Ông Hawass không công bố kích thước cụ thể của bức tượng nhưng cho biết bức tượng này rất lớn. Nguyên liệu để tạc bức tượng là đá granit đen.
Bức tượng cụt đầu bằng đá này được cho là của Vua Ptolemy IV.
Các nhà khảo cổ học Ai Cập phối hợp với nhóm chuyên gia từ Cộng hòa Đôminica tiến hành tìm kiếm lăng mộ của Nữ hoàng Ai Cập Cleopart và người tình của bà - Mark Antony - tại miền Bắc Ai Cập đã vài năm nay. Trong quá trình khai quật, mới đây các nhà khoa học đã bất ngờ tìm thấy một bức tượng Pharaon từ triều đại Ptolemy và ngôi đền Ai Cập cổ thờ thần Osiris.
Ngôi đền thờ thần Osiris.
Vật tìm được này được tác tạo tại Taposiris Magna (tên La Mã của thành phố Abu-Cyr ngày nay, nằm cách Alexandria 45km về phía Tây).
Đây là bức tượng đàn ông mặc váy và cổ có đeo trang sức. Nhìn chung, đây là pho tượng của một Pharaon nhưng chưa rõ tên tuổi. Theo thông tin ban đầu, các nhà khoa học cho rằng, bức tượng đá này là của Vua Ptolemy IV. Như đã biết, triều đại Ptolemy đã trị vì Ai Cập từ thế kỷ IV đến thế kỷ I trước Công nguyên.
Tượng đầu Vua Ptolemy IV.
Đồng xu mang hình ảnh Vua Ptolemy IV.
Theo lời ông Zahi Hawass - Chủ tịch Hội đồng tối cao về các vấn đề cổ đại của Ai Cập, pho tượng không đầu này vẫn trong tình trạng rất tốt và có cấu trúc được bảo quản nguyên vẹn tốt nhất từ tước đến nay. Nó được tạc theo phong cách truyền thống của Ai Cập cổ đại.
Theo lời khẳng định của ông Zahi Hawass, bức tượng bằng đá này là của Vua Ptolemy IV, hơn nữa nó được tìm thấy ngay bên cạnh ngôi đền thờ ông. Ông Hawass không công bố kích thước cụ thể của bức tượng nhưng cho biết bức tượng này rất lớn. Nguyên liệu để tạc bức tượng là đá granit đen.
Hàng cột trong đền thờ Osiris.
Cùng với pho tượng bằng đá granit này, các nhà khảo cổ đã khám phá ra một lối đi nguyên bản dẫn vào ngôi đền Osiris. Theo truyền thống, lối đi này nằm về phía Tây và có các bậc bằng đá vôi với các tượng nhân sư ngồi hai bên để trang trí cho lối vào thánh đường. Ngôi đền này được xây dựng vào thời kỳ từ năm 285 đến 246 trước Công nguyên, tức là vào thời gian trị vì của Vua Ptolemy IV.
Trong suốt 5 năm, tại Taposiris Magna, các nhà khảo cổ đã khai quật được cả một bộ sưu tập tượng cổ, mà theo lời các nhà khoa học, chúng đều không có đầu và được tác tạo từ thời kỳ Byzantine. Họ còn tìm thấy hàng chục pho tượng bán thân của nữ hoàng Cleopart từng là một phần của bức tượng toàn thân. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều đồng tiền xu có khuôn mặt của vị nữ hoàng nổi tiếng này.
Tranh vẽ nữ hoàng Cleopart.
Theo lời của các nhà khoa học, các xác ướp được mai táng trong nghĩa địa thuộc khu vực ngôi đền đều quay đầu về phía điện chính chứng tỏ rằng trong ngôi đền có thi hài của vua.
Mặc dù các nhà khảo cổ đã nỗ lực tìm kiếm nhưng họ vẫn không thể tìm thấy lăng mộ của nữ hoàng Cleopart VII và người tình của bà.
Cleopart VII là nữ hoàng cuối cùng của nhà nước Ai Cập - Hi Lạp thuộc triều đại Ptolemy. Bà trị vì đất nước 22 năm.
Nữ hoàng Cleopart và người tình tướng La Mã Mark Antony.
Nhờ bản tính lãng mạn và những mối tình của bà với Julius Caesar và Mark Antony, bà đã trở thành một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất được phản ánh trong văn học và điện ảnh. Trong mối tình với Julius Caesar bà sinh được một người con trai, còn với Mark Antony bà sinh được hai con trai và một con gái.
Cleopart gặp vị tướng La Mã Mark Antony khi ông đã 40 tuổi còn bà khi đó mới 29 tuổi. Cuộc tình này kéo dài 10 năm và kết thúc bằng cái chết của cả hai. Cleopart đã tự sát để không trở thành tù binh của Hoàng đế La Mã đầu tiên Octavian August.
Càng có nhiều phỏng đoán về nguyên nhân thực sự cái chết bí ẩn của họ càng làm cho vầng hào quang xung quanh hình ảnh huyền thoại của nữ hoàng Cleopart thêm huyền bí.