Đáng chú ý hơn cả là, 9 đại họa này từng xảy ra trong quá khứ hoặc đang xảy ra, đặt nhân loại ngấp nghé bên bờ vực diệt vong.
9. Va chạm với một tiểu hành tinh khác
Ngoài ra, theo các ghi chép lịch sử, trong thế kỷ thứ 15, một vụ va chạm của một thiên thạch với trái đất đã cướp đi mạng sống của 10.000 sống tại một thành phố của Trung Quốc. Gần đây nhất, năm 1908, một mảnh thiên thạch có chiều dài tầm 60 m được ghi nhận là đã đâm vào trái đất và rơi xuống vùng Tunguska của Siberia. Va chạm gây ra vụ nổ mạnh gấp 1.000 lần so với thảm họa bom hạt nhân hủy diệt thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
8. Dịch bệnh
Đại dịch tả (còn được gọi là “Đại dịch bí ẩn”) xảy ra lần đầu tiên vào năm 430 trước Công nguyên tại Hy Lạp đã làm chết 1/3 số dân cư và quân đội. Năm 588, dịch hạch xảy ra và lan rộng khắp châu Âu và Ấn Độ khiến hơn 25 triệu người thiệt mạng.
Thời trung cổ, đại dịch được gọi là ”Cái chết đen” (bởi khi bị nhiễm dịch, khắp người bệnh nhân nổi lên những đốm đen dưới da) từng xóa sổ 1/4 dân số châu Âu và lan rộng sang châu Á.
Năm 1918-1919 xảy ra đại dịch cúm nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Thậm chí, đây còn được cho là đại dịch kinh hoàng nhất trong các loại đại dịch khi 500 triệu người, tức 1/3 dân số thế giới khi đó nhiễm bệnh. Hậu quả, 50 triệu người thiệt mạng. Ngày nay, đại dịch AIDS vẫn đang âm thầm giết hàng triệu người trên thế giới hàng năm.
Do đó, kịch bản thế giới bị diệt vong vì một loại dịch bệnh nguy hiểm chưa từng được biết đến không phải là không có cơ sở.
7. Sự ấm lên toàn cầu
Sự ấm lên toàn cầu hiện nay là một thuật ngữ rất phổ biến. Hàng loạt các hội thảo khoa học quốc tế đã được tổ chức để cảnh báo về ảnh hưởng khủng khiếp mà hiện tượng này tạo ra.
Nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ làm mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng giáng thủy, có thể bao gồm cả sự mở rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt đới. Hiện tượng ấm lên được dự đoán diễn ra mạnh nhất ở Bắc Cực dẫn đến sự tan băng ở đây. Nếu toàn bộ băng ở Bắc Cực tan có thể nhấn chìm cuộc sống của con người và các loài động vật.
Ngoài ra, sự ấm lên toàn cầu cũng sinh ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Theo một báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, được thành lập vào năm 1988 dưới sự bảo trợ của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Khí tượng Thế giới, sự nóng lên toàn cầu sẽ dẫn đến sự gia tăng số lượng các cơn bão tàn phá, những trận lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng trong những năm tới.
Chưa hết, sự ấm lên toàn cầu còn làm thay đổi phạm vi của các loại sinh vật, vi sinh vật và vật chủ trung gian truyền bệnh, làm tăng khả năng phát sinh các loại bệnh dịch nghiêm trọng trên diện rộng dẫn đến mối đe dọa tuyệt chủng. Lý do là, các hệ sinh thái trên trái đất đều ít nhiều liên quan tới nhau, trong đó, nhiều hệ sinh thái rất mỏng manh mà chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể giết chết chúng và các loài phụ thuộc chúng. Do vậy phản ứng dây chuyền là không thể đo đếm được.
6. Sự sụp đổ của hệ sinh thái
Lý thuyết này thúc đẩy niềm tin rằng, trái đất luôn cần phải được duy trì sự cân bằng vốn có của nó. Nhưng con người lại đang can thiệp vào sự cân bằng này bằng việc phá rừng, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên….
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí uy tín Nature, 43% hệ sinh thái trái đất đã bị sử dụng để cung ứng cho nhu cầu của con người. Nếu chúng ta vượt ngưỡng sử dụng 50% nguồn tài nguyên trái đất, sự cân bằng của trái đất sẽ bị mất đi, dẫn đến sự sụp đổ của hệ sinh thái.
5. Chiến tranh thế giới thứ III
Ngày nay, sự tan rã của Liên Xô chấm dứt Chiến tranh Lạnh cũng không làm nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ III chấm dứt. Ngược lại, các cường quốc trên thế giới vẫn không ngừng chạy đua vũ trang. Các cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran hay bán đảo Triều Tiên và tình trạng bất ổn triền miên tại Bắc Phi và Trung Đông cũng như các xung đột trên biển Đông và biển Hoa Đông đều có khả năng dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ III, hủy diệt trái đất.
4. Cuộc cách mạng robot
Điều này dẫn đến 2 khả năng. Một là con người có thể sống hòa bình với robot. Hai là, trong trường hợp chính các phát minh của chúng ta có nhiều tham vọng và muốn trở thành kẻ thống trị hành tinh này, chúng có thể làm một cuộc cách mạng để lật đổ những người đã tạo ra chúng.
3. Các núi lửa đồng loạt thức giấc
Ở Iceland, năm 1.700 từng xảy ra vụ phun trào núi lửa kinh hoàng, lấy đi mạng sống của 9.000 người và gần như toàn bộ gia súc trong khu vực bị ảnh hưởng.
Chưa hết, hệ quả kéo theo sau vụ phun trào núi lửa là nạn đói hoành hành dẫn đến nhiều người chết chết hơn. Ngoài ra, các đám mây tro bụi của núi lửa còn tác động đến Mỹ, khiến nhiệt độ ở đây giảm tới 9 độ.
Hiện nay, trên trái đất vẫn còn rất nhiều núi lửa đang hoạt động. Và kịch bản tồi tệ nhất là, nhiều núi lửa lớn hay thậm chí, tất cả các núi lửa đồng loạt phun trào cùng một lúc. Nếu chuyện đó xảy ra, nhân loại sẽ bị diệt vong.
2. Cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh
Điều gì sẽ xảy ra nếu người ngoài hành tinh là có thật và họ từng ít nhất một lần ghé thăm, do thám trái đất? Câu hỏi này đã thúc đẩy trí tưởng tượng phong phú của các nhà văn, nhà viết kịch cũng như các nhà làm phim Hollywood trong nhiều thập kỷ qua để vẽ ra các kịch bản về một cuộc xâm lăng của người ngoài hành tinh vào trái đất, đẩy con người đứng bên bờ vực hủy diệt.
1. Kỷ băng hà mới
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trong quá khứ, Trái Đất đã trải qua nhiều thời kỳ băng hà khác nhau. Kỷ băng hà sớm nhất, được ghi chép lại nhiều nhất và có lẽ là ghê gớm nhất trong một tỷ năm qua được cho là xảy ra từ 800 đến 600 triệu năm trước. Kỷ băng hà đã biến trái đất thành một quả cầu tuyết khổng lồ với các biển băng vĩnh cửu trải dài tới hay gần như tới xích đạo.
Trong khi đó, thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc khoảng 10.000 năm trước. Nhiều nhà khoa học cho rằng, những thời kỳ băng hà xảy ra trong vài triệu năm gần đây, ban đầu có chu kỳ 40.000 năm nhưng gần đây là 100.000 năm. Kỷ băng hà gồm có 2 thời kỳ : giai đoạn lạnh được gọi là thời kỳ băng giá và giai đoạn nóng được gọi là thời kỳ gian băng. Thời kỳ chúng ta đang sống hiện nay chính là một giai đoạn gian băng.
Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học dự báo, 10 năm tới, hoạt động của Mặt trời sẽ giảm xuống. Sự thay đổi các hoạt động của mặt trời, theo họ có thể dẫn tới một “thời kỳ tiểu băng hà”, có khả năng đe dọa đến sự sống trên trái đất.