[justify]Tọa lạc trên đường Đinh Tiên Hoàng Q.1 hơn 50 năm qua, bánh cuốn Tây Hồ đã “mê hoặc” biết bao người một lần ghé qua để rồi họ đã trở thành thực khách quen. Vị trí hiện nay của quán được người xưa gọi là khu Phan Tây Hồ, vì thế cái tên bánh cuốn Tây Hồ cũng do đó mà thành.[/justify]
Bánh cuốn gồm nhiều loại nhân khác nhau ăn kèm với rau và chả, nước chấm
[justify]Có lẽ do một phần chất lượng và lịch sử lâu đời nên bánh cuốn Tây Hồ “đắt xắt ra miếng”. Một đĩa gồm 4 cuốn bánh, một chén nước chấm, 2 miếng chả có giá dao động từ 50 – 60.000 đồng. Vì được làm ngay trực tiếp tại quán nên thực khách có thể tùy chọn phần nhân bánh như thịt, tôm, cua hay chà bông gà, chà bông heo… Một đĩa bánh nóng ăn kèm với một rau thơm, giá đỗ và đặc biệt là bánh đậu chiên giòn rất hấp dẫn.[/justify]
[justify]2. Bánh mì Hòa Mã[/justify]
[justify]Điểm đặc biệt ở Sài Gòn là bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe bánh mì di động trên phố. Một trong số đó là xe bánh mì Hòa Mã chỉ bán từ 7 đến khoảng 10 giờ sáng mỗi ngày. Ra đời thập niên 60 của thế kỷ trước, bánh mì Hòa Mã chủ yếu phục vụ cho khách Tây và món ăn bình dân này bắt đầu chinh phục người Sài Thành từ thuở ấy. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm, xe bánh mì năm xưa dời về 51 Cao Thắng cho đến nay.[/justify]
Hình ảnh xe bánh mì Hòa Mã đã trở thành một phần lịch sử của Sài Gòn
Ăn kèm với bánh mì có trứng, xúc xích, thịt nguội
[justify]Trải qua nhiều thế hệ chủ nhân, bánh mì Hòa Mã vẫn giữ cách phục vụ nguyên bản đó là một ổ bánh mì kèm với thịt nguội, ba tê, trứng xúc xích được chế biến trong một chảo nhỏ riêng. Quán cũng phục vụ bánh mì kẹp thịt patê mang đi với giá là 24k một ổ.[/justify]
[justify]3. Phở Hòa Pasteur[/justify]
[justify]Món Phở truyền thống đồng hành cùng người con miền Bắc du nhập vào phía Nam vào những năm 50 của thế kỷ trước. Quán phở ở Sài Gòn thì nhiều vô kể nhưng lâu đời nhất vẫn là Phở Hòa Pasteur.[/justify]
[justify]Con đường Pasteur được người Pháp xây dựng năm 1865 và thường được gọi là “phố Bắc giữa Sài Gòn”. Nơi đây từng có rất nhiều xe Phở bán hàng ngày, nhưng qua thời gian chỉ còn thương hiệu Phở Hòa bám trụ bởi hương vị đặc biệt của quán. [/justify]
Phở Hòa chỉ chuyên bán các loại phở bò ăn kèm với giò, cháo, quẩy miền Nam
[justify]Phở Hòa được biến tấu, thay đổi về nước dùng, rau thơm và giá để phù hợp khẩu vị của người miền Nam. Với những công thức gia truyền, cộng thêm sự tỉ mẩn chọn lọc từ cọng phở cho đến nước dùng đã làm nên tên tuổi Phở Hòa hiện tại.[/justify]
[justify]Không chỉ thu hút thực khách địa phương mà phờ Hòa còn “lôi cuốn” cả nhiều du khách quốc tế, bằng chứng là quán luôn được đánh giá cao trên các website du lịch thế giới.[/justify]
[justify]4. Chè Nhà Đèn[/justify]
[justify]Sự di cư của một số đông người Hoa vào phương Nam đã mang lại cho mảnh đất Sài Gòn những nét mới lạ về ẩm thực. Khu vực Chợ lớn thuộc địa bàn Quận 5 là một địa chỉ quen thuộc cho những thực khách sành ăn, đây cũng là nơi bắt nguồn cho câu nói quen thuộc: “Ăn quận 5, nằm quận 3, la cà quận 1”.[/justify]
[justify]Quán chè Nhà Đèn nằm lọt thỏm trên con đường Trần Hưng Đạo B đã có tuổi đời hơn 70 năm. Xe chè nằm trong khuôn viên của một trạm biến áp thời Pháp thuộc với đôi chiếc bàn con nhưng lúc nào cũng đông khách, nhất là vào giờ tan tầm.[/justify]
Quán chè nằm lọt thỏm giữa 2 cửa hàng số 476 Trần Hưng Đạo B
[justify]Quán chè đã trải qua hơn 5 thế hệ tiếp nối nhưng hương vị và công thức thì vẫn được giữ nguyên như ngày đầu. Chè được chế biến theo phong cách của người Hoa nên nguyên liệu và tên gọi có vẻ là lạ như: cao quy linh, bạch quả, hột gà trà, đu đủ tiềm…[/justify]
[justify]Với những ai đến ăn lần đầu thì có thể sẽ cảm thấy chưa quen vì vị chè được nấu khá ngọt. Tuy nhiên, cô chủ quán cũng sẵn sàng tư vấn cho khách món chè nào phù hợp nhất trong 20 loại chè khác nhau.[/justify]
[justify]Khi được hỏi về nguồn gốc tên gọi “Nhà Đèn” chị chủ quán vui vẻ giải thích: “Vì người Sài Gòn khi xưa gọi Điện Lực là Nhà Đèn, mà quán thì bán ngay trước cửa trạm biến áp nên được đặt cho cái tên Chè Nhà Đèn là vì thế”. [/justify]
[justify]5. Mì vị tiềm Hải Ký[/justify]
[justify]Mì vị tiềm hầm thuốc bắc đã trở thành món ăn quen thuộc đối với người dân miền Nam từ thế kỷ trước. Tại TP.HCM có rất nhiều tiệm mì mang tên Hải Ký nhưng lâu đời và nổi danh nhất vẫn là tiệm mì Hải Ký trên đường Nguyễn Trãi, quận 5.[/justify]
Phần mì và vịt được để riêng
[justify]Bí quyết thành công của quán là sự tỉ mẩn trong từng khâu chế biến như sợi mì phải dai giòn, được làm thủ công ngay tại quán, từng thành phần gia vị dùng để tiềm (tẩm) vịt đều được chọn lựa kỹ lưỡng từ những loại thảo dược thuốc Bắc. Có lẽ vì sự kì công đó mà mỗi tô mì vịt tiềm ở đây có giá trung bình khoảng 80.000 đồng – đắt nhưng “đáng đồng tiền bát gạo”. Thịt vịt chín mềm được chiên vàng lớp da thoang thoảng hương thuốc Bắc đã làm “say lòng” nhiều thực khách từng một lần đặt chân đến quán.[/justify]
Quán hiện nay có 2 cơ sở kề nhau nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận 5
[justify]Những quán ăn trên đều đã gắn bó hơn nửa thế kỉ với những người dân Sài Gòn. Nó đã đem đến những hương vị rất riêng cho ẩm thực nơi này và nếu đến Sài thành, các bạn nhớ hãy tìm đến những quán ăn này nhé. [/justify]