1. Rau cải trắng
Rau cải trắng khi đã có dấu hiệu phân hủy không nên dùng tiếp. Vì nó có thể khiến cho người ăn rơi vào tình trạng đau đầu, chóng mặt, ói mửa, bụng trương…Nghiêm trọng hơn có thể gây co rút gân, hôn mê, thậm chí có những trường hợp gây nguy hại đến tính mạng.
2. Khoai tây xanh
Theo nghiên cứu, khoai tây xanh có chứa hàm lượng toxin, solanine cao có thể gây buồn nôn, nhức đầu và các vấn đề về thần kinh. Vì thế, hãy nhớ gọt bỏ những khu vực có màu xanh trên vỏ khoai tây trước khi ăn để tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Hình minh họa
3. Giá đỗ không có rễ
Giá đỗ giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, amino axit , protein và chất có nguồn gốc thực vật , những chất cần để mầm cây phát triển, cũng là các chất bổ dưỡng cho người. Ăn giá hay mầm ngũ cốc cũng là một cách để tăng giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của các loại đậu và ngũ cốc. Tuy nhiên, chị em cũng nên cảnh giác với những loại giá đỗ không có rễ vì có thể là do chúng được ủ bằng hóa chất, giúp cho giá phát triển nhanh, không tốn nhiều công sức giống như việc làm giá truyền thống. Chất độc trong giá đỗ này rất độc hại có thể gây bệnh ung thư cho người sử dụng.
4. Cà chua xanh
Theo nghiên cứu, một quả cà chua 300 g có lượng vitamin P vừa đủ để chống nám má. Lycopene trong loại quả này giúp phòng ung thư tuyến tiền liệt, phổi, dạ dày…, điều tiết mỡ máu, chống bức xạ và lão hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cà chua xanh sẽ rất dễ bị trúng độc với các hiện tượng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Vì thế cấc chị em hãy nên cẩn thận với loại thực phẩm này.
Hình minh họa
5. Gừng bị thối
Những củ gừng đã thối sẽ sinh ra một chất có độc tính mạnh, gây ra nguy cơ hoại tử tế bào gan, dẫn đến ung thư.
6. Ruột mía màu lá cọ
Mía khi đã bị biến chất, ruột chuyển thành màu đen hoặc màu lá cọ. Không nên ăn khi mía đã bị biến chất, vì những chất độc này có thể gây độc hại cho sức khỏe con người.
7. Trà phát độc
Lá trà phát độc là hậu quả của việc các lá trà để quá lâu bị mốc. Nếu sử dụng, nhẹ thì gây chóng mặt, tiêu chảy, nặng thì gây hoại tử một số cơ quan trên cơ thể.
Lá trà có thể phát độc
8. Khoai lang bị hà
Khoai lang để lâu sẽ bị hỏng hay còn gọi là bị hà. Có một số trường hợp dùng khoai lang bị hà gây ngộ độc
9. Muối
Muối tuy có chứa hàm lượng iốt cao có tác dụng phòng tránh được bệnh bướu cổ tuy nhiên bạn nên cắt giảm lượng muối tới mức thấp nhất, từ bỏ thói quen thêm muối vào trong quá trình nấu ăn. Bởi lẽ lượng muối cao sẽ "đẩy" bạn dễ có nguy cơ mắc phải bệnh huyết áp cao, bệnh thận rất nguy hiểm.
Hơn thế nữa, lượng muối trong cơ thể cao sẽ bẻ gãy liên kết muối axit trong cơ thể, sinh ra những độc tố trong quá trình tiêu hóa
Hãy cảnh giác với muối
10. Khoai tây chiên
Trong thực phẩm này có chứa một lượng lớn hỗn hợp của tinh bột và chất béo không có lợi. Việc thường xuyên ăn hay sử dụng chúng như những loại thực phẩm chính trong bữa ăn, bạn sẽ dễ có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim mạch và dễ bị đột qụy
11. Dầu ăn rán lại nhiều lần
Ở nhiệt độ cao, vitamin A, vitamin E và một số chất dinh dưỡng trong dầu rán bị phá hủy gần hết. Khi dầu rán nóng quá 180 độ C, sẽ có các phản ứng hóa học mà kết quả là sự xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide… Dầu mỡ sử dụng nhiều lần khiến các chất độc hại xâm nhập cơ thể, phá hoại hệ thống các men tiêu hóa, phát sinh các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp tăng cao, tay chân bải hoải, rã rời… Nếu cứ thường xuyên ăn các loại thực phẩm rán, xào bằng dầu cháy hoặc dầu đã qua sử dụng, nguy cơ ung thư sẽ rất cao.
12. Mỳ chính và đường
.Thực phẩm có hàm lượng mì chính và đường quá cao sẽ khiến tổ chức tế bào não bị tổn h ại ; nếu dùng m ột lượng nhỏ mì chính thì không có hại nhưng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh tốt nhất là không nên ăn. Mì chính có thể làm tế bào não thai nhi bị chết, làm thiếu hụt kẽm của thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển trí não cuả trẻ.
(st_)