Chỉ cần nghĩ tới chuyện đó thôi cũng đủ khiến XY nhà ta phải “rùng mình”…
Ngoài “cậu nhỏ”, hai “hòn bi” là bộ phận nhạy cảm, dễ bị tổn thương và gây đau đớn nhất nếu bị “ngoại lực” tác động vào. Chấn thương này thường xảy ra nhất khi các bạn nam chơi thể thao, đặc biệt là các môn như: bóng đá, bóng rổ, tennis…Vậy làm cách nào để tránh được những “tai nạn chảy nước mắt-mà không dám kêu la”, các teen boys cùng tham khảo gợi ý dưới đây nhé!
Hãy cẩn trọng khi chơi bóng các XY nhé!
Tại sao chấn thương 2 hòn bi lại dễ xảy ra?
Nếu bạn là một boy thường xuyên chơi thể thao, ắt hẳn bạn sẽ nhận ra rằng “hòn bi” là bộ phận dễ bị tổn thương dù chỉ với một lực nhỏ tác động vào. Nguyên nhân là “hai hòn bi” không được bảo vệ bởi lớp xương và cơ như các bộ phận khác trên cơ thể, mà chỉ được “bọc” trong một lớp da gọi là “bìu”. Ngoài ra, vị trí của “hòn bi” cũng khiến chúng trở thành “mục tiêu” dễ bị tấn công một cách “vô tình” khi chơi thể thao (nằm ở phần dưới của cơ thể).
Tuy nhiên, tin tốt lành cho boys là "hai hòn bi” có đặc tính như một lớp xốp, có khả năng tự “làm lành” các vết va đập mà không để lại tổn thương lâu dài. Tuy rất nhạy cảm, nhưng lại có tốc độ hồi phục rất nhanh, vậy nên những tổn thương nhỏ hiếm khi gây ra chấn thương lâu dài cho chúng. Ngoài ra, chức năng sinh lý hay sản xuất tinh trùng của “hai hòn bi” hầu như không bị ảnh hưởng nếu chúng bị “tai nạn”.
"Check" cậu nhỏ mỗi khi vệ sinh hằng ngày là điều cần thiết đó
Nếu bạn bị bóng đập vào, hay bị đối phương đạp vào khi tranh bóng…bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội. Tuy nhiên, đây chỉ là “chấn thương” nhỏ với “hòn bi”. Sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng, cơn đau và các triệu chứng khác sẽ biến mất hoàn toàn. Trong lúc đó, bạn có thể uống thuốc giảm đau, nằm xuống, dùng đá chườm lên vùng bị tổn thương… để làm giảm bớt cơn đau. Tốt nhất là sau khi bị “chấn thương”, bạn nên tạm dừng chơi trong vài ngày đến 1 tuần để “hòn bi” có thời gian hồi phục.
Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn kéo dài hơn 1 tiếng, có dấu hiệu đau dữ dội hơn, hoặc bị sưng tấy, thâm tím ở vùng da bọc ngoài “hòn bi”, hay nếu bạn cảm thấy buồn nôn, sốt, hãy tới bệnh viện ngay lập tức. Đó là những triệu chứng “chấn thương” hòn bi nghiêm trọng, cần được chữa trị càng sớm càng tốt.
Ham mê thể thao nhưng phải biết bảo vệ cậu nhỏ trước những tình huống nguy hiểm nữa nha!
Hãy bảo vệ “2 hòn bi”!
Tốt hơn hết là những boys thường xuyên chơi thể thao, tập luyện hàng ngày nên “phòng bị” trước cho những tình huống “chấn thương”. Dưới đây là 1 vài tips để giữ “2 hòn bi” an toàn và khỏe mạnh:
- Bảo vệ “hòn bi”: luôn đeo đồ bảo hộ “chỗ hiểm” khi chơi các môn thể thao như: hockey, bóng đá, karate, đua xe, không ngồi làm việc hoặc đi xe liên tục suốt 2- 3 tiếng mà nên thường xuyên đi lại để thả lỏng cơ thể.
- Nếu đau tức do chấn động cơ học, bạn có thể dùng túi nước đã hoặc khăn ấm để chườm. Cách khác để xoa dịu cơn đau khá hiệu quả là tắm nước ấm.
- Thường xuyên chơi thể thao là các tốt nhất để giữ sức khỏe và giảm stress, thế nhưng teen boys đừng bỏ quên việc chăm sóc bảo vệ “hòn bi” thật an toàn nhé!