[justify]Cà rốt màu tím?[/justify]
[justify]Bạn đang băn khoăn mình có đọc nhầm không? Câu trả lời là không, thông tin này hoàn toàn chính xác 100%. Trước thế kỷ thứ 17, trên thế giới chưa từng xuất hiện loại cà rốt màu da cam như chúng ta vẫn hay thường ăn hiện nay mà thường có màu tím, vàng hoặc trắng. Người Hà Lan đã có công lớn trong việc biến đổi giống của những dòng cà rốt xưa trở thành loại cà rốt ngọt, mập và có màu cam như bây giờ. Thế còn những củ cà rốt tím ngày xưa? Xin thưa rằng chúng hiếm khi được trồng vì rất gầy và cũng không được ngon lành lắm đâu.[/justify]
[justify]Quả cam có trước hay màu cam có trước?[/justify]
[justify]Từ tiếng Anh “orange” có nguồn gốc từ từ “naranja” của Tây Ban Nha. Từ Tây Ban Nha này vốn lại xuất phát từ tiếng Phạn – một loại cổ ngữ của Ấn Độ - có tên là “naranga” dịch theo tiếng Ấn Độ có nghĩa là “cây cam”. Khi người Anh lấy cái tên này, họ đã “đánh rơi” chữ cái “n” và do đó chúng ta có từ “orange”. Khoảng vào đầu thế kỷ thứ 16, từ “orange” bắt đầu được sử dụng rộng rãi không chỉ để nói tới một loại hoa quả mà còn được dùng để chỉ màu sắc như chúng ta vẫn biết hiện nay.[/justify]
[justify]Trước khi có từ “orange”, người Anh vẫn thường sử dụng từ “geoluhread” (dịch ra tiếng việt là màu đỏ - vàng) để chỉ màu cam.[/justify]
[justify]Ở các nước phương Tây, một tá đối với người làm bánh là 13 chứ không phải 12[/justify]
[justify]Lý giải cho sự “khác người” này nằm ở những luật lệ rất hà khắc của một số quốc gia đối với các thợ làm bánh.[/justify]
[justify]Ở Ai Cập cổ đại, nếu một thợ làm bánh bị phát hiện đã gian dối, họ sẽ bị đóng đinh một tai lên cánh cửa hiệu bánh. Hay như ở Babylon, người thợ làm bánh có thể bị chặt tay nếu ai đó thấy họ bán một ổ bánh mì không đúng trọng lượng. Những hình phạt “khủng khiếp” này cũng rất phổ biến ở các quốc gia châu Âu thời bấy giờ. Tuy vậy, để cân đo đong đếm từng chiếc bánh sao cho chuẩn là vô cùng khó khăn. Để tránh những “tai nạn nghề nghiệp” như vậy, những thợ làm bánh ở Tây phương đã nghĩ ra cách luôn cho nhiều hơn số lượng yêu cầu để đảm bảo.[/justify]
[justify]Cụ thể ở Anh, sau khi đạo luật về Bánh mì và Bia được thông qua vào thế kỷ thứ 13, việc thợ làm bánh đưa 13 chiếc bánh thay vì 12 chiếc mỗi khi có khách hàng hay người bán lẻ đặt mua một tá bánh đã dần trở nên phổ biến. Tương tự như vậy khi bán bất cứ thứ gì, họ luôn cho một tá thành 13 nhằm tránh “tai nạn” và bị xử phạt.[/justify]
[justify]Quả là một cách “lách luật” rất dễ thương của những người thợ làm bánh.[/justify]
[justify]Tại sao tỏi lại khiến bạn có hơi thở hôi[/justify]
[justify]Khi ăn tỏi, các bạn sẽ nhận thấy miệng mình luôn có hơi thở với mùi khó chịu. Những mùi này ban đầu xuất hiện do những hợp chất lưu huỳnh được đưa vào khi chúng ta ăn tỏi. Không chỉ vậy, tỏi lại còn đóng vai trò làm chất xúc tác cực “lợi hại” trong việc làm cho những vi khuẩn có trong khoang miệng bạn sinh sôi nảy nở, khiến tình hình hơi thở càng thêm “trầm trọng”. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, mùi tỏi đôi khi vẫn còn xuất hiện là do những hợp chất lưu huỳnh ban đầu đã bị chuyển hóa vào máu và đến phổi. Những hợp chất này đôi khi còn có thể thoát ra ngoài không khí qua những lỗ chân lông. Tỏi tuy rất tốt cho cơ thể chúng mình nhưng đôi khi cũng thật “phiền toái” quá đi.[/justify]
[justify]Tại sao đồ uống có ga lại được gọi là “soft drink” (nước mềm)?[/justify]
[justify]"Soft drink” là một từ tiếng Anh nhằm chỉ chung tất cả những loại nước uống không chứa cồn (những loại nước uống có cồn được gọi là “hard drink” ). Tuy nhiên, nhờ có ngành công nghiệp quảng cáo, “soft drink” ngày nay chuyên chỉ để dùng cho hầu hết các loại thức uống có ga và mùi vị.[/justify]
[justify]Trước đây, các nhà sản xuất nước giải khát có ga thường rất đau đầu với bài toán quảng cáo rộng rãi và thống nhất bởi sản phẩm của họ có quá nhiều tên gọi tùy theo từng vùng như: pop, soda, fizzy drink, coke…. Chính vì vậy, để có thể tạo dựng một chiến lược quảng cáo tầm quốc tế, các nhà sản xuất nước uống có ga toàn thế giới đã thống nhất sử dụng chung một tên gọi là “soft drink”.[/justify]
[justify]“Dinner” là ăn tối hay ăn sáng?[/justify]
[justify]Trên thực tế, từ tiếng Anh “dinner” (bữa ăn tối) có nguồn gốc từ từ tiếng Pháp “disnar”, có nghĩa là bữa sáng (breakfast). Theo người Pháp “dinner” nhằm chỉ bữa ăn đầu tiên của một ngày, thường khoảng buổi trưa. Đây cũng là bữa ăn thịnh soạn nhất trong ngày và sau đó là một bữa ăn nhẹ vào tầm chiều gọi là “supper”. Từ “dinner” đã trở thành từ mang nghĩa chỉ bữa ăn lớn nhất trong ngày.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, theo thời gian, người Anh càng ngày càng ăn muộn dần, đẩy thời gian cho bữa “dinner” xuống sau bữa ăn nhẹ buổi chiều “supper” và từ đó “dinner” mang nghĩa là bữa ăn tối.[/justify]