[size=medium][/size]
Học sinh Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM sinh hoạt ngoại khóa về giới tính - Ảnh do nhà trường cung cấp
[justify][size=medium]Con số này sớm hơn nhiều so với điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần 2 công bố năm 2010, tuổi quan hệ tình dục lần đầu là 18,1 tuổi.[/size]
[size=medium]Loạn dục do Internet[/size]
[size=medium]Ông Lê Minh Công, bộ môn tâm lý học ĐH KHXH&NV TP.HCM, dẫn chứng hai trường hợp rối loạn hành vi tình dục liên quan đến Internet. Trường hợp thứ nhất là nữ, 18 tuổi, đang học THPT và sống ở Đồng Nai. Vấn đề của bạn gái này là có thay đổi về hành vi giới tính trong một năm nay: ăn mặc như con trai, có xu hướng hung hăng, cáu gắt với gia đình, sử dụng Internet quá mức.[/size]
[size=medium]Tìm hiểu sâu xa cho thấy cô gái này thường xuyên sử dụng Internet để vào chat room, việc trao đổi ẩn danh giúp cô có thể nói nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một năm nay cô thường chat với một số bạn gái đồng tính từ TP.HCM. Sau chat là offline (gặp mặt) để uống cà phê rồi các em cặp thành các đôi, chia sẻ cảm xúc như các cặp đôi yêu nhau thật sự, có hôn và ve vãn một cách có cảm xúc. Bạn cảm thấy lo lắng mình thuộc giới tính thứ ba và đến gặp bác sĩ.[/size]
[size=medium]Trường hợp thứ hai là T.A.T., một nam sinh lớp 8, đến gặp bác sĩ vì suy nhược cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn, căng thẳng, hay cáu gắt, học tập sa sút… Khi tìm hiểu tâm lý sâu hơn, T. cho biết thường xuyên sử dụng Internet để chơi trò chơi trực tuyến và tìm kiếm phim khiêu dâm. T. bắt đầu có hành vi lạ là có khoái cảm khi tiếp xúc với quần lót của mẹ và bà giúp việc, có hành vi thủ dâm với đồ vật cường độ cao. Theo ông Công, đây là trường hợp loạn dục với đồ vật.[/size]
[size=medium]Không chỉ Internet, các phương tiện công nghệ cao khác cũng liên quan đến nhiều thay đổi về hành vi tình dục. Khảo sát của nhóm tác giả Hoàng Tú Anh và cộng sự ở Tổ chức Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) trên 2.935 thanh niên 18-30 tuổi chưa kết hôn, cho thấy các bạn trẻ đang coi điện thoại di động là một phần nhận dạng… giá trị bản thân, giúp thanh niên thể hiện cái tôi bản thân và thể hiện “mình là ai”. Vì thế, tỉ lệ rất lớn thanh niên chỉ tự tin khi sử dụng điện thoại xịn. Họ cũng sử dụng điện thoại để nói những điều khó nói, tìm kiếm những thông tin dạng khó nói như tình dục, thậm chí để quay chụp các hình ảnh sexy của bản thân hoặc người khác.[/size]
[size=medium]Theo khảo sát này, có đến 45% từng tự quay, chụp ảnh sexy của bản thân, 21% từng quay, chụp hình ảnh sexy của người yêu, bạn tình (8% trong số này không được đồng ý), 16% từng quay, chụp hình ảnh sexy của người khác (25% trong đó không được đồng ý). 22% tham gia khảo sát từng nhận tin nhắn, cuộc gọi quấy rối tình dục nhưng chưa nhiều thanh niên biết ứng xử khi bị quấy rối.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Tỉ lệ vị thành niên có thai ngoài ý muốn gia tăng
[/size]
[size=medium]Bác sĩ Nguyễn Duy Tài đem đến hội thảo một báo cáo đáng chú ý, thực hiện tại ba cơ sở y tế công ở TP.HCM là Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM. Theo bác sĩ Tài, tỉ lệ vị thành niên có thai ngoài ý muốn có xu hướng gia tăng, năm 2008 là 2,15%, năm 2009 lên 2,45%. Khảo sát trong nhóm vị thành niên có thai ngoài ý muốn, tuổi bắt đầu có quan hệ tình dục trung bình là 14 (sớm hơn nhiều so với con số trong điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên lần 2-2010 là 18,1 tuổi, còn trước đó năm năm là hơn 19 tuổi).[/size]
[size=medium]Theo bác sĩ Tài, thậm chí có những bé gái có quan hệ tình dục lần đầu (tự nguyện) khi mới… 10 tuổi. “Đây là trường hợp dậy thì sớm từ năm 8 tuổi, khi tiếp xúc riêng với cháu, cháu đã thông tin quan hệ tình dục là tự nguyện. Có ba trường hợp có quan hệ tình dục lần đầu khi mới 10-12 tuổi, nhưng vì số lượng thấp nên chúng tôi không đưa vào tổng hợp chung” - bác sĩ Tài cho biết.[/size]
[size=medium]Ở các gia đình cha mẹ quan tâm, thân thiện với con cái, thường trao đổi hướng dẫn con khi có thay đổi về tâm sinh lý, học hành, khả năng có thai ngoài ý muốn giảm 0,62 lần, bác sĩ Tài cho biết. Theo nghiên cứu, giai đoạn dễ xuất hiện có thai ngoài ý muốn nhất là thời điểm các bé gái 14-16 tuổi, cũng trùng hợp với giai đoạn các bé gái mới dậy thì, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Nếu gia đình không “bắt kịp”, có thể sẽ có rủi ro phát sinh trong quan hệ bạn bè của con trong giai đoạn này.[/size]
[size=medium]Cha mẹ đợi thầy cô, thầy cô thì không dám nói
[/size]
[size=medium]Trao đổi bên lề hội thảo, bác sĩ Nguyễn Thu Giang - phó giám đốc Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng - cho hay khác với các hình thức tác động khác, Internet tác động nhanh và không định hướng. Nếu không có “bộ lọc”, bạn trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi cả điều xấu lẫn điều tốt trên mạng. Với các bạn học sinh THPT, khảo sát tại hai trường thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội cho thấy cha mẹ thường đợi thầy cô giáo nói cho học sinh về sức khỏe sinh sản và tình dục, nhưng thực tế thông tin sức khỏe tình dục nhận được từ thầy cô là thấp nhất.[/size]
[size=medium]“Chúng ta đã thực hiện giáo dục sức khỏe sinh sản và tình dục trong khoảng 20 năm nay, nhưng kết quả nhận được chứng tỏ những hạn chế về giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường” - bà Nguyễn Kim Thúy, Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, nói.[/size]
[size=medium]Theo bà Thúy, giáo dục giới tính và sức khỏe tình dục đã được lồng ghép vào ba môn học chính khóa, nhưng chỉ khoảng 17% học sinh THPT biết thời điểm dễ thụ thai (trong đó có 19% nam, 10% nữ).[/size][/justify]