Trong đông y chỉ rõ, càng là những dược liệu quý thì càng dễ cải biến môi trường bài tiết trong cơ thể, dẫn tới việc mất cân bằng phát triển của cơ thể. Dưới đây là những loại thực phẩm có khả năng khiến trẻ con “chín sớm”.
Bao gồm những thực phẩm được chiết xuất, chế biến từ dược liệu quý như: đông trùng hạ thảo, nhân sâm, lệ chi can, hoàng thị, cát sâm… Trong đông y chỉ rõ, càng là những dược liệu quý thì càng dễ cải biến môi trường bài tiết trong cơ thể dẫn tới việc mất cân bằng phát triển của cơ thể. Bởi vậy khi trẻ nhỏ được cho ăn những thực phẩm này sẽ dễ dẫn đến việc cơ thể bị kích thích phát triển sớm.
Thịt gia cầm, đặc biệt là cổ gia cầm
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều thịt gia cầm và đây cũng là thực phẩm được chế biến thường xuyên trong bữa ăn gia đình. Nhưng những loại thịt gia cầm này đều hàm chứa một lượng lớn thức ăn gia súc có thuốc kích thích tăng trưởng.
Một trong những nguyên nhân quan trọng mà các nhà dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn cổ gia cầm là bởi lượng thuốc kích thích tăng trưởng tàn dư trong cơ thể gia cầm thường tập trung ở cổ của chúng. Bởi vậy khi ăn nhiều cổ gà, vịt, ngỗng sẽ dẫn tới nguy cơ dậy thì sớm.
Rau xanh và hoa quả trái mùa
Dâu tây, nho, dưa hấu, cà chua mùa đông hay lê, táo, cam và đào cuối xuân cùng nhiều loại hoa quả khác hầu như đều chín sớm nhờ thuốc kích thích tăng trưởng, nhất định không nên cho trẻ nhỏ ăn rau xanh và hoa quả trái mùa.
Thực phẩm chiên rán
Đặc biệt là gà rán, khoai rán, những thực phẩm chứa nhiều kalo và chất béo này sẽ làm rối loạn khả năng bài tiết trong cơ thể của trẻ nhỏ dẫn tới nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ. Hơn nữa khi sử dụng dầu mỡ qua nhiều lần rán sẽ làm biến đổi tính oxy hóa trong thực phẩm, và đây cũng trở thành một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm.
Một số thuốc nước của trẻ nhỏ
Trên thị trường xuất hiện rất nhiều thuốc nước được quảng cáo với công dụng “lớn nhanh cao nhanh”, trong đó nhất định có hàm chứa thành phần chất kích thích. Những chất kích thích này khiến cho trẻ em trong độ 5 đến 6 tuổi cao hơn bạn bè cùng trang lứa, khung xương có thể phát triển bằng trẻ 8 đến 10 tuổi. Đợi tới khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển bình thường thì nguy cơ dậy thì sớm càng tăng cao.