[size=medium]6 giai đoạn để quên 1 người
Ngay sau 1 cuộc chia tay, mỗi người trải qua những giai đoạn phục hồi nào đó. Nếu 1 người vượt qua thành công những giai đoạn đó thì anh ta sẽ dễ dàng quên cuộc chia tay của mình và phục hồi.
Nếu 1 người mắc kẹt ở 1 trong các giai đoạn đó thì sự phục hồi sau chia tay của anh ta sẽ bị trì hoãn và đây là điều xảy ra với hầu hết những người đang cố gắng quên 1 ai đó.
Trong bài này tôi sẽ nêu ra các giai đoạn để quên 1 người và làm thế nào để không bị mắc vào bất kì giai đoạn nào.
6 giai đoạn để quên 1 người
Giai đoạn sốc/phủ nhận: Đây là giai đoạn mà 1 người từ chối thừa nhận những gì đã xảy ra. Ví dụ, khi 1 người trải nghiệm sự mất mát của 1 thành viên gia đình, anh ta có thể vẫn ở trong giai đoạn phủ nhận 1 thời gian. Trong hầu hết các trường hợp, giai đoạn này trôi qua rất nhanh sau 1 cuộc chia tay và bạn không nên lo lắng về nó.
Giai đoạn tức giận: 1 số người bắt đầu cảm thấy tức giận sau cú sốc ban đầu. Đó là giai đoạn mà 1 người bắt đầu nghĩ về trả thù và muốn người yêu cũ của anh ta trả giá. 1 lần nữa, khi vấn đề là muốn quên đi 1 người thì giai đoạn này không đáng lo và nó cũng thường qua đi nhanh chóng.
Giai đoạn mặc cả: đây là giai đoạn nguy hiểm nhất để quên đi 1 người. Đây là giai đoạn mà con người nghe những bản nhạc sầu não, mơ mộng về người yêu cũ, tưởng tượng mọi việc quay trở lại như ban đầu và đi đến những nơi trước đây họ từng hạnh phúc bên nhau, hy vọng tình cờ gặp lại. Nếu 1 người vẫn mắc kẹt trong giai đoạn này thì họ sẽ không bao giờ phục hồi từ cuộc chia tay cho đến khi họ gặp được 1 ai đó khác khiến họ quên người cũ của họ.
Giai đoạn đau khổ: Giai đoạn này không xuất hiện sau giai đoạn 3 mà xuất hiện cùng với giai đoạn 3. Sự mặc cả thường trộn lẫn với đau khổ và đó là lí do tại sao trong suốt giai đoạn đó, tâm trạng con người thay đổi giữa hy vọng và mất hy vọng. Đau khổ thường là kết quả của sự đánh mất hy vọng xảy ra trong giai đoạn mặc cả.
Giai đoạn chấp nhận: Đây là giai đoạn mà con người bắt đầu chấp nhận cuộc chia tay và quyết định tiến lên. Giai đoạn này không bao giờ xảy ra trừ khi hy vọng hoàn toàn mất hết, không còn nữa. Nếu vẫn còn 1% hy vọng thì người đó sẽ vẫn mắc kẹt trong giai đoạn trước và ngay khi hy vọng hoàn toàn mất hết thì người đó sẽ bắt đầu phục hồi.
Giai đoạn phục hồi: Đây là giai đoạn cuối của việc quên đi 1 người và mọi thứ quay trở lại bình thường.
Làm thế nào để vượt qua các giai đoạn 1 cách nhanh chóng để quên đi 1 người?
Sự khác biệt giữa những người phục hồi trong 1 vài ngày sau chia tay và người phục hồi trong nhiều năm là số thời gian họ dành cho giai đoạn mặc cả/đau khổ.
Do đó, để vượt qua các giai đoạn phục hổi 1 cách nhanh chóng, bạn cần học cách làm sao để không bị kẹt lại ở giai đoạn 3 và 4. Thường thì con người bị kẹt ở những giai đoạn đó vì họ có những hành động không đúng trong suốt những giai đoạn đó và và những niềm tin sai lầm về chia tay.
Nguồn: 2knowmyself
[/size]