[justify]Nguyễn Thùy Linh Cát (ĐH HUTECH) tập kinh doanh từ thời sinh viên. Với số vốn ít ỏi, thời gian đầu Linh Cát chọn bán áo sơ mi nam qua mạng. Sau ba năm, cô đã là giám đốc công ty thời trang Catsashop. Thương hiệu cô xây dựng có mặt trên nhiều tỉnh thành cả nước.[/justify]
[justify]Khởi nghiệp từ gian hàng online[/justify]
[justify]Mục tiêu khi viết hồ sơ thi đại học của cô gái nhỏ nhắn Linh Cát là học về Luật kinh tế, khoa Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM. Nhưng vì thiếu 1,5 điểm để đậu được ngành như mong muốn nên Linh Cát chọn học nguyện vọng 2 là ngành công nghệ sinh học của ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ ( Hutech). Vốn dĩ thích kinh tế nên cô bạn không mặn mà lắm với chuyên ngành đang học, cô chỉ học như một bổn phận.[/justify]
[justify]“Mình chọn vậy thôi chứ không thích ngành này. Học được 2 năm mình vẫn thích học Luật kinh tế nên lại thi lại ĐH kinh tế TP.HCM. Mình đậu ngành đó nhưng vì không đủ sinh viên để mở lớp nên không học nữa”, Linh Cát kể.[/justify]
Nguyễn Thùy Linh Cát, cô chủ 9X của thương hiệu thời trang nam Catsashop. |
[justify]Với số vốn 20 triệu đồng tích cóp từ làm thêm, cô chủ nhỏ đi mua vải, tìm xưởng may để gia công áo. Những mẫu mã áo sơ mi nam được tung lên mạng thu hút nhiều người hỏi mua. Thời gian đầu, để đủ tiền kinh doanh cô vẫn tiếp tục làm thêm ngoài, bán cả đồ nữ để đủ vốn lấy hàng.[/justify]
Làm thêm nhiều công việc, từ gian hàng online, sau 3 năm cô có thu nhập hơn trăm triệu mỗi tháng. |
[justify]Cô chia sẻ: “Mình mở công ty để tiện giao dịch và xây dựng thương hiệu thời trang nam cho riêng”. Có công ty, Linh Cát đi đăng ký thương hiệu, làm logo, ký gửi hàng. Dần dà có nhiều người lấy hàng, xin làm đại lý cho thương hiệu Catsashop hoặc lấy sản phẩm thời trang nam của cô về bán.[/justify]
[justify]Cũng có lúc thấy mệt mỏi
[/justify]
[justify]Chia sẻ về công việc hiện tại, cô chủ Catsashop bộc bạch có nhiều thời điểm cô cảm thấy quá mệt mỏi, nhiều việc phải gánh vác. Có những lô hàng bị lỗi, lô vải nhập về bị rút không thể bán vì sợ mất uy tín nên đành chịu lỗ. Việc kinh doanh ở tuổi đời trẻ nên có lúc bị đối tác chèn ép trên thương trường, phải đối mặt xử lý nhiều vấn đề cũng khiến Linh Cát thấy chán nản.[/justify]
[justify]Cô nói: “Có lúc mình chỉ muốn có một công việc bình thường, hàng tháng đều đặn nhận lương cho bình yên nhưng vì ngọn lửa đam mê kinh doanh, ý chí và trách nhiệm nên mình không thể từ bỏ mọi thứ lại trở về guồng quay công việc”.[/justify]
Điều khiến Linh Cát tiếc là uổng mấy năm học vì học sai ngành. |
[justify]Nói về việc học tập, Linh Cát khẳng định: “Dù không thực sự thích công nghệ sinh học nhưng mình vẫn tập trung học bên cạnh công việc. Đến giờ, mình chưa hề rớt môn nào. Công việc hiện tại không liên quan tới ngành đã học. Mình cũng không nhớ gì về kiến thức công nghệ sinh học. Kể ra cũng uổng công ngần ấy năm học đại học không đúng ngành”.[/justify]
[justify]Không nhất thiết phải là đại học[/justify]
[justify]Theo Linh Cát, sở dĩ có nhiều bạn trẻ dù học tốt, có đủ bằng cấp nhưng vẫn khó xin việc một phần là do ở Việt Nam việc học đại học ngày càng dễ dáng. Số cử nhân tăng dần đều nhưng nhu cầu tuyển dụng lại ít. Sinh viên được đào tạo không kỹ lưỡng ngay cả kiến thức chuyên ngành mình học.[/justify]
[justify]Cô bạn dẫn chứng: “Mình có tuyển hai nhân viên cùng một lĩnh vực. Một người chỉ học trung cấp nhưng làm tốt hơn người học cao đẳng. Người học cao đẳng thừa nhận với mình những gì người ấy học ở trường gần như không giống với công việc thực tế, nên khó áp dụng được vào công việc”.[/justify]
[justify]Vì thế, Linh Cát nhận định, học tập là rất cần thiết và có nhiều cách để học không cứ phải là đại học. “Như mình, dù công việc hiện tại ổn định nhưng mình vẫn tiếp tục học. sắp tới mình sẽ đi học về quản lý, về CEO để có thêm kỹ năng cho công việc của mình”, cô bạn chia sẻ.[/justify]
[justify]Theo Tri thức[/justify]
[justify] [/justify]