điệu, vì thế bạn không cần phải khổ sở học thêm các chữ cái mới khi học Tiếng Việt đâu!
7. Phát âm của Tiếng Việt rất rõ ràng và không thay đổiTiếng Anh là một ngôn ngữ có phát âm cực kỳ không nhất quán, tệ hơn bất kỳ ngôn ngữ nào mà tôi từng học, một chữ cái có thể phát âm khác nhau khi nó nằm trong những từ khác nhau.Ví dụ như chữ cái "a", phát âm của nó khác biệt trong catch - male - farmer - bread - read - meta, và hàng đống các ví dụ khác nữa. Điều này làm khó dễ với tất cả những người không phải bản ngữ và là lý do làm nói tốt tiếng Anh là một điều không dễ dàng.Tiếng Việt, thì lại hoàn toàn ngược lại. Một chữ cái sẽ có phát âm không đổi trong bất kỳ từ nào, tôi nhấn mạnh là - không hề thay đổi. Thực tế việc đọc - reading Tiếng Việt dễ hơn Tiếng Anh nhiều lần, bạn chỉ cần biết cách phát âm 28 chữ cái trong Tiếng Việt, các phụ âm kép và 5 thanh dấu thì bạn có thể nhìn mặt chữ và đọc được dễ dàng tất cả văn bản Tiếng Việt (dù có thể bạn không hiểu).
8. Ngữ pháp trong Tiếng Việt hầu như không tồn tạiỞ bên trên tôi có đề cập qua ví dụ: Tôi đã ăn - Tôi ăn hôm qua để thấy việc bạn không cần thêm bổ ngữ chỉ thì trong câu nếu đã có trạng ngữ chỉ thời điểm rõ ràng. Ví dụ này thể hiện việc ngữ pháp trong Tiếng Việt rất đơn giản, bạn có thể sử dụng một lượng từ cực ít nhưng vẫn diễn tả được đủ nghĩa mà vẫn đúng ngữ pháp, bất kể nếu chuyển chúng sang Tiếng Anh thì sẽ nghe cực kỳ vô lý và khó hiểu.Đó cũng là lý do tại sao bạn hay nghe người Việt sử dụng những cụm từ Tiếng Anh nghe rất ngu ngốc, đại loại như "no have - không có" hay "where you go - đi đâu đó". Đó chỉ là thói quen của họ khi dịch trực tiếp từ cách dùng trong Tiếng Việt mà thôi. Nhưng bạn nên cảm ơn Tiếng Việt thì điều đó đi, nó khiến bạn cực kỳ dễ học và giao tiếp với người bản địa mà không cần phải nói quá dài dòng.
9. Từ vựng của Tiếng Việt rất khoa họcRất nhiều từ vựng của Tiếng Việt là sự kết hợp của hai từ có nghĩa để diễn tả một từ mới, mà nếu bạn biết nghĩa hai từ đó bạn có thể đoán được nghĩa của từ mới đó.
Ví dụ nhé: máy nghĩa là machine, bay nghĩa là flying, vậy bạn có thể đoán được máy bay nghĩa là gì đúng không? Và còn hàng tá các ví dụ khác nữa: a bench - ghế dài là “long chair”, a refrigerator - tủ lạnh là “cold cupboard”, a bra - áo ngực là “breast shirt”, a bicycle - xe đạp là “pedal vehicle”, to ski - trượt tuyết là “to slide snow”, a tractor - máy kéo là “pulling machine”, a turkey - gà tây là “western chicken”…
Các từ vựng đều rất khoa học và dễ dàng đoán được nghĩa, vì thế từ vựng Tiếng Việt của bạn cứ tăng lên vùn vụt mà không hề khó khăn phải học thuộc lòng từng mặt chữ như Tiếng Anh hay nhiều ngôn ngữ châu Âu khác.
Tiếng Việt thực sự dễ hơn bạn nghĩ nhiềuBây giờ bạn đã thấy Tiếng Việt dễ hơn bạn tưởng chưa? Đừng bị sự tự hào thái quá của người Việt về Tiếng Việt đánh lừa bạn, khi họ cho rằng Tiếng Việt rất khó.
Không! Không hề! Tiếng Việt là một ngôn ngữ rất dễ học và bạn chỉ mất một thời gian rất ngắn để học được nó, nếu bạn muốn.