[justify]1. Thông tin cá nhân
Tên, tuổi, địa chỉ nhà, số điện thoại,… là những thông tin cá nhân khá nhạy cảm mà không mấy ai muốn công khai cho cả thế giới biết. Tuy nhiên, nhiều Facebooker sẵn sàng khai báo thật cụ thể và chi tiết các thông tin này với Facebook, một số người kỹ hơn thì để ở chế độ "Only Me".
Đừng nghĩ thông tin cá nhân được cài đặt ở chế độ riêng tư là an toàn!
Thế nhưng thực tế Facebook hoàn toàn có thể khai thác những thông tin này cho các mục đích khác nhau của mình, như rao tin quảng cáo đúng đối tượng, thống kê sở thích theo độ tuổi, khu vực,… và cũng chẳng ai có thể khẳng định Facebook chưa bao giờ bán thông tin người dùng cho bên thứ ba.
2. Các mối quan hệ
Cha mẹ, anh chị em, người yêu, bạn bè thân,… tất cả các mối quan hệ bạn khai báo trong phần "Relationship" là những thông tin mà bạn đang tự nguyện giao nộp cho Facebook. Đừng nghĩ những thông tin đó sẽ không còn khi bạn thay đổi.
Những người thân yêu xung quanh bạn đang được Facebook ghi nhận lại.
Một thực tế đơn giản, sau khi đặt chế độ "In relationship" (đang hẹn hò) với một người thì cho dù bạn có hủy bỏ, thậm chí là hai người không tương tác với nhau một thời gian dài thì các thông tin cập nhật của người đó vẫn được Facebook ưu tiên hiển thị cho bạn xem, tương tự khoảng thời gian hai người đang hẹn hò.
3. Hình ảnh
Đây là một nội dung gây tranh cãi khá nhiều giữa những người dùng internet. Có người tối kỵ việc hình ảnh của mình bị đăng tải lên mạng, nhưng cũng có người xem đó là một thú vui. Đáng tiếc thay, ở thời buổi hiện nay, dù muốn dù không, chỉ cần tồn tại trong cùng một bức ảnh với người khác thì bạn hoàn toàn có thể xuất hiện trên mạng.
Hình ảnh là một trong những lại dữ liệu được Facebook ưu tiên phân tích bởi các thuật toán.
Và với công nghệ nhận diện khuôn mặt của Facebook, Facebook có thể phân loại được khuôn mặt nào trong bức ảnh nào tương ứng với tài khoản khoản nào. Thực tế, để bảo vệ con cái của mình, nhiều bậc phụ huynh quyết định không bao giờ đăng tải hình ảnh con cái lên mạng xã hội cho tới khi chúng đủ lớn cũng như đủ khả năng làm chủ các thông tin, hình ảnh của chính mình.
4. Sở thích
Bạn thích chơi môn thể nào nào, thích nghe dòng nhạc nào,… tất cả đều được thể hiện trong "profile" trên Facebook. Các thông tin đó không chỉ đơn thuần được khai báo để bạn bè Facebook cùng biết và dễ dàng tìm hiểu nhau hơn, mà chính Facebook cũng có những cách khai thác chúng.
Facebook đủ khả năng "soi" sở thích của bạn qua những gì bạn làm.
5. Nội dung quan tâm
Thông qua các Fanpage bạn thích, những đường dẫn bạn chia sẻ, những status, hình ảnh bạn nhấn Like,… Facebook sẽ đánh giá được cơ bản nội dung mà bạn quan tâm.
6. Địa điểm hay lui tới
Dữ liệu giúp Facebook biết được con đường bạn thường xuyên di chuyển trên trái đất này chính là "check-in". Theo thói quen, Facebooker thích đăng tải một hình ảnh hay status kèm vị trí hiện tại. Và nó không quá khó để Facebook tổng hợp, phân tích đối với từng người.
Tóm lại, mọi thông tin mà bạn thể hiện trên Facebook dù chỉ ở chế độ riêng tư đều đang được Facebook khai thác và tận dụng triệt để thông qua các thuật toán thông minh. Do đó, Facebooker cần sáng suốt hơn với những gì chia sẻ trên mạng xã hội này. |
Ngọc Phạm (Khampha.vn)