Cục cảnh sát môi trường (C36), vừa đề nghị Cục quản lý xuất nhập cảnh (A18), Bộ Công an ngăn chặn xuất cảnh đối với 7 cá nhân có hộ chiếu Đài Loan, giữ vai trò lãnh đạo tại Công ty Vedan. [justify]Tuy nhiên, theo thông tin VietNamNet thu thập được, hiện đã có 3 trong số 7 cá nhân giữ vai trò lãnh đạo tại Công ty Vedan, mà C36 đề nghị A18 ngăn chặn xuất cảnh khỏi Việt Nam, đã không còn lưu trú tại Việt Nam.[/justify]
[justify]Ba cá nhân có hộ chiếu Đài Loan đã không còn lưu trú tại Vịêt Nam kể từ khi vụ xả chất thải nguy hại cho môi trường chưa qua xử lý ra thẳng sông Thị Vải bị phát hiện. Ba cá nhân đó có Tổng giám đốc, trợ lý Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Công ty Vedan đã ra khỏi Việt Nam trước khi có đề nghị ngăn chặn xuất cảnh.[/justify]
[justify] [/justify]
Lâm Mậu Phủ - người vận hành chính hệ thống xả của Vedan.
Ảnh: nguồn Cục CSMTMột trong bốn cá nhân còn lại bị đề nghị ngăn chặn xuất cảnh, có ông Lâm Mậu Phủ, một trong những người có vai trò quan trọng trong việc góp phần xả chất thải độc hại, chưa qua xử lý tại Công ty Vedan ra sông Thị Vải. [justify]Việc đề nghị ngăn chặn xuất cảnh đối với các cá nhân giữ vai trò lãnh đạo tại Công ty Vedan, có hộ chiếu Đài Loan, nhằm phục vụ một số công tác điều tra, làm rõ trách nhiệm việc Công ty Vedan đã cắm thẳng các ống xả chất thải độc hại không qua xử lý ra sông Thị Vải, xâm hại đến môi trường nước, dẫn đến ảnh hưởng đời sống của người dân sống ven lưu vực con sông này.[/justify]
[justify]Tính đến ngày 23/9, đã có trên 700 đơn tố cáo của người dân sống ven sông Thị Vải, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc Công ty Vedan xả chất thải độc hại ra môi trường, gởi đơn lên Cục cảnh sát môi trường, Bộ Công an, nhờ cơ quan này can thiệp.[/justify]
[justify]Trước đó, lực lượng liên ngành đã phát hiện thêm đường ống xả chất thải xuống sông Thị Vải. Tuy nhiên, Công ty Vedan vẫn không cung cấp sơ đồ, thiết kế kỹ thuật của nhà máy, và có dấu hiệu xoá chứng cứ sai phạm.
[/justify]