[justify]Trong căn nhà nhỏ, yên tĩnh ở xã Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội), Nguyễn Đình Kiên (tức Lợi), Nguyễn Đình Kiên (cùng 30 tuổi), Nguyễn Đình Tình (29 tuổi) quây quần bên chén trà nóng sau hơn 3 tháng trở lại với cuộc sống tự do. Tình cười, nhưng mắt vẫn buồn.[/justify]
[justify]Rót nước mời khách, Tình kể lại cái ngày "không thể quên". Cuối năm 2000, Lợi, Tình, Kiên ngỡ ngàng khi bị Công an tỉnh Hà Tây (cũ) bắt về hành vi cướp tài sản và hiếp dâm.[/justify]
[justify]
|
Nguyễn Đình Tình (áo trắng, bên trái), Nguyễn Đình Kiên (Lợi), Nguyễn Đình Kiên đang kể cho phóng viên về diễn biến vụ việc. |
[justify]
"Tôi cảm giác đó là chuyện đùa, tưởng người ta trêu mình. Nhưng sau khi bị đưa vào nhà tạm giữ, làm các thủ tục lấy cung, tôi biết không phải đùa rồi", Tình nói rồi im lặng hồi lâu. Quá khứ về những ngày đã qua dần hiện lên qua từng lời kể của anh.[/justify]
[justify]"Suốt gần 20 ngày lấy cung… tôi đành phải nhận tội. Nhưng chẳng biết gì mà nhận, tôi lại phản cung… Các câu trả lời của tôi lúc đó đơn giản chỉ là có, không", anh Tình nhớ lại.[/justify]
[justify]Trải qua hai phiên tòa, các cấp xét xử cùng xác định, tối 24/10/2000, Tình, Kiên, Lợi bàn nhau đi trấn lột. Khi đến gần trạm bơm Yên Nghĩa, phát hiện một đôi trai gái đang ngồi tâm sự, họ lội qua mương đến gần. Lợi dùng dao gí vào cổ, khống chế người đàn ông kéo xuống mương, cướp tài sản. Sau đó, cả nhóm thay nhau hãm hiếp cô gái.[/justify]
[justify]Ngày 22/4/2002, 3 thanh niên phải nhận án tổng cộng 41 năm tù, dù các bị cáo đều một mực không nhận tội trước tòa. Thậm chí trong phiên phúc thẩm, khi biết bị bác kháng cáo kêu oan, cả ba bị cáo nhất loạt xin… lĩnh án tử hình.[/justify]
[justify]Suốt gần 10 năm bị bắt, mỗi tháng Tình, Kiên, Lợi đều đặn viết 2-3 lá đơn kêu oan gửi đi các nơi và mòn mỏi chờ đợi. Nhưng những hy vọng, thắc thỏm của họ cứ dần trôi qua trong im lặng.[/justify]
[justify]Cuốn sổ khổ lớn, giấy đã bạc màu theo thời gian, kín đặc nét chữ viết trong những đêm dài, khi phải đối diện với bóng tối trong song sắt trại giam được Tình nâng niu, giữ gìn cẩn thận như cuốn nhật ký về cuộc đời.[/justify]
[justify]Tình cho biết, hằng đêm anh làm bạn với trang giấy, ghi lại những ngày tháng viết đơn kêu oan… Anh còn ghi lại cả những bài báo viết về vụ việc của mình, bài bào chữa của luật sư đã được anh nắn nót viết lại.[/justify]
[justify]"Lúc đó, tôi thật sự suy sụp và tuyệt vọng, chỉ muốn tìm đến cái chết cho nhẹ nợ. Nhưng nghĩ những gì mình không làm, mà phải gánh chịu, tôi lại cố sống, để sau này ra tù tìm ra được chân lý, sự thật", Tình chia sẻ.[/justify]
[justify]Như một định mệnh, Nguyễn Đình Kiên (Lợi) trong một lần bị bệnh đã được chuyển ra bệnh viện Đa khoa Hà Đông và gặp được bác sĩ Phạm Thị Hồng, Khoa Hồi sức cấp cứu.[/justify]
[justify]Trong một lần trò chuyện, bác sĩ Hồng hỏi Lợi về mức án… Nghĩ về sự tủi nhục phải gánh chịu bao nhiêu năm qua vì những việc mình không làm, Lợi bật khóc. Lợi nhớ, đó là năm 2006, nhưng lúc đó anh lại phải nhanh chóng chuyển vào trại nên những tâm sự với nữ bác sĩ chưa thật sự tỏ tường.[/justify]
[justify]
|
Lợi may mắn gặp người bác sĩ tốt bụng. Với những kinh nghiệm nghề nghiệp, vị bác sĩ biết rằng, anh chưa một lần quan hệ với phụ nữ. |
[justify]
Đến năm 2008, Lợi phải tiếp tục vào viện và gặp lại vị bác sĩ này. Chắp nối những sự kiện, với kinh nghiệm nghề nghiệp, bà cho rằng Lợi chưa từng quan hệ với phụ nữ, vì vậy không có cơ sở để kết tội chàng trai này về việc hiếp dâm.[/justify]
[justify]"Suốt hơn một năm trời ròng rã, tôi bỏ cả việc để đi tới 36 cơ quan tìm lại công lý cho 3 thanh niên này, nhưng không được chấp nhận. VKS vẫn gửi văn bản trả lời tôi rằng, họ không làm sai…", bác sĩ Hồng chia sẻ.[/justify]
[justify]Thông tin về vụ việc cuối cùng đã đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ông yêu cầu VKSND Tối cao xem xét lại và báo cáo. Vụ án được rà soát. Cuối năm 2009, các cơ quan tố tụng có công văn gửi các cấp lãnh đạo thừa nhận: "Quá trình điều tra và xét xử đã có những thiếu sót".[/justify]
[justify]"Cơ quan điều tra đã thiếu khách quan, không đầy đủ và không triệt để, nhiều chứng cứ gỡ tội chưa được xác minh làm rõ. Công tác điều tra có nhiều vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự. Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã căn cứ vào các tài liệu điều tra thiếu tính khách quan để kết tội các bị cáo…", Phó viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể khẳng định trong kháng nghị giám đốc thẩm ký ngày 26/1.[/justify]
[justify]VKSND Tối cao đề nghị xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm để hủy hai bản án, tuyên 3 bị cáo "không phạm tội cướp tài sản và hiếp dâm".[/justify]
[justify]Ngay khi có kháng nghị trên, Tình, Lợi, Kiên được thả tự do, trở về với cuộc sống đời thường. "Khi bị bắt, chúng tôi cảm thấy nhục nhã vì bị mọi người nhìn với ánh mắt khinh thường. Ngày trở về, chúng tôi nhận được những cảm thông, chia sẻ, bởi suốt thời gian qua, người dân ở đây đã hiểu chúng tôi bị oan như thế nào", anh Tình chia sẻ.[/justify]
[justify]Còn anh Lợi trăn trở, sau gần 10 năm trong nhà giam, 3 anh em giờ đã ở tuổi 30, ngỡ ngàng trước sự đổi thay của cuộc sống. Làm lại cuộc đời ở tuổi này cũng đã là một điều thật khó…[/justify]
[justify]"Chúng tôi mong mỏi đến phiên tòa giám đốc thẩm, để trả lại danh dự, mang lại công bằng cho không chỉ riêng 3 chúng tôi, mà cả gia đình, họ hàng. Nhưng chúng tôi cũng muốn cơ quan chức năng tìm ra kẻ phạm tội đích thực để chúng tôi thực sự được minh oan", anh Tình nói.[/justify]