[/size]
Nói đến lời nguyền của Siêu nhân người ta thường nhắc tới những tai ương xảy ra với những người có liên quan đến câu chuyện Siêu nhân trong quãng thời gian gần 100 năm qua.
Lời nguyền bảo rằng: Nếu ngươi muốn hóa thân thành người đàn ông mạnh nhất hành tinh, ngươi hoặc sẽ mất mạng, hoặc sẽ kết thúc cuộc đời trong một chuỗi thảm bại.
Có lẽ George Reeves và Christopher Reeve - diễn viên trong loạt phim truyền hình và điện ảnh Siêu nhân đầu tiên - là 2 người nổi tiếng nhất trong số những người vướng phải lời nguyền.
George Reeves tự tử còn Christopher Reeve bị liệt sau khi ngã ngựa. Các nạn nhân khác có Jerry Siegel và họa sĩ Joe Shuster, 2 người đã sáng tạo ra nhân vật nhưng thu được rất ít tiền bởi công ty DC Comics nắm tất cả bản quyền. Một số người nói rằng Jerry và Joe đã áp đặt lời nguyền lên nhân vật viễn tưởng này bởi họ cho rằng mình bị đối xử bất công so với công sức bỏ ra.
Thậm chí có lời đồn rằng John F Kennedy là nạn nhân của lời nguyền vì không lâu trước cái chết của ông, nhân viên của tổng thống đã phê chuẩn cho xuất bản một cậu chuyện Siêu nhân (trong đó người hùng “khoe” tham vọng có được thân hình của tổng thống) vào tháng 4/1964.
Do khiếp sợ trước lời nguyền này, rất nhiều diễn viên đã từ chối đóng vai Siêu nhân trong những bộ phim phiên bản mới nhất. Paul Walker (nằm trong danh sách 10 diễn viên tồi tệ nhất) là một trong số các diễn viên không hề hấn gì, nhưng Paul đã giết chết nhân vật anh đóng hơn là bị Siêu nhân làm cho điêu đứng.
Lời nguyền bắt đầu nổi tiếng khi hai diễn viên đóng vai Superman gặp nạn: Geogre Reeves và Christoper Reeve. Mặc dù cũng có nhiều người cho rằng đó chỉ là trùng hợp, và rằng có những diễn viên đã trở nên nổi tiếng sau vai diễn Superman như Bud collyer và Teri Hatcher. Tuy nhiên, phần đông người ta vẫn tin vào sự kiện bất hạnh kia, và đó là lý do hàng lọat sao lớn từ chối vai diễn mấy chục triệu đô trong bộ phim chuyển thể gần nhất của Superman.
Những nạn nhân của lời nguyền:
Tác giả Jerry Sieggel và nghệ sĩ Joe Shuster là những người đầu tiên đã tạo ra Superman vào thập niên 30, nhưng chủ tòa sọan DC Comics lại giữ bản quyền nhân vật này. Năm 1946, cả hai kiện DC ra tòa, cho rằng số tiền ít ỏi họ nhận được không xứng với sự nổi tiếng của nhân vật và lợi ích nó mang về. Tòa án tối cao New York đã phán quyết tiền hòa giải là $ 60,000 mỗi người, một số tiền khá là bèo bọt so với lợi nhuận hàng chục triệu đô la thu về từ truyện, phim, các tác phẩm truyền hình cũng như sản phẩm ăn theo của Superman.
Năm 1975, cả hai lại tổ chức một chiến dịch phản đối DC và lần này họ nhận được sự ủng hộ của các tác giả truyện tranh khác. Đành phải nhượng bộ, DC đồng ý trả tiền bản quyền cho họ $ 35 000/năm và ghi rõ tên tác giả trong mỗi lần chuyển thể tác phẩm. Mặc dù Siefel và Shuster rất nổi tiếng trong giới truyện tranh nhờ nhân vật Superman, cả hai đã chẳng thể ngóc đầu lên nổi để tạo ra những tác phẩm khác vượt trội Superman. Một số người cho rằng đó là lời nguyền của Superman, và rằng thậm chí cả hai đã nguyền rủa nhân vật này vì sự bất công mà nó mang lại.
Anh em Max và Dave Fleischer là người sáng lập Fleischer Studios, hãng phim đã sản xuất những tác phẩm kinh điển như Popeye, Betty Boop và họat hình Superman. Không lâu sau khi chuyển thể Superman sang họat hình, cả hai anh em bắt đầu hục hặc và hãng phim của họ rơi vào khủng hỏang tài chính đến nỗi họ đã phải bán hãng phim cho Paramount Pictures. Paramount thu nhận anh em nhà Fleischers và an bày công việc cho họ ở Famous Studios. Dù thế, Dave Fleischers chuyển nghề thành cố vấn hiệu ứng đặc biệt ở Universal Studios, trong khi Max đã chết một cách khốn đốn ở Motion Picture & Television Country House và… ở bệnh viện.
Kirk Alyn đóng vai Superman trong hai bộ phim kinh phí thấp vào thập niên '40, để rồi cuối cùng không tìm được bất cứ vai diễn nào khác. Các đạo diễn đều lắc đầu bảo rằng anh đã bị chết dính vai Superman và rằng khó có thể thoát được hình ảnh nhân vật này. Cuối cùng Kirk đành lui về nghỉ hưu ở Arizona.
Geogre Reeves đóng vai Superman vào bộ phim cùng tên năm 1951 cũng như lọat phim truyền hình Những cuộc phiêu lưu của Superman sau đó. Như Kirk Alyn, ông bị đóng chết với vai diễn Superman. Ngày 16/6/1959, vài ngày trước lễ thành hôn của Geogre, người ta tìm thấy thi thể ông trong nhà với một vết đạn xuyên đầu cùng khẩu súng bên cạnh. Nguyên nhân cái chết được cho là tự tử nhưng cũng có vài người cho rằng sự thật còn sâu xa hơn nhiều.
Năm 1963, nhân viên của tổng thống John F. Kennedy đã chấp thuận cho xuất bản truyện Superman có liên quan đến tổng thống. Dự định truyện này sẽ được xuất bản vào tháng 4/1964… nào ngờ Kennedy đã bị bắn chết 22/11/1963. Theo đề nghị của người kế nhiệm Lyndon Johnson, DC phải sửa lại nội dung truyện rồi mới được xuất bản.
Đạo diễn Richard Donner đã bị đuổi vệc sau bộ phim Superman và người ta thay ông bằng Richard Lester trong bộ phim Superman II. Những bộ phim ông làm sau Superman mãi mãi chẳng thể tìm lại được ánh hào quang như trước khi ông bắt tay vào thực hiện Superman.
Diễn viên hài Richard Pryor, người trước đây từng sử dụng ma túy và nghiện nặng đến súyt mất mạng, đã vào vai phản diện trong bộ phim Superman III năm 1983. Vai này sau đó cải tà quy chánh và đến cuối phim trở thành một anh hùng. Ba năm sau khi đóng bộ phim ấy, ông tuyên bố bị bệnh xơ màng đa tế bào và qua đời trong một cơn trụy tim 10/12/205.
Richard Lester, đạo diễn của Superman II (1980) and Superman III (1983) thì lại vì cái chết của Roy Kinnear khi đang quay bộ phim Sự trở về của 3 chàng ngự lâm quân (1989) đến nỗi ông từ bỏ nghiệp đạo diễn. Kinnear đã mất máu đến chết khi bị ngã ngựa trong lúc diễn xuất.
Marlon Brando, người đóng vai cha ruột của Superman, Jor-El trong bộ phim Superman: The movie (1978) đã gặp một chuỗi sự kiện bất hạnh trong những năm tháng cuối đời của mình:
5/1990, con trưởng của Brando, Christian bắn chết Dag Drollet, 26 tuổi, người yêu của em gái cùng cha khác mẹ Cheyenne Brando ở ngay tại nhà trên đồi Beverly. Christian, 31 tuổi, cho rằng đó chỉ là một tai nạn. Tuy nhiên, tòa án lại có ý kiến khác và phán anh tội danh giết người với 10 năm tù hình phạt.
Không dừng lại ở đó, 1995, Cheyene tự tử khi cô chỉ vừa 25 tuổi do không thể thoát khỏi nỗi ám ảnh về cái chết của bạn trai.
Cuộc đời bất hạnh của Marlon Brando, sự tách biệt của ông ra khỏi Hollywood, bệnh béo phì đã có không ít ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. 1/7/2004, Brando mất ở tuổi 80. Nguyên nhân cái chết không được cho biết do các luật sư nhất quyết khẳng định đó là chuyện riêng tư. Tuy nhiên, sau đó người ta biết được rằng ông chết bởi phổi không họat động nữa. Ngòai ra ông còn mắc thêm bệnh ung thư, trụy tim và béo phì khiến thị lực của ông bị mất.
Cả John Haymes Newton và Gerard Christopher, đóng vai superman trong series truyền hình Superboy (1988 - 1992) đã nhanh chóng chìm vào quên lãng trong mắt công chúng khi show kết thúc. Tương tự, diễn viên Stacy Haiduk, người đóng vai cô người yêu Lana Lang trong series ấy cũng gặp trường hợp như vậy.
Lee Quigley (người đóng vai bé Kal-El trong bộ phim Superman năm 1978) đã mất vào tháng 3/1991, ở tuổi 14, do bị xuyển.
Nạn nhân tiếp theo là Christopher Reeve, diễn viên đóng vai Superman trong lọat phim Superman: The movie và 3 phần tiếp theo trong suốt thập niên 80. Ngày 27/5/1995, Reeve bị liệt tòan thân tính từ cổ xuống do ngã ngựa trong một buổi luyện tập. Ông mất ngày 10/10/2004 vì bị trụy tim.
Margot Kidder, cô đóng vai người yêu của Superman: Lois Lane thì lại bị phát điên. Tháng 4/1996, cô đột nhiên mất tích vài ngày để rồi sau đó cảnh sát tìm thấy cô trong trạng thái tâm thần bất ổn định và hoang tưởng.
Ngày 2/7/1996, vào ngày giỗ của ông, diễn viên Mariel Hemingway (Superman IV - 1987) đã mất người chị ruột của mình, Margaux khi cô này được 41 tuổi. Margaux được cho là tự tử vì sử dụng thuốc mê quá liều, tuy nhiên Mariel phủ nhận luận cứ đó.
Lane Smith, người đóng vai sếp của Clark Kent và Lois Lane, Perry White trong lọat show Lois & Clark, được chuẩn đóan mắc căn bệnh hiếm gặp Lou Gehrig vào tháng 4/2005 và mất bởi bệnh này vào 13/6/2005.
Dana Reeve, vợ góa của Christopher Reeve và đồng thời cũng là đồng sáng lập cho quỹ Christopher Reeve, đã công bố bà bị ung thư phổi vào 9//8/2005 dù bà không hút thốc. Ngày 6/3/2005 bà mất khi vào ở độ tuổi 45.
Jeph Loeb, tác giả của lọat truyện Superman và show truyền hình Smallville đã mất con trai mình, Sam Loeb khi anh này bị bệnh ung thư.
Dù thế, các diễn viên đóng vai phản diện trong bộ phim Superman đã chẳng gặp lời nguyền. Vài người trong số họ thậm chí còn được thăng tiến trong sự nghiệp. Gene Hackman (đóng vai Lex Luthor) đã rất thành công trong sự nghiệp diễn xuất của mình cho dù sau khi ông đã về hưu. Tương tự, Terence Stamp (đóng vai Tướng Zod trong Superman: The movie và Superman II), cũng như Kevin Spacey trong Supoerman returns (2006).
[size=5] Siu nhưn thật đáng sợ![/size]
3ahh3 3ahh3
3ahh3