Nghệ thuật - blog
2014-08-20 05:48:01
Ấn tượng với văn hóa 'lệ quyên' và hóa đơn chia tiền theo đầu người của Nhật Bản
Mình thích thú với cái hóa đơn chia đầu người và phong cách "Warikan" này quá. Mọi người đọc cho vui nhé, chuyện đi chơi và share tiền đầu người theo mình nghĩ là nên làm trừ một số trường hợp đặc biệt như chiêu đãi, ăn khao, đi cùng với bố mẹ, người lớn tuổi,… Mẹ Masao viết hay thật
********
Nguồn: Facebook Mẹ Masao
Mẹ Masao đã định viết bài này sau khi có trào lưu “yêu xong đòi quà” hay “100k hẹn hò” ở VN, mà thời gian lu bu quá quên khuấy mất. Hôm rồi đi ăn, lúc tính tiền nhìn vào phần hóa đơn, ngoài tổng tiền ra còn có phần chia sẵn tiền theo đầu người để các bạn “campuchia” cho tiện, mới nảy ra ý viết về văn hóa “lệ quyên” của các bạn Nhật và cả chuyện share tiền khi hẹn hò
Ở Nhật, thường mỗi khi đi ăn, đi chơi hay sinh hoạt chung với nhau khi trả tiền người ta thường tự trả phần của mình, gọi là văn hóa Warikan , hay theo cách của phương tây là “Lets go Dutch”. Sự chia sẻ này rất sòng phẳng và rõ ràng, đến mức nhiều nhà hàng khi in hóa đơn sẽ chia luôn số tiền tính theo tổng đầu người vào ăn, và bạn chỉ việc lấy đúng bằng đó tiền ra trả mà không cần phải lôi điện thoại ra cộng trừ nhân chia cho mất thời gian. Đúng là đại tiện . Như trong hình minh họa này là một ví dụ. Hóa đơn đi ăn của nhà Masao, phần khoanh tròn là tiền tính theo đầu người (dù là đi ăn cả gia đình vẫn có phần warikan ). Thi thoảng nhà M có rủ bạn bè người Nhật đi chơi, đi du lịch, ăn nhậu, và việc giữ các hóa đơn chi trả từ tiền mua thực phẩm ở siêu thị, mua xăng hay phí cao tốc đường dài là rất cần thiết để tiện “Campuchia”. Cũng có lúc mẹ M ẩu làm mất hóa đơn, cảm thấy phiền quá trời vì tự nhiên đẩy tất cả các bên vào thế khó xử, dù tất nhiên không ai nặng nề quá chuyện đó, nhưng rõ ràng vẫn hơn
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng chăm chăm share là tốt. Nếu bạn đi ăn với người lớn tuổi hơn, hoặc người ở vai vế cao hơn bạn (sếp, sempai…), người trên sẽ trả toàn bộ bữa ăn hoặc phần tiền lớn hơn của bữa ăn. Điều bạn cần làm là cảm ơn họ bằng câu “Go -chiso sama deshita” (cám ơn vì đã chiêu đãi)
Văn hóa warikan là vậy, vậy khi người Nhật hẹn hò thì sao
Ở Nhật, nhiều người vẫn tin rằng việc người đàn ông trả tiền cho phụ nữ là điều thể hiện anh ta biết cư xử, thậm chí còn được viết trong sách dạy manner như một thứ tiêu chuẩn hẹn hò dành cho nam giới . Tuy nhiên ngày nay, mọi chuyện đã đảo lộn kha khá.
Năm ngoái, ở Nhật đã bùng lên cơn bão tin tức online xoay xung quanh việc một cô gái Trung Quốc đến từ Chiết Giang, sau khi hẹn hò với một chàng người Nhật và bị đề nghị share hóa đơn 50-50 đã thực sự bị shock. Cô này bày tỏ sự khó chịu trên blog cá nhân và từ đó trở thành đề tài tranh cãi xung quanh việc ngày nay thanh niên Nhật đã thay đổi các nguyên tắc hò hẹn như thế nào
Cô đã tự hỏi phải chăng anh chàng không thích mình, hay vì mình là người nước ngoài mà bị đối xử như vậy. Sau khi nghe bạn học giải thích điều đó là chuyện bình thường đối với giới trẻ Nhật ngày nay, cô này vẫn không hết ấm ức vì ở quê của cô, việc đàn ông trả tiền cho buổi hẹn là chuyện rất phổ biến. Khi người con gái đề nghị trả hóa đơn, không khéo cô còn bị coi là xúc phạm người đàn ông của mình. Hoặc cô cho rằng, nếu có share hóa đơn thì cô nên là người trả ít hơn chứ không sòng phẳng chia đôi như vậy
Báo chí cũng cho biết nhiều cô gái nước ngoài khác thậm chí đã cảm thấy bị xúc phạm hoặc không có buổi hẹn tiếp theo với anh chàng Nhật khi một số người cố gắng share với các cô cả hóa đơn của khách sạn.
Những cô gái này đều là những người trẻ tuổi nên người bạn trai của họ có lẽ là những người trẻ tuổi, những người đàn ông Nhật lớn lên dựa trên cơ sở được giáo dục và thụ hưởng sâu sắc tinh thần bình đẳng của xã hội, từ đó mà nguyên tắc hẹn hò của họ ngày nay cũng dần thay đổi chứ không còn như thời cha anh của họ nữa.
Nếu như trước đây, người đàn ông luôn được coi là người sẽ phải trả tiền thì ngày nay, ngày càng có nhiều trường hợp share tiền sòng phẳng ngay cả khi đang hẹn hò. Xét trên phương diện công bằng mà nói, ai cũng phải vất vả để kiếm tiền, và nam giới những người cũng có khó khăn tài chính riêng luôn muốn cô gái mình hẹn hò chia sẻ chi phí với họ. Họ cho răng ít nhất nửa kia nên đề xuất chia tiền và “hy vọng nhận được lời từ chối của phái nam” hơn là trông chờ vào việc được bao toàn bộ bữa ăn. Nếu ko móc ví chia tiền ngay trong bữa ăn, họ có thể phân chia tự giác theo kiểu tôi trả tiền ăn, anh trả phí hotel, hoặc lịch sự hơn thì ngừoi phụ nữ góp khoảng 30% chi phí cho một buổi hẹn. Văn hóa warikan còn diễn ra ngay cả đối với các cặp vợ chồng trẻ (tiền ai nấy tiêu), và nhiều người coi đó là điều rất bình thường, tự nhiên.
Tờ Fukuishimbun từng có một bài phỏng vấn trong đó có một người đàn ông hẹn hò với bạn gái cùng công ty. Bữa ăn của họ được công ty chi trả (hoàn lại tiền sau), tuy nhiên anh chàng vẫn than phiền rằng anh ta phải trả tiền nhiều hơn một chút so với bạn gái của mình khi họ hẹn hò (chắc tranh thủ khi công cán ), và anh ta cho rằng mỗi người trong số họ cần trả số tiền chính xác giống như nhau. Vụ này thì theo mẹ M thật đáng sợ
Mẹ M cũng từng nhận được một lời nhận xét khá thú vị để về bạn trai người Nhật của một cô bạn gái VN: “Anh ấy không giống như các anh Nhật khác”- không giống ở đây có nghĩa là anh ấy trả các bills, thậm chí chia sẻ và lo lắng cho cô khá nhiều về mặt tài chính.
Sự thay đổi này dẫn đến nhiều tranh cãi. Một số phụ nữ cho rằng họ nên trả tiền vì họ cũng bình đẳng với nam giới, họ không muốn mắc nợ người khác chỉ vì được trả tiền hộ, và họ có thể thanh toán hóa đơn sòng phẳng bằng thẻ. Một số người lại cho rằng gã đàn ông không chịu chi tiền cho buổi hẹn hò là kẻ keo kiệt không lịch lãm. Nhiều cô gái vẫn tin rằng mình nên được trả tiền hộ khi hẹn hò và mình cũng chỉ nên hẹn với những anh chàng biết trả tiền cho phái nữ.
Vì vậy, nếu bạn là một anh chàng nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội hẹn hò với một cô gái Nhật, bạn hãy đừng ngại ngần đặt ra câu hỏi nếu cô ấy muốn share hóa đơn với mình. Đôi khi cô ấy chân thực muốn share, đôi khi cô ấy chỉ muốn tỏ ra lịch sự. Và cách sử xự tốt đẹp nhất là nói “Không sao đâu, để anh”, bạn sẽ thực sự gây ấn tượng cho cô ấy . Rất nhiều chàng trai Việt Nam, Thái Lan mà mẹ M biết đều gây được ấn tượng tốt với bạn gái Nhật khi biết hành xử khác các anh Nhật lạnh lùng
Nếu bạn là một cô gái Việt Nam, khi hẹn hò với một người Nhật, bạn hãy mang theo tiền để sẵn sàng warikan khi cần thiết và chuẩn bị tâm lý đừng thất vọng , cũng đừng coi điều này là xấu.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ
Chủ đề cùng mục