Sau cuộc giao phối kéo dài tới 3 giờ, mực ống mệt đến nỗi không còn sức để bơi, kiếm ăn hay né tránh kẻ thù.
Theo bài báo vừa đăng trên tạp chí Biology Letters, nhà nghiên cứu Amanda Franklin và đồng nghiệp ở Đại Học Melbourne (Australia) phát hiện ra điều này khi quan sát loài mực lùn phương Nam.
Một cặp mực lùn đang "ân ái".
Trong lúc giao phối, con đực bám và ôm trọn lấy con cái. Sau cuộc “mây mưa”, cả mực đực và mực cái đều bơi rất lờ đờ. Chúng chỉ có thể bơi được nửa quãng đường so với bình thường. Điều này có nghĩa là chúng còn rất ít năng lượng để có thể tìm thức ăn, tránh kẻ thù, phát triển hay tìm bạn tình mới.
Tiếp tục thử nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng giao phối cường độ cao và kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến mực lùn không thể sống lâu.