[justify]Trễ/ thay đổi chu kỳ nguyệt san[/justify]
[justify]Đây là dấu hiệu rõ nhất chứng tỏ bạn đã “dính” bầu. Bên cạnh đó, sự thay đổi về nguyệt san khi bạn có thai còn đi kèm với triệu chứng mệt mỏi, stress, tăng/giảm cân quá mức,… hay thậm chí thay đổi cả những thói quen ăn uống.[/justify]
[justify]Nhiều XX trong thời kì đầu mang thai, nguyệt san có thể vẫn xuất hiện song nhìn chung hiện tượng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và “nhẹ” hơn nhiều so với chu kì bình thường. Tóm lại, sau khi có XXX mà nguyệt san “trễ hẹn” hay thậm chí không xuất hiện, hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với trường hợp bạn đã có thai!
[/justify]
[justify]Sự thay đổi của núi đôi[/justify]
[justify]Sau khi đã có “chữ X thứ3” mà núi đôi của bạn căng cứng, đau nhức, đỉnh núi cao và sẫm màu hơn bình thường, đôi khi bạn còn có thể sờ thấy những cục u dạng hạt,…thì hãy nghĩ rằng mình đã mang thai.[/justify]
[justify]Các dấu hiệu ở núi đôi thường xuất hiện khá sớm, có thể bắt đầu ngay từ 1- 2 tuần sau khi XXX không an toàn và nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là sự mất cân bằng hormone.
[/justify]
[justify]Cảm giác buồn nôn[/justify]
[justify]Hormone progesterone được sản sinh khi bạn “dính” bầu là nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn này bởi nó khiến vị giác của bạn thay đổi, đồng thời khứu giác lại trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài ra, nó còn khiến bạn bị trướng bụng, táo bón,… Nếu bạn là một teengirl thì hiện tượng buồn nôn này là hồi chuông cảnh báo bạn có nguy cơ đang phải làm mẹ sớm.[/justify]
[justify]Đau bụng dưới[/justify]
[justify]Nguyên nhân là do tử cung giãn nở để chuẩn bị chào đón “người bạn” mới. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau dữ dội và cơn đau này rất khác so với những cơn đau bụng thông thường. Bạn cũng có thể có cảm giác đau ở vùng đùi. Đó là vì hormone oestrogene được sản sinh nhiều hơn, “báo động” cho các dây chằng xung quanh bụng để chuẩn bị cho một sự thay đổi lớn.
[/justify]
[justify]Đi tiểu nhiều hơn[/justify]
[justify]Khoảng 6- 8 tuần sau khi có “chữ X thứ 3” không an toàn, bạn nhận thấy mình hay đi tiểu. Có thể bạn đã mang thai rồi đấy. Nguyên nhân vẫn là “cô bạn” hormone oestrogene. Loại hormone này sẽ tăng cao khi XX “bầu bí”, nó có tác dụng làm mềm các cơ, nới lỏng các dây chằng, cơ bắp, thậm chí các cơ ở vùng niệu đạo cũng chịu tác động của “cô bạn” này. Chính vì bị làm giãn ra nên các cơ không chịu được áp suất bên trong bàng quang, và thế là bạn sẽ phải ra vào nhà vệ sinh liên tục.[/justify]
[justify]Những cơn đói cồn cào[/justify]
[justify]Để chuẩn bị cho thời kì “bầu bí”, cơ thể XX cần rất nhiều năng lượng. Vì thế, bạn gái sẽ thường xuyên cảm thấy thèm ăn, thậm chí, còn cảm thấy đói cồn cào.
[/justify]
[justify]Mệt mỏi[/justify]
[justify]Cảm giác mệt mỏi xuất hiện rất sớm, có thể bắt đầu ngay tuần đầu tiên sau XXX không an toàn. Cơn mệt mỏi trong thời kì này có tác dụng y như thuốc ngủ. Bạn sẽ thường xuyên thấy mỏi mệt rã rời, buồn ngủ nhưng không thể ngủ bởi “anh bạn” giấc ngủ trong thời kì này cũng bị rối loạn mà.
[/justify]
[justify]Dịch vùng kín tiết ra nhiều hơn
[/justify]
[justify]Khi XX mang thai, chất dịch ở vùng kín sẽ tiết nhiều hơn. Đây là môi trường lý tưởng để họ hàng nhà nấm sinh sôi, nảy nở. Thường xuyên vệ sinh khu vực nhạy cảm này để phòng tránh viêm nhiễm, XX nhé![/justify]
[justify]Tính tình thay đổi[/justify]
[justify]Nếu cậu bạn “gà bông”dạo này hay phàn nàn vì tâm trạng của bạn có vấn đề thì hãy cẩn thận nhé! Sự xáo trộn hormone trong thời kì bầu bí sẽ khiến XX trở nên nhạy cảm hơn, tính khí thay đổi xoành xoạch và rất dễ nổi cáu. Bạn đừng do dự khi thổ lộ điều này với cậu bạn “gà bông”, bác sĩ hay thậm chí là mama nhé! Họ sẽ giúp bạn vượt qua sự sợ hãi và tìm ra cách giải quyết tốt nhất!
[/justify]
[justify]Lời kết: "Chuyện ấy" là chuyện hết sức hệ trọng, thậm chí không ít bạn gái phải trả giá đắt vì lỡ XXX khi đang ở tuổi vị thành niên. Hãy cân nhắc chín chắn và tự biết giữ mình, XX nhé![/justify]