[justify]Vài ngày trở lại đây, cư dân mạng xã hội Facebook thi nhau truyền tay một bài văn lạ. Với đề bài được đưa ra là “phân tích về vấn nạn bạo lực học đường”, tác giả của bài viết mặc dù nhận được một điểm số không lấy gì đáng tự hào (0 điểm cùng lời phê “ý thức kém”) nhưng nó vẫn đang làm dậy sóng dư luận.[/justify]
[justify]Bài văn viết:[/justify]
[justify]“Bạo lực học đường là 1 vấn đề vô cùng nhức nhối. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh hay nữ sinh, mà còn bạo lực về cả vấn đề tâm lý, hay người ta còn gọi là "khủng bố" tinh thần. Ví dụ tiêu biểu là học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học. Ví dụ mùa hè, quạt trong phòng học chỉ mang tính chất minh họa, không có giá trị thực tiễn. Một phòng học chỉ có 5 cái quạt, 1 cái ở chỗ ngồi giáo viên, 2 cái ở giữa lối đi cho giáo viên đi lại và 2 cái dành cho 50 học sinh còn lại. Với chiều dài mỗi cánh quạt là 50cm, khoảng cách từ quạt đến mặt đất là 3m, quạt chạy trong hiệu điện thế 220V, sử dụng dòng điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha. Từ đó ta tính được quạt có thể làm mát được 1 khu vực có bán kính hơn 1m hay xấp xỉ là 3 bàn học. 3 bàn/7 bàn, tức là 4 bàn bị nóng, ở 2 dãy sẽ là 8 bàn, mỗi bàn có 4 người nên sẽ có 32 người bị nóng. 32/50 người, 1 con số vô cùng lớn…[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Tác hại của việc bị nóng: Cơ thể của 1 người trưởng thành có 70% là nước. Nhiệt độ mùa hè trung bình vào khoảng 35 độ C tức là tốc độ trung bình của sự bốc hơi nước là vào khoảng 0.15l/giờ, nên trong 1 buổi học kéo dài 1h cơ thể sẽ mất 0.6l nước. Cơ thể người có khoảng 30l nước, tức là chúng ta mất khoảng 2% lượng nước trong cơ thể. Cơ thể chúng ta khi mất từ 2 - 5% lượng nước sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, não bộ mât khoảng 7 - 8% khả năng hoạt động nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc học, đấy là chưa kể đến sự ức chế có thể gây ra do nóng bức…”. [/justify]
[justify]Một điểm gây sốt khác của bài văn này đó chính là nó chỉ nhận được 0 điểm, kèm theo lời phê bình của giáo viên về người viết bài: "Ý thức kém, em cần chấn chỉnh ngay".[/justify]
[justify][/justify]
Bài văn trên giấy được chụp lại.
[justify]Khi bức ảnh chụp kể trên được phát tán, nhiều bạn cho rằng đây chẳng qua chỉ là một sản phẩm đùa bởi giáo viên có bao giờ chấm bằng bút mực đen đâu? Tuy nhiên khi soi kỹ, có thể nhận thấy đây chỉ là bản photo. Và như nhiều người đã để lại bình luận, đây chỉ là bản photo lại mà thôi. Thậm chí, Facebook của chủ nhân bài viết này với cái tên Vu Anh Nguyen cũng được tìm ra. Tuy nhiên, việc đây có phải là một bài văn thật hay không vẫn chưa được xác minh.[/justify]
[justify]Mặc dù vậy, bài văn kể trên cũng khiến cho rất nhiều độc giả tuổi teen lẫn… “over teen” lăn xả vào bình luận. Phần lớn mọi người đều dành một mỹ từ “bá đạo” để nói về bài viết này. Những độc giả này nhận xét rằng, tuy người viết có đôi phần liều lĩnh nhưng nội dung bài viết không phải là không phản ánh được hiện tượng đang có thật trong nhiều trường học, có bạn còn nhận luôn là bài văn đang nói về trường học của mình nữa![/justify]
Dòng bình luận của một cư dân mạng.
[justify]Bài văn mang đậm phong cách của một học sinh khối A này nhận được nhiều lời khen về kiến thức Toán – Lý – Hóa nhưng bị coi là lạc đề và thể hiện sự thiếu thốn kiến thức về văn chương. [/justify]
[justify]Từ bài văn này, nhiều người tiếp tục đặt ra những câu hỏi về giáo dục Việt Nam. Xét một cách tiêu cực, bài văn trên phản ánh một thế hệ học sinh xem trọng các môn tự nhiên mà bỏ qua các môn xã hội – vốn cũng rất cần thiết. Sự liều lĩnh của tác giả bài văn với người lớn là sự hỗn hào không tôn trọng môn học. Nhưng ở một khía cạnh khác, chúng mình cũng có thể nói rằng người viết bài đã rất dũng cảm để nêu ra ý kiến của bản thân mình, dám thể hiện một phong cách viết văn hoàn toàn mới lạ.[/justify]
[justify]Nhưng dù là theo chiều hướng nào đi nữa thì bài văn này vẫn đang tạo nên những đợt sóng dư luận không nhỏ và khó mà có thể dập tắt được trong một thời gian tới. Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài văn này?[/justify]