1.Máy bắn tên Ballista
Lịch sử những chiếc Ballista
Với những ai đã từng chơi AOE hay một số game chiến thuật đề tài trung cổ thì có lẽ cỗ máy này không có gì quá xa lạ nữa.
Ballista thực chất là loại vũ khí có ở mọi nền văn minh cổ ( trong đó có Việt Nam ). Nó được phát triển từ loại nỏ sơ khai của người Hy Lạp. Phiên bản đầu tiên của Ballista không chỉ bắn được những mũi tên nặng mà còn bắn được những viên đá hình cầu nhỏ. Tuy nhiên việc bắn những viên đá nhỏ không mang hiệu quả nên những cải tiến sau này của Ballista tập trung vào việc nâng cấp tầm bắn và sức mạnh của những mũi tên lớn thay vì ôm đồm cả việc bắn đá.
Ballista được làm chủ yếu từ gỗ bọc sắt. Ưu điểm của Ballista là tính cơ động cao, độ chính xác và sức xuyên thấu mạnh hơn so với cỗ máy bắn đá Trebuchet.
Xuất hiện ngày một nhiều hơn trên khắp các chiến trường Ballista được nhiều đế chế sử dụng và cải tiến.
Người Hy Lạp coi nó như một thứ vũ khí vây hãm. Họ còn bố trí nó bên trong những tháp xung trận di động lớn và biến nó thành một chiếc “ xe tăng” đúng nghĩa. Dưới thời vua Philip II và con trai của ông Alexander, Ballista được cải tiến mạnh mẽ và thể hiện được sức mạnh to lớn của mình.
Với người La Mã, họ coi Ballista như là một loại chiến lợi phẩm khi tiêu diệt các thành bang Hy Lạp. Tuy nhiên họ mau chóng phát hiện ra sức mạnh lớn lao của cỗ máy chiến tranh này.
Vào thời kỳ của Julius Caesar, Ballista được biên chế vĩnh viễn trong quân đội La Mã và chứng tỏ giá trị của mình dù vây hãm hay phòng thủ, dù trên bộ hay dưới nước. Nó còn dùng để đàn áp các cuộc nổi loạn. Các kĩ sư của Caesar đã thay thế phần gỗ bằng máy móc kim loại khiến nó nhỏ và nhẹ hơn nhưng sức mạnh lại tăng lên đáng kể.
Người Trung Hoa cũng tạo ra được loại Ballista của riêng mình có tên là Liên Châu Nỗ. Sử sách Trung Hoa có ghi lại Mã Viện bình Man lấy về một loại nỏ Liên Châu có thể bắn liên tục được những mũi tên lớn với khoảng cách phát xạ xa gấp nhiều lần cung nỏ bình thường. Sau này cũng được Khổng Minh sử dụng trong một số trận đánh.
Liên Châu Nỗ có 3 cánh cung đặt trên cùng một giá ( Tam Cung Sàng Nỗ ) . Cơ chế ròng rọc hai hướng làm tăng sức mạnh và tốc độ của tên đồng thời có thể bắn nhiều loại tên đạn khối lượng kích thước khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đã phục chế lại Liên Châu Nỗ theo mô tả ngày xưa nói : khi bắn thử mũi tên xa đến 500 mét. Nếu đó là sự thật thì chiếc Liên Châu Nỗ này là một lợi thế cực kì to lớn của quân đội Trung Quốc cổ đại.
Ở Việt Nam xưa, những chiếc Ballista cũng đã từng được sử dụng tuy không rộng rãi ( không nhầm với nỏ thần thời Âu Lạc ) . Theo An Nam Chí Lược thì thời Trần mỗi chiếc thuyền chiến Mông Đồng đều được trang bị 2 chiếc nỏ lớn (Ballista) , bắn những mũi tên khổng lồ với đầu bọc nghạnh sắt để xuyên phá thuyền địch. Cũng có khi mũi tên kèm theo những chất dễ cháy để đốt thuyền địch.
Theo Hổ Trướng Khu Cơ, một trong 2 bộ binh thư nổi tiếng của Việt Nam có viết : máy bắn nỏ thường được bố trí ở những phòng tuyến phía sau trong khoảng cách 200 bộ ( bộ là đơn vị đo chiều dài cổ của Châu Á, 1 bộ = 1,5m ) . Mũi tên được bắn ra xuyên qua cả người lẫn ngựa làm chấn nhiếp tinh thần quân địch.
Sự thực Ballista dùng để làm gì ???
Không thấy có tài liệu nào nêu rõ công dụng của Ballista, nếu có thì cũng rất chung chung như dùng để vây hãm, dùng để phòng thủ hay trợ chiến mà không nói rõ vai trò thực sự của Ballista trên chiến trường là gì. Vậy trong mỗi trận đánh, Ballista có tác dụng thế nào ?
Thứ nhất Ballista không có tác dụng rõ rệt trong việc công thành bởi những mũi tên của Ballista chỉ có tác dụng xuyên phá chứ không thể làm hư hại công trình thành lũy. Tiếp theo, nếu để Ballista trong việc triệt hạ quân lính thì quá uổng phí vì mỗi mũi tên và cỗ máy được chế tạo rất công phu, tốn kém. Việc điều khiển và di chuyển cũng tốn nhiều trình độ và công sức nên chắc chắn cỗ máy này cũng không dùng để triệt hạ quân lính thông thường.
Công dụng thực sự của Ballista là gì ? Theo tôi có lẽ chiếc Ballista trên chiến trường sẽ có những nhiệm vụ sau đây :
- Dùng để xuyên phá đội hình, thế trận quân địch. Những đội hình kinh điển như phalanx của Macedonia với khiên lớn và giáo dài luôn là nỗi khiếp sợ của kẻ địch trên mọi chiến trường nhưng gặp Ballista sẽ phải bó tay bởi 1 mũi tên khổng lồ đáng sợ này sẽ xuyên thủng mọi tấm khiên, thậm chí xuyên qua luôn 2 3 quân lính và làm tan vỡ đội hình mau chóng.
- Dùng để bắn tỉa những vị trí hiểm yếu như chòi canh, vọng gác, lô cốt hay các công trình nhỏ có giá trị.
- Dùng trong thủy chiến để phá thuyền địch.
- Dùng để triệt hạ các thiết bị cơ giới khác.
- Dùng để triệt hạ voi, ngựa và các mục tiêu có kích thước khổng lồ.
2.Máy bắn đá (Trebuchet, Catapult )
Máy bắn đá đối trọng Trebuchet.
Trebuchet là một trong những thứ vũ khí vây hãm đáng sợ được đưa vào sử dụng trong thời ký trung cổ. Khi Trebuchet xuất hiện thì chắc chắn một điều là sẽ có những đoạn tường thành sụp đổ trước sức mạnh của nó. Ngoài ra Trebuchet cũng kiêm luôn nhiệm vụ ném những xác chết nhiễm bệnh hay cầu lửa vào trong thành nhằm phá hoại từ bên trong ( Năm 1422, hoàng tử Sigismund Korybut trong trận tấn công Karlstejn (cộng hòa Séc ngày nay) đã bắn xác người và phân vào trong thành của kẻ thù, nhăm làm lan truyền bệnh tật giữa những người phòng thủ )
Máy bắn đá Trebuchet có thể ném những tảng đá nặng tới 140 kg đi xa khoảng 300m và phá hoại tất cả những gì trên đường bay của chúng. Không hiếm những Trebuchet khổng lồ được sử dụng để ném những tảng đá nặng đến 1500kg điển hình là trận đánh năm 1412 của vua Charles II (Pháp) hay trận bao vây Lisbon (1147)
Trebuchet Warwick lớn nhất còn sót lại
Máy bắn đá Trebuchet hoạt động bằng nguyên lý cơ học về lực đòn bẩy. Cấu tạo của máy bắn đá gồm các thành phần sau: sợi dây treo, cánh tay đòn và đối trọng nặng. Khi sợi treo và cánh tay đòn vung lên thành tư thế thẳng đứng, đoạn cuối sợi dây treo tung ra đẩy viên đạn về phía mục tiêu với sức mạnh khủng khiếp.
Một phiên bản khác của Trebuchet là Catapult ( chính là cỗ máy ném đá đặc trưng trong game AOE ). Tuy không ném được những tảng đá siêu lớn như Trebuchet nhưng Catapult lại có tính cơ động và nhỏ gọn hơn nhiều. Hơn nữa Catapult tập trung tấn công vào tầm thấp để phá tường thậm chí là trợ chiến tiêu diệt lính chứ không ném những tảng đá lên cao tấn công vượt tường vào trong thành.
Khác với Trebuchet. Máy bắn đá Catapult có bánh xe để di chuyển dễ dàng và sử dụng lực đàn hồi của những cánh cung hay dây xoắn để bắn đạn
Máy bắn đá và những trận đánh.
Khoảng những năm 1268 quân đội Mông Cổ vây hãm Phàn Thành và Tương Dương nhưng không thể chiếm được thành mặc dù đã vây hãm lực lượng phòng thủ nhà Tống nhiều năm trời. Dai dẳng mãi không thể chiến thắng quân Mông Cổ đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của 2 học giả người Ba Tư lắp ráp những cỗ Trebuchet dùng lực đối trọng để đánh thành. Ngay sau đó những chiếc Trebuchet và đại quân Mông Cổ đã sớm biến những thành trì này thành đống gạch vụn, buộc lực lượng đồn trú trong đó phải đầu hàng. Những kỹ sư này được lịch sử Trung Quốc gọi là Huihui Pao (huihui nghĩa là Hồi giáo) hay Xiangyang Pao.
Trong cuộc bao vậy Acre năm 1191 vua Richard của Anh đã lắp ráp 2 cỗ máy bắn đá Trebuchet được đặt tên là “God's Own Catapult” và “Bad Neighbour” lập tức chấm dứt ngay cuộc vây hãm Acre dai dẳng hàng năm trời.
Còn trong suốt cuộc vây hãm tại lâu đài Stirling năm 1304, Edward Longshanks đã ra lệnh cho các kỹ sư của mình chế tạo một cỗ Trebuchet không lồ cho quân đội Anh, tên là “Warwolf”.Cỗ máy hủy diệt này chuyên dụng để bắn những tảng đá nặng 1 tấn rưỡi và san thành bình địa tất cả những gì là mục tiêu của nó
Ngay cả người Trung Quốc cũng đã khéo léo áp dụng máy bắn đá của mình cho cả lục chiến và thủy chiến. Tuy nhiên cỗ máy này chỉ được sử dụng ở vài thời đại và không được người Trung Quốc cổ đại nhận ra giá trị thực sự ( Tào Tháo trong trận Quan Độ đã được Lưu Hoa bày cho cách chế tạo Phát Thạch Xạ chính là một dạng Trebuchet).
Thủy quân Tống với Trebuchet năm 1044
Catapult hay Trebuchet vẫn được sử dụng lần cuối cùng trong suốt cuộc chiến tranh chiến hào của Thế chiến thứ nhất. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, catapult được sử dụng để ném lựu đạn qua vùng đất trống vào trong chiến hào kẻ địch. Cuối cùng chúng được thay thế bởi súng cối loại nhỏ.