[justify]Các chuyên gia kỹ thuật xe máy cho rằng, nhiều người hoặc do chủ quan, hoặc do không biết nên đã mắc phải nhiều sai lầm trong quá trình sử dụng xe máy như chạy rốt-đa xe mới tại chỗ, không chăm sóc ắc-quy, nước làm mát…, dẫn tới những hỏng hỏng cho xe cũng như mất an toàn trong quá trình vận hành.[/justify]
[justify]"Chạy rốt-đa xe mới tại chỗ"[/justify]
[justify]Từ trước tới nay, nhiều người cho rằng khi mua xe mới là phải chạy rốt đa tại chỗ để động cơ xe được bền hơn. Vì thế, họ đã cho xe chạy không tải khoảng 2 giờ trước khi sử dụng bình thường. Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật của Piaggio Việt Nam khuyến cáo, các loại xe mới của hầu hết các hãng hiện nay đều không cần thiết phải chạy rốt-đa tại chỗ, bởi các chi tiết động cơ đã được nhà sản xuất chế tạo chính xác và đã chạy thử trước khi xe xuất xưởng.
Việc chạy rốt-đa chỉ thực hiện khi xe vận hành trong thời gian đầu, và không phải chạy tại chỗ. Trong giai đoạn từ 0 – 1.000 km đầu tiên, động cơ còn mới nên các chi tiết tiếp xúc chuyển động tương đối sẽ rà khít với nhau và tạo khe hở hoạt động chính xác, nên cần tránh việc hoạt động hết ga liên tục, chạy quá tải, hoặc bất cứ điều gì có thể làm cho động cơ bị quá nhiệt.
[/justify]
Cần dành thời gian chăm sóc bảo dưỡng xe máy để tăng tuổi thọ cho xe cũng như an toàn khi vận hành. |
Cụ thể, từ 0 - 150 km: cần tránh vận hành xe liên tục quá 1/3 độ mở tay ga; sau một giờ vận hành xe liên tục, nên cho xe nghỉ từ 5 - 10 phút để động cơ nguội đi tự nhiên; nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, không nên giữ nguyên tay ga ở 1 vị trí. Từ 150 – 500 km: tránh vận hành xe liên tục quá 1/2 độ mở tay ga; nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không chạy hết ga (từ 500 – 1.000 km đầu tiên, phải thay dầu động cơ, dầu nhớt bộ truyền cuối (dầu cầu) (đối với xe ga), vệ sinh lọc dầu (loại lọc dạng lưới). Từ 500 – 1.000 km: nên tránh vận hành xe liên tục quá 3/4 độ mở tay ga; thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không chạy hết ga… [justify]"Xăng nào cũng được"[/justify]
[justify]Hầu hết các loại xe tay ga đời mới hiện nay như: Vespa LX, Piaggio Liberty, Honda SH, Lead, Air Blade… đều được trang bị động cơ thế hệ mới và đạt các tiêu chuẩn khí thải khá cao (Euro 2, 3). Do đó, để động cơ xe của bạn luôn hoạt động hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu, đạt đúng tiêu chuẩn khí thải của nhà sản xuất… thì cần có loại xăng đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, những loại động cơ trên thường có tỷ số nén lớn hơn các xe đời cũ (từ 10:1 - 11.5:1) nên cần sử dụng loại xăng không chì, có chỉ số ốc tan từ 92 – 95 (mogas 92; mogas 95). Nếu bạn sử dụng loại xăng có chỉ số ốc tan thấp hơn như mogas 90 sẽ gây nên tình trạng xăng cháy không hết, động cơ làm việc với hiệu xuất thấp hơn, thậm chí xảy ra kích nổ làm hư hỏng động cơ… Do đó, để gia tăng tuổi thọ động cơ, người sử dụng nên đúng chủng loại xăng mà nhà sản xuất khuyến cáo.[/justify]
[justify]"Ắc quy khô không cần chăm sóc"[/justify]
[justify]Trong quá trình sử dụng, ắc quy luôn cần được bảo dưỡng thường xuyên, nhằm tránh các sự cố bất ngờ về điện trong khi vận hành. Anh Trịnh Lê Văn, Quản lý Trung tâm bảo hành xe Piaggio Xuân Cầu (Lê Văn Hưu, Hà Nội) cho biết, nhiều người cho rằng, ắc quy khô không cần phải chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, ắc quy khô cũng cần được kiểm tra và bảo dưỡng bởi các thiết bị điện trên xe thường có tuổi thọ thấp hơn ắc quy khô.
Trong khi đó, đa số khách hàng lại cho rằng chỉ có ắc quy mới bị hỏng, còn các thiết bị điện trên xe đều rất bền, không cần kiểm tra, thay thế. Thực ra, trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam, các thiết bị điện tử “ăn” điện từ ắc quy như: đèn pha, xi nhan, còi… lại dễ bị hỏng hóc, xuống cấp hơn ắc quy, và khi các thiết bị trên hỏng hóc sẽ làm hỏng ắc quy. Do đó, ngoài kiểm tra ắc quy, bạn nên kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống điện trên xe trong những lần bảo dưỡng định kỳ….
Với những xe sử dụng ắc quy nước, thì nước trong ắc quy sẽ bay hơi trong quá trình sử dụng. Vì thế, cần thường xuyên kiểm tra điện áp và lượng nước trong bình mỗi khi thay dầu máy để bổ sung thêm nước. Khi không sử dụng xe trong thời gian dài, bạn cần phải nạp lại ắc quy trước khi sử dụng…[/justify]
[justify]"Không quan tâm tới nước làm mát"[/justify]
[justify]Một trong những “bệnh” thường gặp nhất đối với xe ga là hỏng hệ thống làm mát do người sử dụng không biết hoặc chưa quan tâm đến trong quá trình sử dụng. Anh Nguyễn Tuấn Tú, quản lý Trung tâm chuyên sửa chữa xe ga trên đường Nguyễn Khoái, Hà Nội cho biết: “Vào mùa hè, những loại xe ga làm mát bằng két nước như: Honda SH, PS, Dylan… thường gặp “bệnh” cháy két nước làm mát do người sử dụng không kiểm tra nước làm mát và bảo dưỡng hệ thống làm mát của xe. Do đó, những loại xe này, cứ sau khoảng 3.000 km, cần bảo dưỡng, thay nước làm mát, súc rửa lại két nước, kiểm tra, điều chỉnh lại rơ le gió và van đóng mở két nước, làm sạch bụi bẩn ở quạt gió và két nước để tăng hiệu quả làm mát…”[/justify]
[justify]Coi thường khi xe đi vào đường ngập nước[/justify]
[justify]Khi đi qua đoạn đường ngập nước, bạn luôn phải vặn tay ga lớn hơn bình thường. Bạn nên nhớ, khi bóp cũng phải giữ nguyên tay ga để hơi ở ống pô luôn duy trì ở trạng thái đẩy nước ra ngoài, tránh hiện tượng nước ộc vào ống pô, gây chết máy. Còn nếu xe bạn bị chết máy do ngập nước, thì phải lập tức thay ngay dầu máy, dầu hộp số. Bởi khi xe chết máy nước sẽ xâm nhập vào khoang máy theo chiều hút của hơi, khi đó, nước sẽ làm mất tác dụng của dầu bôi trơn, gây rỉ sét các chi tiết trong động cơ và làm hỏng máy.[/justify]