[size=medium][/size] |
[size=medium]“…Anh hỏi em yêu anh có sâu đậm không?[/size]
[size=medium] Em yêu anh bao nhiêu phần?[/size]
[size=medium] Tình cảm này của anh là chân thật[/size]
[size=medium] Tình yêu em dành cho anh cũng là chân thật[/size]
[size=medium] Có ánh trăng kia nói hộ lòng em…”[/size]
[size=medium] Những đôi tình nhân thường ướm hỏi nhau về tình cảm của người kia dành cho mình. Dường như khi yêu, người ta thường lo lắng nhiều hơn, sợ hãi nhiều hơn. Tình yêu khiến chàng trai tự tin nhất cũng trở nên rụt rè. Tình yêu dạy cho người ta nỗi sợ hãi đánh mất nhau.[/size]
[size=medium] Nhà thơ nổi tiếng Xuân Quỳnh, một người tôn thờ tình yêu, cũng từng phải than rằng:[/size]
[size=medium] “Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn [/size]
[size=medium] Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi”.[/size]
[size=medium] Nhà thơ Đỗ Trung Quân gọi tình yêu là “điều mong manh nhất”:[/size]
[size=medium] “Mong manh nhất không phải là tơ trời [/size]
[size=medium] Không phải nụ hồng [/size]
[size=medium] Không phải sương mai [/size]
[size=medium] Không phải là cơn mơ vừa chập chờn đã thức [/size]
[size=medium] Anh đã biết một điều mong manh nhất [/size]
[size=medium] Là tình yêu [/size]
[size=medium] Là tình yêu đấy em!”[/size]
[size=medium] Đến hào hoa, lịch lãm như Rhett Butler trong Cuốn theo chiều gió, người đã yêu nàng Scarlett bướng bỉnh một cách mãnh liệt sâu sắc đến thế, cuối cùng cũng phải chấp nhận: “Ngay cả mối tình bất diệt nhất cũng có thể lụi tàn”.[/size]
[size=medium] Tình yêu thật khó đoán biết, khó điều khiển và vượt ngoài tầm kiểm soát của con người. Có là ông hoàng sở hữu trăm kho báu hay chỉ là một kẻ phiêu bạt lấy trời đất làm nhà, đứng trước tình yêu, có lẽ cũng ngơ ngác như nhau.[/size]
[size=medium] Vì vậy, khi yêu ai cũng thấp thỏm lo âu: “Anh ấy có yêu mình không?”, “Cô ấy có yêu mình không?”, “Tình yêu ấy liệu có đậm sâu?”. Trái tim những kẻ đang yêu luôn lo lắng thấp thỏm. Trái tim ấy luôn luôn đặt câu hỏi, luôn cần được vỗ về, an ủi.[/size]
[size=medium] Đứng trước sự hồ nghi của người mình yêu, cô gái dịu dàng trấn an bằng những lời ngọt ngào:[/size]
[size=medium] “…Tình cảm của em không di dịch[/size]
[size=medium] Tình yêu của em là bất biến[/size]
[size=medium] Có ánh trăng kia nói hộ lòng em…”[/size]
[size=medium][/size] |
[size=medium]Câu trả lời của cô gái thật kín đáo và dịu dàng. Từ nghìn xưa tới nay, ánh trăng đã làm bạn với con người. Dù bao chuyện đổi thay, bãi bể nương dâu, vật đổi sao dời, vầng trăng vẫn thủy chung, bền bỉ chiếu sáng xuống trần gian. Tình yêu của cô gái dành cho chàng trai cũng vậy, vĩnh viễn không đổi thay.[/size]
[size=medium] Khác với mặt trời - quá chói chang, rực rỡ; mặt trăng luôn đẹp mơ màng, tạo bầu không khí lãng mạn cho những kẻ đang yêu. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong thi ca nghệ thuật xưa nay, trăng thường xuất hiện như một người làm chứng cho những mối tình.[/size]
[size=medium] Romeo và Juliet hẹn thề với nhau dưới ánh trăng sáng tỏ. Cũng vào một đêm trăng đẹp, Thúy Kiều và Kim Trọng thề nguyền với nhau:[/size]
[size=medium] “Vầng trăng vằng vặc giữa trời[/size]
[size=medium] Đinh ninh hai miệng một lời song song[/size]
[size=medium] Tóc tơ căn dặn tấc lòng[/size]
[size=medium] Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”[/size]
[size=medium] Văn chương nghệ thuật phương Đông và phương Tây đều ghi nhận vầng trăng như một người bạn đặc biệt của tình yêu. Ánh trăng như là một đồng minh của những đầu mày cuối mắt, những cuộc hẹn hò vụng trộm, những nhắn gửi tâm tình của kẻ đang yêu.[/size]
[size=medium] Ánh trăng nói hộ lòng tôi một lần nữa viện đến vì tinh tú ánh bạc ấy để bày tỏ tình yêu của mình. Cô gái kiệm lời, bài hát cũng kiệm lời. Vậy mà Ánh trăng nói hộ lòng tôi vẫn làm rung động người nghe một cách sâu xa.[/size]
[size=medium] Ý tại ngôn ngoại – Lời ít, ý nhiều. Đặc trưng của nghệ thuật phương Đông là vậy. Không cần phải dài dòng, hoa mỹ hay quá phức tạp, Ánh trăng nói hộ lòng tôivẫn diễn tả được mối tình trong sáng, dịu dàng của người con gái.[/size]
[size=medium] Bài hát được rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn, trong đó có Trương Quốc Vinh, Ngôn Thừa Húc, Mai Diễm Phương, Triệu Vy, Tôn Lệ… nhưng có lẽ không ai vượt qua được Đặng Lệ Quân trong việc truyền tải linh hồn. Ánh trăng nói hộ lòng tôi từ lâu đã gắn với tên tuổi Đặng Lệ Quân như một ca khúc sinh ra để dành cho cô.[/size]
[size=medium] Đặng Lệ Quân (1953 - 1995) là một ca sĩ Đài Loan nổi tiếng thế giới. Cô được mệnh danh là “Đệ nhất danh ca châu Á”, “Nữ hoàng của những tình khúc buồn”.[/size]
[size=medium][/size] |
[size=medium]Nữ danh ca bạc mệnh Đặng Lệ Quân.[/size] |
[size=medium] Chất giọng ấy phù hợp hoàn hảo với Ánh trăng nói hộ lòng tôi. Một bài hát thơ mộng và sâu lắng được diễn tả bằng một giọng ca tinh tế và chân thành. Tiếng hát của Đặng Lệ Quân có khả năng chạm đến tận đáy cảm xúc của người nghe. Bản thân người biểu diễn ca khúc cũng có vẻ đẹp trong sáng như trăng rằm. Với đôi mắt tròn to, khuôn mặt đầy đặn, nụ cười hiền hòa, Đặng Lệ Quân đem đến cho bài hát sự ngọt ngào đầy nữ tính mà chỉ cô mới có.[/size]
[size=medium] Ánh trăng nói hộ lòng tôi là một trong những ca khúc “nước ngoài” đầu tiên chính thức đến với Trung Quốc đại lục. Trước Đặng Lệ Quân, tình khúc gần như không tồn tại ở Trung Quốc. Đạo diễn Giả Chương Kha nhớ lại: “Ánh trăng nói hộ lòng tôi là một thứ gì đó hoàn toàn mới lạ. Những người ở thế hệ tôi ngay lập tức say mê với cái thế giới riêng tư, đậm chất cá nhân ấy. Trước đó, tất cả mọi thứ đều mang tính tập thể”.[/size]
[size=medium] Ngày nay, Ánh trăng nói hộ lòng tôi luôn được coi như một trong những ca khúc Hoa ngữ nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nàng Đặng Lệ Quân yểu mệnh đã sớm ra đi nhưng bài hát thì vẫn còn mãi. “Thác là thể phách, còn là tinh anh” - người hâm mộ vẫn chưa bao giờ thôi thương nhớ tiếng chim họa mi đã tắt.[/size]
[size=medium][/size]