1. Cụ bà 3 lần bật nắp quan tài sống lại
Vào năm 2006, cụ bà Lê Thị Chênh, 99 tuổi, sống tại xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa gặp một trận ốm nặng. Cụ không ăn uống gì, vài ngày sau tim cụ ngừng đập. Cả nhà cụ bảo nhau đi lo hậu sự nhưng khi mọi việc đã xong xuôi cụ Chênh bỗng dưng ngồi dậy, ngơ ngác nhìn con cháu đang khóc lóc thảm thiết.
[justify]Cụ bà Lê Thị Chênh.[/justify]
[justify] [/justify]
Khi nhìn thấy cụ dậy, cả nhà sợ hãi và cho rằng đó là ma. Cụ Chênh hỏi: "Các con làm chi mô?" thì mọi người xúm lại nắm tay cụ rồi mới hết sợ. Cùng từ đó, cụ sống khỏe mạnh thêm 4 năm nữa mà không đau ốm bệnh tật gì.
Lần thứ 2 xảy ra khi cụ Chênh bước sang tuổi 97. Khi con cháu cụ đi làm đồng về thấy cụ đang nằm trên giường, tưởng cụ mệt nên không ai dám làm phiền. Đến bữa, cô con dâu mang cháo lên thì thấy cụ đã tắt thở, chân tay lạnh ngắt, 2 mắt nhắm và tim ngừng đập.
Mọi người trong gia đình bèn chuẩn bị tang lễ, mọi việc chuẩn bị chu đáo tới giờ nhập quan thì không thấy cụ đâu cả. Đúng lúc mọi người chuẩn bị đi tìm kiếm thi thể thì một đứa trẻ chỉ tay xuống gầm giường: "Bà kia kìa!" Mọi người vội vàng đưa cụ bà Chênh ra thì thấy cụ bà mở mắt tỉnh bơ.
Lần thứ 3 xảy ra vào ngày 1/7/2012. Lúc này cụ đã 99 tuổi, đi lại khó khăn, sức khỏe đã giảm đi khá nhiều, cụ không còn thường xuyên trò chuyện với con cháu nữa. Đêm nào cụ cũng thức trắng đêm rồi đến một ngày mọi người lại thấy cụ không còn thở. Chính tay chị Lắm, cô con dâu trưởng đã bỏ muối, gạo vào miệng cụ.
Khi chị Lắm đang đi pha nước lau người lần cuối cho cụ thì bất thình lình chị nghe thấy một câu: “Mặn lắm! Cho tao ly nước”. Lúc đầu chị cho rằng người mệt mỏi nên nghe nhầm. Khi nhìn xuống khuôn mặt cụ, thấy miệng cụ lẩm bẩm một lần nữa: “Mặn…cho tao nước!” thì chị Lắm mới chạy ra sân la toáng lên: “Bà… bà sống, bà… sống lại rồi!”.
Việc 3 lần trở về từ cõi chết của cụ bà Lê Thị Chênh cũng khiến cho vị bác sĩ nhiều năm trong nghề phải ngạc nhiên.
[justify] [/justify]
[justify]2. Cụ bà chết trôi sông suốt 5 giờ bỗng sống dậy[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị Dí, 69 tuổi sống tại ấp 1, xã Đông Thạch, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Vào khoảng 3h ngày 10/7/2010, chị Vân, con bà Dí không thấy mẹ dậy sớm, tắm rửa cho đàn bò sữa như mọi khi. Đến 6h, hàng xóm cho biết có người chết trôi ở sông Rộng Lớn. Mãi đến tận hơn 8h, thấy đám con cháu chạy về thông báo bà Dí chết.
Bà Dí kể lại giây phút bị thần chết vồ hụt.
Xác bà Dí xen lẫn đám lục bình, thỉnh thoảng có những chiếc ghe chạy ngang qua do thiếu quan sát đã cán ngang qua khiến cơ thể bà Dí chìm xuống dưới nước. Tính từ thời điểm bà bị dìm xuống nước lúc 3h sáng đến khi được đưa lên bờ để khám nghiệm thì bà đã ngụp lặn trong nước hơn 5 tiếng đồng hồ.
Khi được đưa lên khỏi mặt nước, dùng các biện pháp hô hấp nhưng không phát hiện bà có triệu chứng sặc nước. Tức là trong suốt thời gian bà bị dìm xuống nước, bà không thở, vẫn không uống một ngụm nước. Nghĩ bà đã chết, mọi người đặt chiếc chiếu mới lên người bà. Đột nhiên, tay bà cựa quậy, mắt mở to, ngồi bật dậy nhìn xung quanh.
Và sau đó, bà Dí vẫn không có bất cứ một biểu hiện nào khác lạ. Hàng ngày, bà vẫn đủ sức khỏe giúp con cháu chăm sóc đàn bò sữa, làm việc nhà lặt vặt.
3. "Chết" rồi sống lại, cụ bà "biến" thành… người khác
Đó là chuyện xảy ra với cụ bà Trần Thị Sương, sống tại ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, Tây Ninh cách đây 40 năm. Hôm đó, cụ đi làm đồng về thấy người hơi mệt nên lên phòng nằm nghỉ. Đến khoảng 7h tối, cụ thấy trong người khó chịu và cố gắng gọi người nhà nhưng không ai nghe thấy.
Đến giờ ăn cơm, con cụ và phòng thì thấy cụ nằm bất động, toàn thân lạnh toát. Mọi người cho rằng cụ Sương đã chết và 11 tiếng sau gia đình tiến hành làm lễ nhập quan cho cụ. Rạng sáng hôm sau, khi mọi người chuẩn bị đưa cụ vào quan tài thì thấy mắt cụ hé mở và có tiếng thở nhẹ nhàng.
Cụ Sương ngồi bật dậy và ngơ ngác nhìn con cháu. Thấy mọi người hoảng sợ thì cụ nói: "Tao có chết đâu mà tui bay bỏ chạy!" Rồi cụ bước ra khỏi quan tài và đến với con cháu.
Sau khi sống lại, tâm tính của cụ Sương thay đổi hoàn toàn. Cụ có nhiều biểu hiện khác lạ đến mức bản thân cụ còn không nhận ra chính mình nữa. Căn bệnh viêm xoang phế quản đeo bỗng nhiên biến mất, trí nhớ tốt hơn hẳn. Ngày trước cụ viết chữ rất xấu nhưng sau đó chữ cụ lại trở nên rất đẹp.
Theo lời cụ, mình được "tái sinh" là nhờ gặp một vị Chơn Linh dặn dò: "Vận mệnh của bà chưa thể đoạn tuyệt được với cõi trần gian. Cần phải trở về để làm nhiều việc nghĩa hiệp, giúp người". Sau khi sống lại, những việc nhà, cụ không còn mấy quan tâm, kể cả đồng ruộng cụ cũng phó mặc cho con cháu. Hàng ngày, cụ đem gần hết thì giờ riêng tư lo các hoạt động từ thiện.
4. Thanh niên "chết đi sống lại" ở Bến Tre
Câu chuyện của anh Trần Hoàng Nam, 29 tuổi, ngụ tại ấp Phú Tường, xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre làm nghề thợ hồ khiến nhiều người xôn xao.
[justify] [/justify]
Mọi người kể rằng, Nam đã chết và được khâm liệm nhưng 2 ngày sau bỗng dưng nắp quan tài bật ra và anh tỉnh dậy. Anh Nam kể lại, ngày 29/3 khi đang sơn cửa cho một ngôi nhà ở tầng 3 trên đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM thì bị rơi từ tầng 3 xuống mái tôn của kho vật liệu xây dựng.
[justify] [/justify]
Ngày 4/4, khi nhận thấy khả năng sống của con quá thấp và được sự đồng ý của bác sĩ, gia đình đưa anh Nam về quê. Vào 23h, anh về nhà trong tình trạng ý thức được những gì diễn ra xung quanh nhưng sức khỏe tiếp tục xấu đi. Đến 10h45 sáng 5/4, anh Nam bỗng dưng ngồi dậy trong sự kinh ngạc của gia đình và người thân, rồi bước xuống giường, đi đốt nhang trên tất cả các bàn thờ trong nhà.
[justify] [/justify]
[justify]Cha anh Nam đang kể lại chuyện con mình tỉnh lại.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Anh Nam cho biết, anh chưa có ý định đi khám trở lại và cũng không hiểu vì sao mình bình phục. Hiện tại, anh đang tìm một công việc khác để làm bởi đã sợ nghề cũ. [/justify]
Đến giờ ăn cơm, con cụ và phòng thì thấy cụ nằm bất động, toàn thân lạnh toát. Mọi người cho rằng cụ Sương đã chết và 11 tiếng sau gia đình tiến hành làm lễ nhập quan cho cụ. Rạng sáng hôm sau, khi mọi người chuẩn bị đưa cụ vào quan tài thì thấy mắt cụ hé mở và có tiếng thở nhẹ nhàng.
Cụ Sương ngồi bật dậy và ngơ ngác nhìn con cháu. Thấy mọi người hoảng sợ thì cụ nói: "Tao có chết đâu mà tui bay bỏ chạy!" Rồi cụ bước ra khỏi quan tài và đến với con cháu.
Sau khi sống lại, tâm tính của cụ Sương thay đổi hoàn toàn. Cụ có nhiều biểu hiện khác lạ đến mức bản thân cụ còn không nhận ra chính mình nữa. Căn bệnh viêm xoang phế quản đeo bỗng nhiên biến mất, trí nhớ tốt hơn hẳn. Ngày trước cụ viết chữ rất xấu nhưng sau đó chữ cụ lại trở nên rất đẹp.
Theo lời cụ, mình được "tái sinh" là nhờ gặp một vị Chơn Linh dặn dò: "Vận mệnh của bà chưa thể đoạn tuyệt được với cõi trần gian. Cần phải trở về để làm nhiều việc nghĩa hiệp, giúp người". Sau khi sống lại, những việc nhà, cụ không còn mấy quan tâm, kể cả đồng ruộng cụ cũng phó mặc cho con cháu. Hàng ngày, cụ đem gần hết thì giờ riêng tư lo các hoạt động từ thiện.
4. Thanh niên "chết đi sống lại" ở Bến Tre
Câu chuyện của anh Trần Hoàng Nam, 29 tuổi, ngụ tại ấp Phú Tường, xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre làm nghề thợ hồ khiến nhiều người xôn xao.
[justify]Anh Trần Hoàng Nam.[/justify]
[justify] [/justify]
Mọi người kể rằng, Nam đã chết và được khâm liệm nhưng 2 ngày sau bỗng dưng nắp quan tài bật ra và anh tỉnh dậy. Anh Nam kể lại, ngày 29/3 khi đang sơn cửa cho một ngôi nhà ở tầng 3 trên đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM thì bị rơi từ tầng 3 xuống mái tôn của kho vật liệu xây dựng.
[justify]Giấy ra viện của anh Nam.[/justify]
[justify] [/justify]
Ngày 4/4, khi nhận thấy khả năng sống của con quá thấp và được sự đồng ý của bác sĩ, gia đình đưa anh Nam về quê. Vào 23h, anh về nhà trong tình trạng ý thức được những gì diễn ra xung quanh nhưng sức khỏe tiếp tục xấu đi. Đến 10h45 sáng 5/4, anh Nam bỗng dưng ngồi dậy trong sự kinh ngạc của gia đình và người thân, rồi bước xuống giường, đi đốt nhang trên tất cả các bàn thờ trong nhà.
[justify] [/justify]
[justify]Cha anh Nam đang kể lại chuyện con mình tỉnh lại.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Anh Nam cho biết, anh chưa có ý định đi khám trở lại và cũng không hiểu vì sao mình bình phục. Hiện tại, anh đang tìm một công việc khác để làm bởi đã sợ nghề cũ. [/justify]
[/justify]