Myra Hindley |
[size=3]1. Myra Hindley, 1942-2002[/size]
[size=3]Thi thể của các nạn nhân xấu số được cảnh sát địa phương tìm thấy ở khu đầm lầy ngoại ô thành phố Manchester. Không chỉ có thế, những kẻ điên loạn này còn tiến hành quay phim và chụp ảnh toàn bộ quá trình hành hình để nhấm nháp sự đau đớn đến tột cùng mà những đứa trẻ phải chịu đựng. Vụ án này đã dấy lên một làn sóng cực kỳ phẫn nộ trên toàn nước Anh bởi hành động quá dã man và vô nhân tính của Myra Hindley.[/size]
[size=3]Thế nhưng, có vẻ chúng không hề biết cắn rứt lương tâm và hối hận. Ngay trước giờ tuyên án, Myra Hindley điềm tĩnh ngồi ăn kem một cách ngon lành bên cạnh người mẹ của ả đang kiệt quệ vì ô nhục và đau khổ. Trước khi toà tuyên án, Myra Hindley có vẻ bình tĩnh chờ đợi mức án cao nhất là tử hình để sớm “được tự do”, nhưng tòa án Anh chỉ tuyên phạt 2 kẻ sát nhân này mức án tù chung thân không ân xá và không có quyền được tự tử vì bản án tử hình mới được xóa bỏ cách đó 3 tháng.[/size]
[size=3]Quá “thất vọng” với bản án, Ian Brady đã tuyệt thực để chết nhưng không thành, cho đến nay, hắn vẫn được duy trì sự sống bằng cách truyền nước. Còn Myra Hindley “may mắn” hơn khi bị nhồi máu cơ tim và chết sau đó ít lâu.[/size]
[size=3]2. Beverly Allitt, 1968[/size]
[size=3]Beverly Allitt là y tá trong một bệnh viện nhi ở Anh, được mọi người đặt cho biệt danh “thiên thần báo tử” do những tội ác mà ả gây ra với chính những bệnh nhân bé nhỏ của mình. Năm 1991, kẻ giết người hàng loạt này đã giết chết 4 bệnh nhi, đồng thời làm tổn hại nghiêm trọng sức khoẻ của 5 em bé khác.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Phương thức gây án của ả là tiêm chất insulin vào cơ thể các em bé để gây ra các cơn co giật tim liên tục rồi dẫn đến tử vong một cách tự nhiên. Beverly phải lãnh mức án 13 năm tù giam. Tuy nhiên, cho đến nay động cơ gây án thực sự của ả vẫn chưa được làm rõ.[/size]
[size=3]3. Belle Gunness, 1859-1931[/size]
[size=3]Nữ sát nhân nổi tiếng nhất nước Mỹ là một phụ nữ gốc Na Uy to cao. Trong vòng chưa đầy chục năm, con số nạn nhân bị Gunness giết chết đã lên tới hơn 30 người và chủ yếu là những người thân thiết với ả, trong số đó, có hai cô con gái Myrtle và Lucy, số còn lại đều là chồng và nhân tình của Gunness. Động cơ giết người của Belle Gunness chính là những khoản tiền bảo hiểm béo bở mà các nạn nhân của ả đóng trước khi chết.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]4. Queen Mary I, 1516-1558[/size]
[size=3]Thế kỷ 16 là thời kỳ khó khăn nhất của nước Anh dưới sự trị vì của Nữ hoàng Mary I, một tín đồ Da-tô cuồng bạo. Là con gái vua Henry VIII - ông vua đa tình và tàn bạo, nổi danh chém đầu vợ, Mary thậm chí còn vượt xa cha mình về độ tàn ác đến lỗi dân chúng phải phong cho bà biệt danh “Mary đẫm máu”.[/size]
[size=3]Sau khi trở thành Nữ hoàng, Mary kiên quyết phục hồi đạo Da-tô và quyền lực của Giáo hoàng ở Anh quốc bất chấp mọi chỉ trích chống đối. Một trong những tội ác kinh hoàng của Nữ hoàng Mary I trong lịch sử nước Anh là lệnh thiêu sống 300 người trên giàn lửa đỏ giữa những tiếng la hét vang dội cả một góc trời.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Trong suốt thời gian nắm quyền hành, bà thực sự đắm chìm trong thú tiêu khiển thiêu sống những ai chống đối. Ngay cả những vị chức sắc trong Giáo hội Anh như Tổng giám mục Cranmer, Nicolas Ridley, Hugh Latiner… đều cùng chung số phận, lần lượt bị Mary I ra lệnh đóng vào cột gỗ dựng giữa quảng trường và thiêu sống vì họ đã lớn tiếng chống đối những hành động ngang ngược của bà.[/size]
[size=3]Sau khi kết hôn với vua Philip II - một bạo chúa nổi danh của Tây Ban Nha, Mary như cá gặp nước, học thêm được nhiều phương thức giết người mới.[/size]
[size=3]Về cuối đời, bà sống một cách âm thầm, cô độc trong tuyệt vọng và ân hận trong một lâu đài ít người thân thăm viếng và thường xuyên được nghe những lời than oán, nguyền rủa của dân chúng nói về bà. Theo nhiều lời kể lại, trước khi chết, Mary I còn quằn quại rên xiết rằng: “Ôi! Máu, máu! Máu ngập cả người ta!”.[/size]
[size=3]5. Isabella xứCastile, 1451-1504[/size]
[size=3]Cuộc kết hôn giữa Isabella Đệ nhất - công chúa xứ Castile, với Ferdinand Đệ nhị - người kế thừa ngôi báu xứ Aragon, là nguồn gốc thống nhất xứ Castile và Aragon để hình thành nên vương quốc Tây Ban Nha hùng mạnh. Tuy nhiên, họ đã cai trị đất nước một cách độc lập.[/size]
[size=3]Năm 1479, Isabella ngay lập tức bắt tay vào việc tập trung quyền hành và khởi xướng một chương trình cải cách nhằm làm giảm bớt quyền lực của giới quí tộc thường gây rối, tổ chức mới bộ máy chính quyền và khuyến khích dân chúng học hành.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Tuy có công rất lớn trong việc bảo trợ cho chuyến đi tìm vùng đất mới của Christopher Columbus, nhưng Isabella lại rất tàn bạo về mặt tôn giáo. Là người sùng đạo, bà đã giúp xây dựng một Toà án dị giáo tại Andalusia và đã trục xuất hơn 170.000 người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha. Những kẻ dị giáo cứng đầu không chịu cải đạo đều phải chịu hình phạt cao nhất là bị hỏa thiêu.[/size]
[size=3]
[/size]
[size=3] 3congratz3 3congratz3 3congratz3 3congratz3 3congratz3
[/size]