Tâm sự - chia sẻ 2011-11-10 10:55:13

Ảnh Xúc Động Ở HN


Cụ Phạm Thị Tỵ - 82 tuổi - bán hàng nước ở cửa tòa nhà Hapro bên bờ Hồ







ăn uống xong lượn hồ hưởng cái lạnh của mùa đông Hà nội. Tạt qua 1 quán nước của 1 bà cụ bên góc phố Đinh Tiên Hoang. Trước tiên đập vào mắt tôi là một bà cụ co ro trong lạnh giá của mùa đông Hà Nội với một mẹt hàng nho nhỏ với nhưng thứ quà văt.

Dạ ! cụ cho con chai nước với bao thuốc !!! . tôi nói
Cụ mỉm cười . Của anh đây !!!
Thấy nét phúc hậu ánh lên trong mắt cụ , tôi thấy chạnh lòng

Hỏi thăm cụ thì cụ cũng rất thật lòng tâm sự !
Hoàn cảnh của cụ éo le lắm .

Cụ trước là nữ dân phòng đánh trận từ chiến thắng Điên Biên phủ .Cụ bị gãy chân nên bây giờ chân vẫn rất yếu . Chiến tranh qua đi cụ trở về quê hương ở Nam Định kết hôn với 1 quân nhân , cụ sinh được 5 người con . 2 con gái và 3 người con trai .

Mẹ con cụ lưu lạc lên Hà nội từ những năm 1993 . trước thì cụ bán hàng nước bên gần Thủy Tạ với những người con trai của mình .Bây giờ thì già rồi không có sức và không có con giúp đỡ nên cụ bán mấy thứ quà lặt vặt này .Nói đến đây thì tôi bông thấy ánh mắt cụ long lanh đỏ ,hình như cụ khọc
Cụ kể : 2 người con trai út của cụ thì mất do say rượu và bị gan cách đây cỡ chục năm …..
2 người con gái thì lấy chồng ở tận Vĩnh Phúc , cũng nghèo lắm !!! Không giúp tôi được gì, chúng nó 1 năm lên thăm tôi 1 lần, cũng vì vường bận gia đình mà !!!

Còn người trai cả trước làm cửu vạn bôc vác ở chợ Long Biên . Ngoan lắm hay giúp cụ phục vụ bán nước bên Hồ, anh ấy sinh năm 1965 , nhưng 3 Năm về trước cũng do say rượu anh ấy đi ra đường bị xe đâm nên ngã chấn thương sọ não cũng mất rồi ….

Bây giờ cụ 1 mình neo đơn

Ngày nào cũng vậy từ 9 giờ tối là cụ lại đẩy chiếc xe kút kít đi bán rong mưu sinh kiếm sống . mỗi ngày cụ lãi được 20-30 ngàn đồng . Cũng đủ ăn đủ trọ ở Phúc Tân 200 ngàn/tháng . cụ bán đến 2-3 giờ sáng thì lại ra vệ
Cụ cười !!!

Tôi hỏi : Thế có khi nào mà cụ bán hàng không đủ tiền ăn không ?
Cụ nheo mắt : Có anh ạ .Hôm nào kiếm được đủ tiền thì ăn với ngủ ở nhà trọ . có hôm không bán được hàng . thì tôi tìm tạm cái ghế đá bên hồ nào . tôi ngủ… còn ăn cơm thì người quen nên người ta cho ăn chịu . cũng nhiều ngày như thế rồi

Tôi : Con thấy Nhà Nước mình bây giợ có chế độ nuôi dưỡng cho những người già neo đơn ở Nhà Từ thiện .Tại sao bà không được ???

Bà Cụ : Trước phường Phúc Tân cũng có . Nhưng tôi cảm ơn Nhà Nước. Nhà Nước cũng đang khó khăn .tôi còn khỏe còn sức lực để kiếm sống. với buôn bán lặt vặt thế này cũng vui. được cái năm cơm - bánh mỳ thì ăn. chứ vào Nhà Từ Thiện tôi tủi thân nhớ các con lắm

Tôi : Vâng thế ở cái tuổi 82 rồi . cụ còn cái nguyện vọng gì mà chưa hoàn thành được không ạ ???!!

Bà cụ nước mắt đã rơi : Tôi già cả rồi . chả biết còn muốn cái gì nữa . sống cho qua ngày thôi !! Chỉ Còn thằng con cả tôi . bây giờ phần mộ của nó ở Văn Điển . tôi cứ muốn cho nó về quê Nam Định . Nhưng mà không có tiền để xin giấy cho mang mộ về .

Tôi : Thế số tiền ấy là bao nhiu hả cụ ?

Bà cụ : Nó mất 3 năm rồi . bây giờ phải có 13 triệu đồng thì Văn Điển họ mới cho mang mộ về !! thế tôi mới bán hàng ở đây.

Kết thúc câu chuyện . cụ cho tôi 1 miếng trầu . chúng tôi ra về và không quên để một chút tiền nhỏ gọi là tấm lòng giúp đỡ cụ ….

82 tuổi . Cụ bằng tuổi bà nội tôi . Cụ vẫn mỉm cười với những cay nghệt của cuộc đời . lang thang kiếm sống bên bờ Hồ . Sự sống đối với cụ bây giờ như ngọn đèn trước gió . cứ hắt hiu trong đêm đông lạnh giá .

Cái lạnh như cắt da cắt thịt của Hà Nội cụ vẫn lọ mọ kiếm bữa cơm qua ngày . Tôi cảm phục cu.

Mong ước rằng nhà nước CS sẽ bớt đắng cay với cụ . Và tâm nguyện cuối cùng của cụ sẽ được thực hiên . Để cụ có thể an tâm sống nốt nhưng tháng ngày cuối của cuộc đời !!!

Cụ Phạm Thị Tỵ - 82 tuổi - bán hàng nước ở cửa tòa nhà Hapro bên bờ Hồ .

Chồng Bơm Xe Đạp Và Vợ Bán Nước



22h, trời lạnh ngắt, đường Giải Phóng (Hà Nội) chỉ còn loáng thoáng bóng xe đang vội vã như thể muốn "chạy trốn" cái giá lạnh của đêm. Phía góc vỉa hè giáp với ga Giáp Bát, bên đống lửa cháy yếu ớt, hai ông bà lão 80 tuổi đang ngồi co ro, run rẩy, ngóng ra phía đường…

"Có bơm vá xe không anh"? - hai hàm răng ông cụ lập cập vào nhau, mãi mới thốt lên thành lời, mắt ngước về phía vị khách đang dắt xe trên đường. Bàn tay run rẩy cầm cần bơm lạnh ngắt và vài phút sau đã bơm căng chiếc bánh xe máy. Nhận tờ 2.000 đồng của khách, ông lão lại lặng lẽ ngồi thu mình bên đống lửa, chìa bàn tay dính đầy dầu mỡ ra hong.

"Rét lắm, nhưng biết làm sao, còn sức lực thì phải lao động thôi. Con cái chúng nó có gia đình cả rồi nhưng nghèo lắm, khổ lắm, không giúp được gì cả", ông cụ run rẩy xoa xoa đôi tay trên đống lửa.

Cùng với chiếc bơm và quán nước nhỏ, ông bà lão phải vận lộn với cái giá lạnh để mưu sinh.

Trong chiếc áo lông mỏng màu xanh lá cây nhuốm màu đen của dầu nhớt, ông cụ nhấp vội chén trà nóng rồi kể, ông là Đào Văn Tuyển, 80 tuổi, quê Thanh Hóa, còn vợ tên Liên (60 tuổi) ở Bắc Giang. Do ở quê khó khăn nên cả hai đã ra Hà Nội nhiều năm nay để lao động kiếm sống.

"Nhờ bán nước, bơm vá xe, mỗi ngày chúng tôi cũng kiếm được 20.000-50.000 đồng. Ngoài khoản thuê nhà 600.000 đồng, tiền ăn uống sinh hoạt, thuốc thang cho bà cụ bị bệnh u sơ dạ con, hầu như chẳng dành dụm được là mấy. Thế nên năm nào cũng vậy, dù rét đến mấy cũng phải đến 30 Tết chúng tôi mới rời khỏi cái vỉa hè này để về quê ăn Tết", ông Tuyển kể.

Thấy cảnh 2 cụ già phải mưu sinh trong đêm giá lạnh, nhiều người đi đường ngồi uống nước rồi biếu cụ ít tiền. Thậm chí, có người đàn ông trung niên đang ngồi trên taxi nhìn thấy cảnh hai cụ đã bảo tài xế dừng xe xuống biếu mỗi người 100.000 đồng rồi lại lên xe đi tiếp.

Trong khi đó, khuất sau dãy ôtô đắt tiền đỗ bên lề đường phố Hàng Trống là cụ già dáng người nhỏ thó ngồi bên cạnh chiếc làn đựng các loại báo. Phân trần về việc ngồi vỉa hè bán báo suốt chục năm, bất chấp rét mướt, mưa gió, cụ Nhân cho hay, chỉ để khỏi phụ thuộc vào con cái bởi "chúng còn nhiều thứ phải lo".

Nói xong, cụ cười như thể việc bán báo là một niềm vui lớn, và kể lại những vụ trộm mình từng phát hiện: "Hôm trước, có mấy cậu choai choai ra đây định ăn trộm gương ôtô, tôi nhìn thấy quát và kêu ầm lên khiến bọn chúng sợ chạy bán sống bán chết. Người ta bảo, tôi ngồi đây bán báo kiêm luôn nhiệm vụ trông xe".

Hơn chục năm bán báo trên con phố này, cụ chứng kiến biết bao câu chuyện vui buồn, tủi nhục của những phận già phải lặn lội mưu sinh. Và cụ Nhâm cho rằng, mình vẫn là người may mắn có nhà có cửa, con cái tuy nghèo khó nhưng ngoan ngoãn "chứ nhiều cụ già khổ sở, bất hạnh, rong ruổi khắp nơi, lấy vỉa hè làm nhà, không biết rét mướt như thế này họ sống ra sao".

Cụ Nhâm Bán Báo Và Bán Bánh



Đã hơn chục năm qua, cụ Nhâm chọn góc vỉa hè làm nơi bán báo kiếm sống.

Gần 23h, tại góc phố Lê Duẩn nằm gần ga Hàng Cỏ, dưới ánh đèn cao áp, bà cụ vóc người nhỏ bé, mặc chiếc áo mưa mỏng ngồi thu mình bên thúng bánh mỳ để tránh rét. Chốc chốc, cụ lại giơ bàn tay run run ra để vẫy khách mua bánh.

Bà cụ cho hay, mình tên là Xâm (72 tuổi), quê ở Phủ Lý - Hà Nam. Đã 7 năm trôi qua kể từ ngày cậu con út nghiện ngập phải vào trại, thì cũng là từng ấy thời gian bà Xâm lên Hà Nội bán bánh mỳ vừa để kiếm sống qua ngày vừa để tránh đi nỗi tủi hổ vì có cậu con trai bất hiếu.

Sau một hồi tiếp chuyện, bỗng nhiên giọng cụ trầm lại và nước mắt lăn dài khi nhắc về anh con trai út: "Nó không có việc làm, rồi lang thang, sinh ra nghiện ngập rượu chè, cờ bạc, phá phách, trong nhà có thứ gì nó đem đi hết rồi".

Từ ngày con trai vào trại cai nghiện, không kể những đêm mưa phùn giá rét người mẹ già nghèo, bất hạnh lại liêu xiêu, run rẩy trong giá lạnh với mong muốn kiếm tiền dành dụm cho cậu con trai sau này cai nghiện xong trở về sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, một tương lai tươi sáng hơn.

Cụ Bà 90 Tuổi Bán Nước Nuôi Con bị Bệnh



Một chiều đông, bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội một cụ già co ro trên ghế đá, mặt buồn rượi cùng với chiếc làn cũ chơ vơ mấy món đồ của một người “bán dạo”. Vẻ thất vọng hiện rõ trên gương mặt cụ già khi không thấy bước chân nào dừng lại. Tôi quay lại, hỏi mua một chai nước và câu chuyện bắt đầu…



20 năm qua cụ vẫn sống bằng nghề bán nước và những thứ đồ ăn khô lặt vặt cho khách qua đường. Cuộc đời của cụ thật nghiệt ngã. Cụ có tên gọi là Phan Thị Yến, là người gốc Hà Nội. Mẹ mù, bố chết sớm, cụ ở với ông bà ngoại. Được một thời gian thì ông bà mất, cụ phải đi ở đợ. Năm 20 tuổi, cụ lấy chồng và sinh được 4 người con.



Chồng cụ là thợ may, tần tảo cùng vợ nuôi các con cũng đủ sống qua ngày. Nhưng bất hạnh sập tới khi cô con gái của cụ đổ bệnh rồi bị liệt. Cùng với chồng, cụ lao vào cuộc sống với đủ mọi nghề để mong đủ tiền nuôi các con, từ bán xôi ở chợ Đồng Xuân, bán cháo dạo… để lo cho gia đình và kiếm tiền chữa bệnh cho con.



Rồi không may, chồng cụ mất, mất đi chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất, gia đình cụ Yến càng trở nên suy sụp. Sức khỏe yếu dần, cụ không còn lang thang trên đường phố để bán hàng, đành trụ lại bên đầu phố Bảo Khánh để mở một quán nước chè.



Trước đây, cụ đã từng có nhà ở phố này, khi chồng mất, cụ đành dứt áo bán để chia tiền cho các con, rồi ở nhà thuê cùng vợ chồng người con trai út và cô con gái bị bại liệt. Người con trai cả là người được xem ra có nhiều hy vọng nhất lại chết vì bị ung thư. Anh để lại cho người vợ bị bệnh tim bẩm sinh hai con thơ dại. Người con trai thứ hai trước là công nhân nhà máy nước nhưng gặp tai nạn bị ống nước đè gãy chân trở thành tàn phế.



Người con trai út đi bộ đội 7 năm về nhưng giờ sức khỏe yếu ở nhà chỉ trông chờ vào lương của vợ làm công nhân vệ sinh nhà máy nước. Liên tục cúi xuống để thấm nước mắt vào vạt áo, cụ kể về gia cảnh của mình… bằng những lời kể đứt đoạn.

Thì ra, cụ chính là nhân vật “cụ già bán hàng bên hè đường phố Bảo Khánh” trong một số bài báo được đăng tải cách đây không lâu. Theo cụ nói, thì chính vì những bài báo đầy cảm thông của các tác giả mà cụ bị mất chỗ bán hàng vì bán hàng rong ở phố trung tâm là không được phép.



Lâu nay, vì thương cụ nên mọi người linh động để cụ “ngoại lệ”, nay có nhiều người biết cụ “đóng đô” ở vỉa hè Trung tâm, nếu tiếp tục để cụ bán hàng sẽ bị phê bình. Do vậy, chỉ đến tối (khoảng từ 17h30 trở đi), cụ mới được ngồi bán hàng trở lại bên hè phố Bảo Khánh.

Cũng theo cụ, nửa năm khi chưa bị “đuổi” thì ngày ngày từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm, cụ luôn ngồi ở bên hè đường phố Bảo Khánh. Nhưng giờ không được bán vào ban ngày, cụ vạ vật ngồi bên các ghế đá của Hồ Hoàn Kiếm để chờ tới giờ được bán hàng.



Từ ngày báo chí đăng tải về hoàn cảnh khó khăn của cụ, cũng có những người khách tìm đến biếu cụ ít tiền. Người giàu có thì vài trăm, người ít thì vài nghìn… Số tiền này cụ ki cóp để rồi lại mang về phụ đỡ tiền ăn, tiền thuê nhà cho vợ chồng người con út và đỡ tiền thuốc cho cô con gái bị liệt. Trong sự nghiệt ngã của số phận ấy thì ông trời cũng thương cụ, tuy mắt lòa nhưng cụ Yến không bị bệnh gì khiến phải nằm nhà cả. Có lẽ bởi việc ra nắng, ra gió quen từ sáng sớm tới khuya cho nên cụ trở nên khỏe mạnh lạ thường.



Khi tôi nói mình là nhà báo, muốn biết địa chỉ ngôi nhà mà gia đình cụ thuê hiện nay để mách cho những người có lòng hảo tâm tìm đến, cụ nhớn nhác lo lắng: “Cô là nhà báo à? Thôi cô đi đi. Tôi không muốn lên báo nữa đâu. Rồi họ lại đuổi tôi, không cho tôi ngồi bán hàng rong nữa để im cho tôi sống qua ngày…”.



Ra về, rồi hình ảnh cụ bà 90 tuổi hiu hắt ngồi gục trên chiếc ghế đá lề đường cứ đeo đuổi trong suy nghĩ của tôi. Trong cuộc đời con người, có người có số phận may mắn thì cuộc sống an nhàn, dễ chịu. Còn có những mảnh đời và thân phận con người như cụ Yến thì quả thật là vô cùng nghiệt ngã. Mong rằng, ai đó có chút lòng tốt, hãy ghé qua ngồi bên gánh nước chè của cụ Yến, uống với cụ chén nước trà và có một chút nào đó để ủng hộ, giúp cụ có thêm chút đỉnh để mưu sinh, và quan trọng hơn là để cụ khỏi mất lòng tin: “Tại báo chí đưa tôi lên làm gì để tôi không còn con đường mưu sinh?”.

Lão Liệt Và Quán Trà Tự Lấy





[size=2]Chỉ vài bắp ngô, nải chuối… khách tự nhiên ăn uống rồi trả bao nhiêu tiền thì trả. Người mua người bán giao tiếp với nhau bằng hành động thay lời nói. Đã hàng chục năm nay, bà cụ vẫn ngồi đó giữa bao thăng trầm của chợ Đồng Xuân.

[/size]

[justify][size=2]Quán trà không… phục vụ

[/size][/justify]

[justify][size=2]Đã hàng chục năm nay, cả triệu người buôn kẻ bán qua lại và trong số họ không ít người đã ngồi uống nước ở quán. Quán nằm ngay giữa phố chợ Đồng Xuân sầm uất và không có gì đặc biệt nếu nhìn qua. Một bà cụ. Một chiếc bàn được làm bằng thùng xốp đựng hoa quả, lèo tèo vài bao thuốc lá, mấy quả cóc, ít kẹo cao su… Vậy mà lúc nào cũng đông khách và nhiều người còn nói bà cụ chưa bao giờ “đóng cửa” hàng. Chúng tôi cũng ngồi xuống quán vào một buổi chiều oi bức. Bà cụ đang thiu thiu ngủ (bao giờ bà cũng thế, nhưng mỗi khi có người uống nước bà đều tỉnh dậy đúng lúc cả).

[/size][/justify]

[justify][size=2]- “Cụ ơi, cho con xin cốc nước” – Tôi nói nhỏ.

Bà cụ ngước lên nhìn tôi mà đôi mắt như không hề mở, nó cứ nhắm nghiền. Bà khều khều tay vào cốc nước, rồi lại khều vào thùng đá. Bàn tay co quắp, run rẩy. Tôi chưa hết ngạc nhiên thì nghe được giọng nói bên cạnh.

- “Em tự rót đi!” - Một thanh niên trạc ngoài 30 tuổi nói và như để muốn giải thích thêm anh ta cầm lấy một chiếc cốc, lấy đá và pha trà.

Tôi hiểu ra và cũng làm theo anh ta. Rót đầy cốc nước và rút một điếu thuốc trên bàn.

- “Ở đây, khách không phải hỏi gì đâu, cứ tự nhiên lấy nước mà uống … rồi trả tiền”. – Người thanh niên nói tiếp.

- Thế còn bà cụ?

- “Cụ bị liệt cả hai tay nên không làm được đâu. Đây là quán trà không cần phục vụ!” Anh thanh niên nói vui. “Ở đây ai cũng quen thế cả rồi”.

Anh chưa nói dứt lời thì một người phụ nữ trung niên ăn mặc khá tồi tàn (chị làm thuê ở chợ này), tiến đến quán. Bà cụ lại ngước lên nhìn và khẽ cười. Nụ cười móm mém và thân thiện. Chị ta cũng mỉm cười và cầm hai chiếc phích không còn nước đi. Lát sau, chị quay lại với hai phích nước nóng. Công việc cũng nhẹ nhàng và yên lặng như lúc đến.[/size][/justify]

[justify][size=2]Chị đến rồi lại đi, không một lời nói, chỉ mỉm cười trìu mến với bà cụ như một người thân trong gia đình!. Hai người khách ngồi xuống quán. Vẫn không nói một lời. Bà cụ vẫn thiu thiu ngủ. Khách uống nước, hút thuốc rồi đứng dậy nhét tờ 2000đ nhàu nát vào chiếc túi vải đặt cạnh bà lão. Bà cụ khẽ động đậy, rồi lại chìm vào giấc ngủ. Chẳng biết bà có ngủ thật không, nhưng ai cũng tin như thế! Những hành động giống nhau như thế cứ diễn ra liên tục cho đến lúc chúng tôi đứng dậy trả tiền. Tôi rút tờ 2000đ, nhét vào túi vải. Đến giờ bà lão mới nhìn xuống, bàn tay lại khều khều vào túi, rồi “gẩy” ra một tờ 1000đ. Nó rơi xuống bàn, tôi hiểu ý, nhặt lấy và chào bà ra về, trong đầu vẫn còn đầy ngạc nhiên, kinh ngạc.

"Hành tung" bí hiểm

Quán của bà “mở cửa” 24/24 giờ. Trong quán, một thân hình già cỗi oằn mình trước thời tiết! Nắng, mưa… bà lão đều bán hàng cả! Chỉ khác chăng là chuyển chỗ để tránh mưa mà thôi.

Không ai biết bà lão quê quán gốc gác ở đâu. Ngay cả những người buôn bán lâu năm ở khu chợ này cũng không biết. Họ chỉ biết rằng khi về đây buôn bán thì đã nhìn thấy bà. Một mình bà trong quán nước nhỏ. Có người gọi bà là bà Kim, nhưng chẳng ai biết chính xác gốc gác của bà từ đâu. Còn bà, không mấy khi nói chuyện với ai về quê quán của mình(?!)

Để tìm hiểu về bà thật không dễ. Hỏi ai, người ta cũng lắc đầu không biết, nhưng rồi sự thật cũng dần hé lộ dù chẳng ai dám quả quyết tất cả thông tin về bà cụ tên là Kim này.

Cuộc đời bà gắn liền với lịch sử chợ Đồng Xuân. Những người gần gũi bà cụ thì cũng chỉ biết lơ mơ. Người ta đoán gìa đoán non rằng: Trước đây bà Kim ở Thạch Thất, Hà Tây (?!). Bà cũng từng có chồng. Hai người cưới nhau rồi sinh được một bé gái kháu khỉnh. Tuy nhiên, cuộc đời trớ trêu đã cướp đi cuộc sống của chồng bà, khi ông đi làm xa và bị tai nạn. Tai nạn quá bất ngờ khiến cuộc sống hai mẹ con thay đổi đột ngột. Bà lâm bệnh rồi bị liệt. Hai cánh tay không hoạt động khi bà muốn làm một việc gì đó. Nó run rẩy, sợ sệt. Không thể trồng trọt, không nghề nghiệp, hai mẹ con bồng bế nhau ra Hà Nội “tá túc” ở chợ Đồng Xuân kiếm kế sinh nhai." Nguồn gốc của bà thì mọi người cho là vậy.[/size][/justify]

[justify][size=2]Còn thời bà dắt theo đứa con thơ dại đi dọc ngang các con đường ở chợ để bán nước dạo thì ai cũng biết. Bàn chân bà dường như nhắm mắt cũng đi khắp ngõ ngách Đồng Xuân. Cứ thế hai mẹ con rau cháo nuôi nhau. Cô con gái lớn dần cũng là lúc mắt bà mờ đi, chân yếu không thể đi nhiều. Con gái cũng không có nhiều thời gian cùng mẹ bán hàng. Chục năm trước, cô cưới chồng. Nghe đâu chồng cô cũng chẳng giàu có gì. Cưới vợ mà không lo được một đám cưới như người ta. Hiện nay hai người đang ở đâu đó gần khu vực bãi Phúc Xá. Họ cùng nhau đi làm thuê quần quật cả ngày, chẳng còn thời gian chăm sóc mẹ già.[/size][/justify]

[justify][size=2]Từ đó, bà Kim ra bán nước một mình, bám trụ ở góc chợ qua ngày. Hàng tuần, cứ độ dăm ngày con gái mới ra đưa mẹ về khu nhà trọ tồi tàn của mình để thay quần áo và tắm giặt. Dòng đời cứ dần trôi và bà Kim chỉ còn quan tâm đến việc làm sao sống qua ngày đoạn tháng. Đến hôm nay, bà đã ngoài 70 tuổi nhưng cứ nhìn dáng vẻ khắc khổ, mệt mỏi, móm mém của bà thì ai cũng nghĩ bà độ 90 chứ chẳng khác được. Đến bây giờ gốc gác bà lão liệt này vẫn là một bí ẩn.

Lá rách đùm lá rách hơn!

Khách vào quán uống nước bao gồm đủ thành phần. Lao động nghèo có, buôn bán có… có những người đến tấm áo che thân cũng chẳng lành. Nhiều người vẫn coi bà như đấng cứu thế, coi quán cóc này như “địa chỉ đỏ” mỗi khi cần giúp đỡ. Tuy khó khăn trong giao tiếp nhưng những năm qua bà Kim đã giúp đỡ được rất nhiều người gặp hoàn cảnh túng bấn.

[/size][/justify]

Những người bán hàng xung quanh thường kể lại những câu chuyện cảm động về con người này. Về những tình cảm chân thành bà dành cho họ, người vợ sắp sinh mà không có tiền, con cái thiếu tiền học, không đủ tiền về quê thăm mẹ đang ốm nặng .v.v. và .v.v. bà đều cho vay tiền, không tính lãi và có khi cho luôn.



[justify][size=2]Chị Thuỷ bán vé số dạo ở những dãy phố quanh chợ Đồng Xuân còn nhớ như in một ngày cách đây đã 5 năm. Ngày đó, cũng là ngày chị biết tin buồn về người cha già ở quê nhà. Không có tiền, không có chỗ bấu víu . Chị lang thang khắp phố mong tìm được ai đó có lòng tốt, nhưng … Cùng đường, chị đánh liều đến quán “tự giác” của bà lão liệt rồi nhân lúc vắng người chị lấy cắp 23 ngàn đồng chắt chiu của bà lão nghèo tội nghiệp để trong chiếc túi vải. Tưởng bà cụ không hay biết gì, chị về quê gặp mặt cha lần cuối rồi lại ra Hà Nội bán vé số.

[/size][/justify]

[justify][size=2]Gặp lại bà lão, bà không những không cáu gắt, chửi bới chị mà còn hỏi han tình hình gia đình và người cha đang bị bệnh của chị. “Cha con…chết rồi…bà..ạ!, con xin lỗi… con xin lỗi vì đã lấy trộm tiền của bà, lúc đó con không còn tiền để về quê nên con…con…”. Không thể nói dứt câu chị cứ ôm bà mà nức nở. Bà cụ im lặng hồi lâu rồi mới thều thào: “Không… sao… đâu …con à, …ta …không ..trách.. đâu”
[/size][/justify]

[size=2]Không chỉ chị Thuỷ mà anh Tám, anh Hải, chị Rơm… đều kiếm kế sinh nhai bằng nghề ve chai, cửu vạn cũng đã không ít lần được bà lão cưu mang. Họ cần tiền để cho cái bụng đỡ kêu gào nên tìm đến bà lão. Bà chẳng có nhiều nhưng cũng đủ làm ấm lòng bao con người. Gìơ họ coi bà như ân nhân, như người mẹ già của họ.

[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)