[justify][size=3]Vợ chồng ôn thi tốt nghiệp
Gần đây, học sinh cấp III trường N. ở Thái Bình không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến một đám cưới trong trường khi chú rể và cô dâu đều là những học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Cận kề ngày thi tốt nghiệp cũng là lúc cô học trò này mang thai những tháng cuối.
Phạm Thị Trang (SN 1993) đem lòng yêu một cậu bạn học sinh lớp dưới. Những ngày tháng Trang đi lên thành phố Thái Bình ôn thi không phải là dùi mài kinh sử mà là đắm mình trong những cuộc hẹn.
Gần đến ngày nộp hồ sơ thi đại học, Trang thấy mình mệt mỏi, chán ăn. Bụng cô ngày một to và cứng hơn bình thường. Sự việc vỡ lở khi mẹ Trang kiểm tra điện thoại của cô phát hiện cô đang nhắn tin cho người yêu về cái thai trong bụng.
Gia đình hai bên đã đến nói chuyện. Sau những cuộc cãi vã nảy lửa, hai gia đình đành tính chuyện cưới xin cho hai học sinh này. Nhà trường biết chuyện, lập Hội đồng họp về chuyện của Trang, người bảo đuổi học, người lại thương cảm cho rằng: thôi thì “học sinh mình đã lỡ”. Và thế là, thầy cô cũng tạo mọi điều kiện cho cô học trò lấy được tấm bằng tốt nghiệp.
Từ ngày cưới chồng, Trang vừa lo lắng chuyện đối nội - đối ngoại với nhà chồng, vừa phải lo tính chuyện thi cử. Bố mẹ Trang nhìn con đứng trước cảnh “gãy gánh giữa đường” mà thắt quặn lòng.[/size][/justify]
[size=3][/size] |
[size=3]Một phút lỡ làng, bỏ cả kỳ thi (Ảnh minh họa)[/size] |
“Lần thi thử đầu vào cuối tháng 4, em đã bị động thai đau bụng không thể đi được. Em đã phải xin cô giáo chủ nhiệm cho em thi lại vào hôm khác. Bây giờ, em hối hận lắm nhưng "gạo đã thành cơm" nên phải cố chịu. Em đã đi ôn thi khối C từ đầu năm, nhưng bây giờ em chỉ mong qua được kỳ thi tốt nghiệp. Ước mơ đến cổng trường đại học giờ xa vời quá. Chồng em cũng đang ôn thi khối C như em nên tài liệu em để lại cho anh ý” - Trang tâm sự.
Bạn bè trong lớp cô đều cảm thấy ái ngại. Ngày liên hoan chia tay lớp, Trang không thể đi tham dự vì sợ ảnh hưởng đến cái thai.
Cũng vào thời điểm này năm ngoái, Nguyễn Thị H. (một học sinh trường cấp III) ở Hà Nội cũng trong cảnh vác bụng bầu đi thi tốt nghiệp. Những ngày bạn bè đang căng mình với kỳ thi cuối cấp thì H. bị nghén. Giữa mùa phượng nở, H. lên xe hoa cùng người chồng đang thất nghiệp.
Mang bầu 5 tháng, H. cố gắng nẹt bụng thật kỹ để không ai phát hiện ra mình bụng bầu đi thi. Kết quả là kỳ thi tốt nghiệp H. vẫn không qua.
Năm nay, cô lại làm hồ sơ xin dự thi lại để lấy bằng cấp III. Còn con gái của H. đã sắp biết đi.
Con hư tại…
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn) cho biết, công ty của ông thường xuyên tiếp xúc với những “tuổi hoa” còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng trót có bầu. Những học sinh này phần lớn đều ít được bố mẹ trò chuyện.
Ông còn nhớ, cách đây không lâu, một nữ sinh gọi điện trực tiếp đến tổng đài công ty xin tham vấn tâm lý. Cô bé than thở đã có thai đến tháng thứ 6. Trước đó, cô không biết mình có thai nên khi cái thai vượt mặt gia đình mới biết.
Ngày thi cận kề, cô bé lo sợ mình sẽ không được dự thi tốt nghiệp nên “cầu cứu” đến nhà tâm lý. "Thậm chí, nhiều học sinh mang thai đến gần ngày dự thi lại trở dạ" - Ông Chất kể.
Mặc dù không ảnh hưởng đến quy chế thi nhưng ông Chất cho biết những trường hợp học sinh lỡ mang bầu khi còn đi học ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Đa số những trường hợp như vậy thường bị gia đình gây sức ép. Thời gian bụng bầu là thời kỳ người phụ nữ cần được quan tâm nhiều nhất.
Học hành căng thẳng, chuyện thai sản cần được bố mẹ chia sẻ. Bố mẹ nên trò chuyện thường xuyên với con để con cái cảm thấy không lạc lõng. Hãy phân tích cho con biết con hơn mình cái gì, và kém mình cái gì.[/size]