Otaku là một thuật ngữ được dùng để ám chỉ những người đam mê Anime Manga và nhạc Pop. Ở Nhật Bản họ luôn bị xã hội kỳ thị và bị cho là những kẻ lập dị.
Nguồn gốc từ Otaku
Nghĩa lóng của Otaku bắt nguồn từ nhà báo Akio vào năm 1980, để chỉ những kẻ “ăn không ngồi rồi”.
Ý nghĩa gốc của từ Otaku là “nhà bạn” hay “chồng bạn”, được dùng để nói với một người ở gia đình khác với một sự kính trọng. Chữ “Otaku” theo nghĩa tiếng lóng hiện nay là do nhà báo Nakamori Akio dùng chữ “Otaku” trong các bài báo của ông trong thập niên 1980 để gọi đùa những người lúc đó chỉ lo ngồi ở nhà ăn chơi. Ngày xưa gọi một ai đó là một “Otaku” ở Nhật Bản sẽ là một sự khinh bỉ, sỉ nhục nhưng thời nay thì cái nhìn về các Otaku đã có phần cởi mở hơn (nhưng chưa hẳn là không còn sự tiêu cực đấy) nhất là trong giới trẻ.
Otaku Nhật Bản, họ là ai?
Tại Nhật, Otaku không chỉ đam mê anime – manga, mà còn sống cô đơn trong thế giới mộng tưởng của riêng mình.
“Otaku” ngày nay là chỉ những người yêu thích, hâm mộ anime và manga nói chung. Những người phát cuồng về vocaloid hay anime, manga tự nhận mình là “otaku” và tự hào về điều đó.
Thậm chí bây giờ những event về chủ đề này rất được giới trẻ trên toàn thế giới quan tâm và nhiệt tình tham gia. Nó đã trở thành một trào lưu. Hơn nữa, mỗi người có một cách sống riêng, không có gì gọi là bất bình thường cả.
Ở Nhật Bản, bạn sẽ được gọi là một Otaku khi bạn quá đam mê anime – manga, sống cô đơn, tính cách lập dị, và luôn luôn sống trong thế giới mộng tưởng của riêng mình. Các Otaku ở Nhật Bản được gọi là bậc thầy của chủ nghĩa thoát li là vì vậy.
Họ cũng thường xuyên tham gia các hoạt động Anime – Manga – Vocaloid, và cũng bỏ ra hàng đống tiền để mua những Figure (1 dạng mô hình rất đắt tiền) chỉ để ngắm chúng ở trong góc phòng của mình.
Otaku ở Việt Nam
Otaku ở Việt Nam thường chỉ dừng ở mức yêu thích manga – anime. Họ vẫn có bạn bè, sở thích khác
Otaku ở Việt Nam khác Otaku Nhật Bản ở rất nhiều điểm. Thực chất, đa số những bạn tự nhận mình là “Otaku” ở Việt Nam đều chỉ dừng ở mức thích xemanime, thích manga và sưu tập những bộ manga, mô hình về bộ truyện mà mình yêu thích.
Nhiều bạn trẻ vẫn tự gọi mình là “Otaku” chỉ vì thấy từ đó hay hay mà không hiểu hết nghĩa của từ đó. Bởi họ có bạn bè, có sở thích khác ngoài anime – manga, tính cách không quá lập dị. Họ tự gọi mình là Otaku chỉ đơn thuần họ thích Anime và Manga.
Do vậy, các Otaku ở Việt Nam thường là những cô bé cậu bé với những nét tính cách khá dễ thương, cũng mơ mộng, cũng trẻ con và đáng yêu đúng với độ tuổi của mình. Đó chính là sự khác nhau lớn nhất về Otaku Nhật Bản và Otaku Việt Nam. Mỗi đất nước có một bản sắc văn hóa riêng, do vậy, chúng ta cũng không cần quá khắt khe về việc này.
Otaku và những điều cần suy ngẫm
Tuy nhiên, bên cạnh những bạn có những suy nghĩ và có cái nhìn đúng đắn về thế giới Anime – Manga, thì cũng có những bạn “adua” theo số đông và bị “nhiễm” những thói hư tật xấu trongAnime. Họ cũng tự nhận mình là các “Otaku“, nhưng nhìn cách họ thể hiện, người ta sẽ nhìn nhận họ như những kẻ quấy rối không hơn không kém chứ không phải là một người hâm mộ Anime đúng nghĩa nữa. Đây là một điều rất đáng tiếc.
Cao trào hơn là “cuộc chiến” không mong muốn giữa fan WinX và fan Anime. Không biết ai đúng ai sai, nhưng rõ ràng, cả hai đều là những bộ phim giải trí, mang đến những giờ phút thư giãn dành cho mọi người, không nhất thiết phải đề cao hay đặt nặng những vấn đề khác lên. Do vậy, đây là việc khá vô nghĩa và làm xấu đi hình ảnh của những người hâm mộ Anime vàWinX.
Kết
Hãy cứ gọi mình là Otaku nếu bạn muốn. Nhưng đừng quá sa đà vào những tư tưởng không tốt trong Anime, hãy học hỏi từ Anime những bài học mà bộ phim đó gửi gắm. Sống một cuộc sống với những sở thích lành mạnh, dù có hơi “dị” một chút, bạn cũng vẫn sẽ có những người bạn thân thiết và cảm thấy thế giới xung quanh thú vị hơn. Trở thành một Otaku đáng yêu và tốt bụng còn hơn là trở thành một kẻ lập dị và sống trong ảo tưởng đúng không nào ?
VirusT