[/size][/justify]
[size=2][/size] |
[size=2]Tháng 11/2009, cảnh sát tỉnh Hồ Nam đã công bố chi tiết vụ đột nhập vào một cơ sở sản xuất bao cao su giả cách đó 2 tháng. Họ thấy rằng công nhân trong nhà máy đã bôi trơn bao cao su bằng dầu thực vật không được tiệt trùng trước khi đóng gói và để trần khắp nhà xưởng. Số bao cao su này lại được nhập sỉ trước đó. Có rất nhiều trẻ em nữ làm việc trong cơ sở sản xuất trên và vỏ mác sản phẩm đều mang tên của những thương hiệu nổi tiếng như Jissbon và Durex.
Trước đó, năm 2008, cảnh sát Trung Quốc cũng đã phát hiện một cơ sở sản xuất bao cao su trái phép ở tỉnh Chiết Giang của nước này. Qua kiểm tra, họ đã phát hiện và thu giữ hơn 500.000 bao cao su không đạt tiêu chuẩn tại cơ sở này.
Ngoài việc phát hiện các cơ sở sản xuất bao cao su giả, các cơ quan điều tra của Trung Quốc còn phát hiện một số nhà máy tái chế bao cao su để làm ra các loại dây buộc tóc giá rẻ. Loại bao cao su tái chế này có giá rất rẻ, nhiều màu sắc mà dùng để buộc tóc cũng khá thuận tiện đang đe dọa sức khoẻ của người tiêu dùng
Theo các nhà y tế, số bao cao su này không được tiệt trùng đúng quy chuẩn. Chúng có thể bị rách bất kỳ lúc nào trong quá trình sử dụng và điều đó là rất nguy hiểm.
“Những người sử dụng những bao cao su không đạt tiêu chuẩn này và những sản phẩm tái chế từ chúng có thể bị nhiễm HIV, các bệnh lây qua đường tình dục và nhiều bệnh khác”, một bác sĩ chuyên khoa da liễu cảnh báo trên tờ China Daily của Trung Quốc
Đây rõ ràng là một mối đe dọa to lớn đối với quốc gia có dân số đông ở vị trí hàng đầu thế giới này, trong đó có hơn 2 tỷ bao cao su được sử dụng mỗi năm, đem lại món lợi khoảng 530 triệu cho ngành công nghiệp.[/size]