Nghệ thuật sống 2012-05-20 12:54:51

BÁC HỒ và trận bóng đá đầu tiên của nước Việt Nam độc lập


Ngày 19/5/2012 là ngày lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 122 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam, là Nhân cách lớn và là danh nhân văn hóa của thế giới. Sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác Hồ vẫn hết sức quan tâm đến đời sống và sức khỏe của nhân dân, đồng thời thường kêu gọi toàn dân chăm chỉ tập luyện thể dục để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, Bác Hồ còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc với môn bóng đá.







Người coi bóng đá là một loại hình thể thao vừa rèn luyện sức khỏe và trí tuệ tốt, vừa để thắt chặt mối quan hệ ngoại giao và phục vụ mục đích chính trị.

TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ RÈN LUYỆN THÂN THỂ
Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945) và khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (2/9/1945), đến trung tuần tháng 12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu thành lập cơ quan Thể dục – Thể thao Trung ương. Đến ngày 30/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Liên hiệp Lâm thời ký Sắc lệnh số 14 về việc thiết lập tại Bộ Thanh niên một Nha Thể dục Trung ương.

Đó là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao, khai sinh nền thể dục thể thao, trong đó có môn bóng đá, của chế độ mới.


[size=4]Khán giả hào hứng theo dõi một trận bóng trong những năm đầu tiên của nước Việt Nam độc lập[/size]


[size=4]
Sau cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, lãnh tụ Hồ Chí Minh chính thức trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đến ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38 về việc thiết lập trong Bộ Quốc gia Giáo dục một Nha Thanh niên và Thể dục. Cũng trong ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” và lời kêu gọi này đã được đăng trang trọng trên trang nhất tờ báo “Cứu quốc”, số 119. Tinh thần của lời kêu gọi này được cô đọng trong câu kết luận: “Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập”. Chính vì những lý do quan trọng đó, ngày 27/3 đã trở thành “Ngày Thể thao Việt Nam”.[/size]
[size=4]
[/size]


[size=4]
Không chỉ kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng đi đầu trong phong trào tập luyện thể dục. Những bức ảnh, thước phim tư liệu về việc Người luyện võ, đánh bóng chuyền… khi ở chiến khu Việt Bắc hay khi đã về Hà Nội đã minh họa rất rõ điều đó.

Riêng với môn bóng đá, Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự quan tâm rất sâu sát. Người coi đó là một môn thể thao có tính quần chúng cao, rèn luyện thể lực và trí tuệ rất tốt. Bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều thu xếp để có thể ra sân theo dõi bóng đá. Thậm chí, Người chính là vị Chủ tịch nước đầu tiên đã thực hiện cú đá bóng đầu tiên trong trận thi đấu bóng đá đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

TRẬN ĐẤU BÓNG ĐÁ ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM ĐỘC LẬP
Ngày 8/3/1946 là một mốc thời gian đáng nhớ với ngành Thể dục - Thể thao Việt Nam. Buổi sáng hôm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm trường Cán bộ thể dục Việt Nam để xem xét địa điểm tập luyện, học tập và nơi ăn ở nội trú của các học viên tại Việt Nam Học xá. Đến buổi chiều, Người ra sân SEPTO (sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội ngày nay) để dự buổi khai mạc Hội khỏe và dự khán trận đấu giữa đội Thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu với đội Vệ Quốc đoàn.[/size]
[size=4]
[/size]


[size=4]
Trận đọ sức trên sân cỏ giữa 2 lực lượng tuyên truyền và vũ trang tại thủ đô Hà Nội này được ghi nhận là trận bóng đá đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, mở đầu cho hoạt động bóng đá của bộ môn bóng đá (năm 1946 gọi là môn bóng tròn). Có khá nhiều danh thủ hồi đó tham dự trận cầu lịch sử này như Bích, Phương, Goòng, Thìn A, Tư Biêu, Đường, Hợi, Bưởi, Tý Bồ, Man… (bên phía Thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu) và Thành, Thái, Kỳ, Chí, Dứa, Đức, Cầu, Lộc, Hợi, Trường, Phú (bên phía Vệ Quốc đoàn).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến sân SEPTO trong bộ quần áo kaki màu trắng giản dị. Khi hai đội đứng xếp hàng trên sân chào khán giả, Ban tổ chức và trọng tài đã mời Chủ tịch Hồ Chí Minh xuống vạch giữa sân để đá quả bóng danh dự, thay tiếng còi khai mạc trận đấu. Có thể nói vui rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là “cầu thủ” chạm bóng đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam.

Về sau, trong một số trận đấu, Ban tổ chức thường mời Chủ tịch Hồ Chí Minh xuống đá quả bóng khai mạc. Ví dụ như ở lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xuống sân đá quả bóng danh dự nhưng Người không đá về phía khung thành nào mà lại sút ra khu vực khán đài B và tươi cười giải thích: “Bác mong các chú trọng tài và cán bộ TDTT hãy công tâm trong công việc”.

TRẬN ĐẤU LỊCH SỬ DO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH KHỞI XƯỚNG
Chỉ vài tháng sau khi dự khán và đá quả bóng khai mạc trận đấu đầu tiên đáng nhớ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang công cán ở nước Pháp hơn 4 tháng (từ tháng 6-10/1946). Ngày 20/10/1946, ngay sau khi đặt chân xuống cảng Hải Phòng từ chiến hạm Dumond D’Urville do Pháp bố trí để đưa phái đoàn đàm phán Việt Nam về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị tổ chức một trận đấu bóng đá giao hữu đặc biệt giữa đội tuyển Hải Phòng và các thủy thủ Pháp đang phục vụ trên chiến hạm.[/size]
[size=4]
[/size]


[size=4]
Thời điểm đó, tình hình chính trị ở Việt Nam và cụ thể là ở Hải Phòng đang rất phức tạp do thực dân Pháp trở mặt gây hấn bằng những động thái khiêu khích quân sự trắng trợn. Các lực lượng phản động lợi dụng tình hình này đã tăng cường các vụ bắt cóc, ám sát và giết người… khiến cho Chính quyền Cách mạng non trẻ và các lực lượng công an, tự vệ của ta phải đối phó hết sức vất vả.

Trong bối cảnh thù trong giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những nước cờ chính trị hết sức khôn khéo như Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 để giữ sinh mạng của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn đang non trẻ. Sau khi xuống tàu, Người đã có buổi nói chuyện ngắn gọn với nhân dân Hải Phòng tại Trường Cán bộ nữ thanh niên ở Đền Nghè về kết quả cuộc hội đàm với Chính phủ Pháp, đồng thời yêu cầu cán bộ và nhân dân Hải Phòng phải bình tĩnh, sáng suốt đối phó với âm mưu của kẻ địch và kiên quyết không được manh động.

Kết thúc buổi nói chuyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh bất ngờ tuyên bố: Ngày mai, mời đồng bào tới sân Phố Ga xem bóng đá. Chúng ta sẽ tổ chức một trận đá bóng với các thủy thủ trên chiếm hạm Dumond D”Urville của Pháp, để tỏ rõ thiện chí của nhân dân Việt Nam! Và người có vinh dự được tổ chức giao cho nhiệm vụ làm Đội trưởng của Đội tuyển bóng đá Hải Phòng thi đấu với Đội tuyển của các thủy thủ Pháp ngày đó chính là ông Nguyễn Lan (sinh năm 1916 và là cựu danh thủ bóng đá đất Cảng).

Chỉ có gần một ngày để chuẩn bị đội bóng, quá gấp gáp nhưng vì đây là nhiệm vụ của Cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó nên ông Nguyễn Lan vẫn vô cùng hứng khởi phóng xe khắp thành phố để tập hợp các cầu thủ. Rồi một đội bóng cũng được hình thành, gồm các danh thủ như Lương “lùn”, Nguyễn Thông, Sáu “mốc” và một số cầu thủ đá hạng B khác như Lượng, Phú (công an), Đê, Thoát, Giao…[/size]
[size=4]
[/size]


[size=4]
Buổi chiều ngày 21/10/1946, trước giờ thi đấu hàng tiếng đồng hồ, sân bóng Phố Ga đã đông nghịt người kéo đến xem. Nhiều người không có chỗ ngồi, chỗ đứng, đành phải ngồi cả lên bờ tường, trèo cả lên cây… Băng cờ, khẩu hiệu căng lên đỏ rực cả dãy phố, với nội dung ủng hộ cho Cách mạng và đội bóng Hải Phòng. Trận đấu diễn ra hết sức hào hứng. Phía đội tuyển thủy thủ Pháp đều cao to lực lưỡng còn tuyển Hải Phòng gồm những cầu thủ thấp bé, nhưng nhanh nhẹn và kỹ thuật điêu luyện.

Tuyển Hải Phòng chơi tốt hơn, luôn lấn át và ép sân đối phương, khiến cho đối thủ phải chống đỡ khá vất vả và dẫn trước 1-0 trong hiệp 1. Nhưng vì mục đích của trận đấu này là bày tỏ sự hữu nghị và thiện chí của nhân dân Việt Nam thông qua thi đấu bóng đá giao hữu nên ban tổ chức đã yêu cầu anh em phải kết thúc trận đấu với tỷ số hòa. Chính vì thế, trong hiệp 2, tuyển Hải Phòng đã tạo cơ hội cho đội bạn gỡ hòa. Trận đấu bóng đá giao hữu lịch sử vì mục đích chính trị này đã kết thúc với tỷ số 1-1.

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt khi dùng bóng đá làm phương tiện phục vụ cho việc bày tỏ sức mạnh và sự thân thiện hữu nghị của nhân dân Việt Nam. Điều này càng làm cho nhân dân phấn khởi đi theo con đường sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra để đi tới Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Trong hồi ức của mình, cố Giáo sư Nguyễn Xiển kể lại một kỷ niệm vui về Chủ tịch Hồ Chí Minh với bóng đá. Có lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến sân Hàng Đẫy, Hà Nội xem trận đấu giao hữu giữa Thể Công và Cu Ba, đúng vào thời kỳ giặc Mỹ đánh phá ra miền Bắc. Khi đó, quân và dân cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) chiến đấu rất kiên cường khiến giặc Mỹ không sao ném bom trúng cây cầu huyết mạch Bắc – Nam này. Thấy Thể Công đã bí về chiến thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh cười nói với Đại tướng Văn Tiến Dũng ngồi bên: “Cái anh Thể Công này cứ như máy bay Mỹ, ném bom trượt hết!”


Ý TƯỞNG MỜI BÁC HỒ ĐÁ TRÁI BÓNG DANH DỰ
Như đã nói ở phần trên, ngày 8/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến sân vận động SEPTO để dự khán trận thi đấu bóng đá đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa giữa đội Thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu và đội Vệ Quốc đoàn. Ban tổ chức trận đấu đó đã nảy ra ý tưởng là mời Chủ tịch Hồ Chí Minh xuống sân để đá quả bóng danh dự, thay tiếng còi khai mạc trận đấu.[/size]
[size=4]
Ông Nguyễn Văn Cảnh
[/size]


[size=4]
Chủ nhân của ý tưởng đó chính là ông Nguyễn Văn Cảnh, người giữ chức vụ Phó giám đốc Nha Thanh niên – Thể dục, cơ quan quản lý nhà nước về Thể dục - Thể thao do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập hôm 30/1/1946. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuống sân, chính ông Nguyễn Văn Cảnh đã đưa trái bóng và mời Chủ tịch Hồ Chí Minh đá quả bóng danh dự.

Ông Nguyễn Văn Cảnh sinh năm 1909, tại Đào Xá, Đào Dương, Ân Thi, Hưng Yên. Ông được bố mẹ nuôi đưa lên Hà Nội ăn học từ bé nên được hưởng nền giáo dục đầy đủ và có điều kiện tiếp cận với thể dục thể thao, đặc biệt là chơi rất giỏi môn tennis. Trong giai đoạn này, ông Nguyễn Văn Cảnh cùng người bạn thân Trần Duy Hưng (sau này trở thành Chủ tịch thành phố Hà Nội đầu tiên) đã tích cực tham gia phong trào Hướng đạo sinh dành cho thanh - thiếu niên và nhi đồng do ông Hoàng Đạo Thúy (nhà Cách mạng, nhà văn hóa Việt Nam) làm thủ lĩnh.

Sau thời gian dạy học từ năm 1930 – 1936, ông Nguyễn Văn Cảnh vào Phan Thiết để học lớp huấn luyện thể thao, rồi tiếp tục theo đuổi nghề dạy học. Đến khi đất nước giành độc lập, ông đi theo kháng chiến và được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Nha Thanh niên – Thể dục. Đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến 1946, ông Nguyễn Văn Cảnh đã hy sinh ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến 9 năm thần thánh. Ông được Nhà nước truy tặng bằng Tổ Quốc Ghi Công và Huân chương Kháng chiến hạng Hai.[/size]
[size=4]

Ông Nguyễn Vĩnh Cát - con trai ông Nguyễn Văn Cảnh - kể lại với BĐ&CS trận cầu lịch sử trên[/size]


[size=4]
Sự kiện mang tính “lịch sử” của môn bóng đá Việt Nam này được chính Giáo sư - nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Cát (Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội giai đoạn 1983 - 1998), con trai của ông Nguyễn Văn Cảnh, kể lại với phóng viên tuần báo Bóng đá & Cuộc sống. Theo hồi tưởng của ông Nguyễn Vĩnh Cát, khi được bố đưa đến sân SEPTO xem trận cầu trên thì ông mới 11 tuổi nhưng đã nhớ như in sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đá trái bóng khai mạc, điều đã được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong cuốn “Sơ thảo lịch sử thể dục thể thao Việt Nam” do NXB Thể dục - Thể thao ấn hành.[/size]


[size=2]
[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)