Vòng cổ đồng của người Kayan
Địa điểm phổ biến trào lưu: Myanmar
Những cô gái của bộ tộc Kayan có tập tục đeo vòng cổ kỳ lạ. Họ mang rất nhiều vòng cổ bằng đồng. Những chiếc vòng chồng chất lên nhau khiến cổ họ trông ngày càng dài ra. Phụ nữ Kayan coi đó là nét đẹp riêng của mình, được đeo từ lúc 2 - 5 tuổi và sẽ không bao giờ tháo ra. |
Thực tế, những chiếc vòng không thực sự có tác dụng làm dài cổ mà gây biến dạng cơ thể, gây áp lực cho xương đòn, đồng thời cong vênh lồng ngực, làm đau và không thể tháo ra sau thời gian dài mang chúng. |
Địa điểm phổ biến trào lưu: Châu Âu
Hầu hết các trào lưu trong danh sách này là của phụ nữ, nhưng trong lịch sử có một mốt nguy hiểm dành cho đàn ông là cổ áo cứng tháo rời ở thế kỷ 19. Loại cổ áo này có màu trắng, cao đến sát cằm và bó chặt. |
Song nó cũng được mệnh danh là thứ phụ kiện giết người vì có thể gây gạt thở nếu không cẩn thận. Tương truyền, nhiều người đàn ông say rượu quên tháo cổ áo đã bị ngạt mà chết. Chính vì vậy, món đồ này không còn được sử dụng do ảnh hưởng đến tính mạng của phái mạnh. |
Địa điểm phổ biến trào lưu: Trung Quốc
Giày sen gắn liền tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa thế kỷ 10 - 11. Họ phải buộc chân lại giống như nụ sen để có thể đi vừa đôi giày vải bé xíu theo tiêu chuẩn "kim liên tam thốn” (gót sen ba tấc). |
Dù những đôi giày được thiết kế rất đẹp và tinh tế từ chất liệu tơ tằm và bông nhưng tác hại của nó vô cùng kinh hoàng. Bàn chân những người đàn bà đi giày sen bị biến dạng kỳ dị, nứt toác và có thể dẫn đến tật nguyền suốt đời. |
Địa điểm phổ biến trào lưu: Châu Âu
Với hình dạng khung bên trong như một chiếc lồng, váy Crinoline là kiểu váy phồng sơ khai, có độ xòe lớn, rất nặng nề và kỳ công. Dù đẹp nhưng nó gây khó khăn trong việc di chuyển, đặc biệt là đi qua các ô cửa hẹp, dễ vướng vào bánh xe làm nhiều phụ nữ bị thương. |
Để mặc chiếc váy này là cả một công phu, cần sự trợ giúp của nhiều người, bất tiện và mất thời gian. Bên cạnh đó, chất liệu may váy là từ lông ngựa và vải thô, thường xuyên gây kích ứng da và phát ban. Xu hướng này giờ đã lỗi thời nhưng kiểu dáng váy phồng vẫn có sức sống vượt thời gian khi được ứng dụng những kỹ thuật tạo bồng khéo léo mà không cần cồng kềnh như xưa. |
Địa điểm phổ biến trào lưu: Khắp thế giới
Giày cao gót được phát minh ở khắp nơi trên thế giới với nhiều hình thù khác nhau. Tiêu biểu như giày chopines có đế nặng và chiều cao có đôi lên tới 70 cm. Các quý cô khó đi lại trên thứ phụ kiện lênh khênh nếu không có giai nhân bên cạnh. |
Đến nay, giày cao gót vẫn là món đồ không thể thiếu của mỗi cô gái. Tuy nhiên, chúng có thể làm hại đôi chân và sức khỏe của phái đẹp. Giày cao gót gây đau chân, ảnh hưởng đến xương, khớp xương, tổn thương dây thần kinh, hạn chế sự lưu thông máu và nhiều bộ phận khác như cổ tử cung. Chưa kể đến việc phụ kiện này dễ gây vấp ngã, dẫn đến bong gân, sai khớp, đồng thời giới hạn chạy của chủ nhân trong tình huống nguy hiểm. |
Địa điểm phổ biến trào lưu: Châu Âu và châu Mỹ
Áo corset bắt nguồn từ châu Âu còn váy Victorian phổ biến ở Mỹ. Loại nội y này, giúp phái đẹp có được thân hình "đồng hồ cát". Song do cơ chế thít chặt, bó nghẹt lấy vòng một và vòng hai mà những người diện nó phải chịu đau đớn, khó thở, gãy xương sườn, dồn ép nội tạng quá mức làm chảy máu trong… |
Một số phụ nữ trở nên nổi tiếng do áp dụng phương pháp nhỏ eo bằng trang phục này như cô gái Đức 25 tuổi Michele Koebke (ảnh trên) và bà Cathie Jung 77 tuổi người Mỹ (trong hình). Họ nằm trong Top những người có vòng eo nhỏ nhất thế giới. Nhưng chúng cũng khiến nhiều "nạn nhân" thời trang phải trả giá. Hy hữu, nam diễn viên Joseph Hennella chết năm 1912 khi giả vai nữ trên sân khấu do áo corset quá chặt, làm gãy xương sườn, đâm vào nội tạng. |
Lana