Hai mươi năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, thế giới vẫn chưa xác định được người thanh niên Trung Quốc mặc áo trắng một mình chặn đoàn xe tăng là ai.
Vụ việc đã từng được phóng viên Phương Tây đem ra hỏi ông Giang Trạch Dân, lãnh đạo Trung Quốc nhưng chính ông ta cũng nói không biết.
[indent] Bạn hiểu gì về Trung Quốc:
>> [size=3]Trung Quốc chặn website, bắt người[/size]
>> [size=3]Bức Hình Độc Đáo[/size]
>> [size=3]Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm 1989 – Ít được báo chính thống tại VN đưa tin[/size]
[/indent]
Các nguồn tin ban đầu tin rằng 'Người chặn xe tăng' (The Tank Man, theo cách gọi của báo chí tiếng Anh) có tên là Vương Vệ Lâm, 19 tuổi.
Nhưng sau này chính những trung tâm nhân quyền tại Hong Kong và bên ngoài cố gắng xác định mà không thể nào kết luận có một người như vậy hay không.
Jane Macartney, phóng viên báo Times trong bài gửi đi từ Bắc Kinh hôm 30/05 vừa qua cho rằng đến nay danh tính của người này vẫn còn bí ẩn.
Nhà báo trích lời ông Hàn Đông Phương, một thủ lĩnh công nhân tự do tham gia tổ chức biểu tình ở Thiên An Môn hồi đó bình rằng 'Người chặn xe tăng' là ai không quan trọng bằng hành động dũng cảm của anh ta đã khích lệ nhiều người khác.
[indent] Rất ít, nếu không nói là chẳng có ai trong sinh viên Trung Quốc nay muốn lập lại hành động của người chặn xe tăng'
[/indent] Human Rights Watch
Những phút lịch sử
Các truyền thông Phương Tây ghi nhận sự kiện kéo dài chỉ vài phút sáng ngày 5/6/1989, sau khi quân đội theo lệnh của các ông Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng và Dương Thượng Côn đưa xe tăng vào dọn sạch quảng trường Thiên An Môn.
Các nguồn tin khác nhau nói có thể có tới hơn 2000 người bị giết nhưng chính phủ Trung Quốc nói chỉ có 241 người thiệt mạng, gồm cả binh lính.
Khi đoàn xe tăng 17 chiếc đi trên đại lộ Tràng An thì một thanh niên bỗng đứng ra chặn họ.
Các phóng viên nước ngoài ghi nhận được cuộc giằng co từ cửa sổ khách sạn nhưng mọi hình ảnh đều không ghi được rõ nét mặt của thanh niên ấy.
Bức hình nổi tiếng nhất là do Jeff Windener chụp và gửi đi từ Bắc Kinh hôm đó.
Anh thanh niên Trung Quốc chặn và nhảy lên đập túi vào thân chiếc xe tăng sau khi người lái xe tăng dừng lại và tắt máy.
Nhìn từ xa có vẻ như là người chỉ huy chi đội tăng mở cửa sắt và nói gì đó với thanh niên áo trắng.
Sau đó, đội lái tăng tìm cách đi vòng qua người chắn lối nhưng anh nhảy qua nhảy lại để chặn tiếp.
Đôi phút sau có mấy người đi xe đạp phóng tới, lôi thanh niên chặn xe tăng đưa đi mất.
Với dư luận bên ngoài Trung Quốc, bên cạnh hành động dựng tượng Nữ thần Tự do tại Thiên An Môn của sinh viên thì đây là biểu tượng rõ rệt của sự bất khuất.
Năm 2006, hệ thống PBS của Mỹ đã làm bộ phim tài liệu 50 phút về 'Người chặn xe tăng'.
Vẫn theo báo Times, Barbara Walters hồi năm 1990 đã trực tiếp hỏi Chủ tịch Giang Trạch Dân về tung tích người này.
Qua lời phiên dịch ông Giang nói không biết người đó có bị bắt hay là không. Sau đó, như để cho chắc, ông nói thêm bằng tiếng Anh 'I think never killed' (Tôi nghĩ chưa bao giờ bị giết).
Khác biệt lớn
[indent] Không quan trọng đó là ai mà hành động đó đã khích lệ lòng dũng cảm cho nhiều người khác.
[/indent] Hàn Đông Phương
Nhưng hình ảnh nổi tiếng về thanh niên áo trắng ở Bắc Kinh ngày đó không chỉ bị cấm tại Trung Quốc mà còn cho thấy khác biệt lớn trong cách đánh giá sự việc.
Theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch thì ba cơ quan quốc tế khác nhau đã điều tra dư luận tại các đại học Bắc Kinh và trong dân chúng thủ đô về hình ảnh này.
Với những người bên ngoài Trung Quốc, đây là một biểu tượng mạnh, nhưng đại đa số thanh niên Trung Quốc trả lời điều tra dư luận nói họ không sẵn sàng lặp lại hành động đó.
Nhiều người cũng không biết bao nhiêu về vụ Thiên An Môn hoặc chỉ biết mơ hồ và theo những gì chính quyền nói.
Nhà nước không chỉ cấm nói về vụ Thiên An Môn mà còn trừng phạt lập tức những ai cả gan nêu lại vấn đề.
Những nhân vật chủ chốt tham gia vụ Thiên An Môn đều bị tù giam và sau đó là trục xuất khỏi Trung Quốc.
Thậm chí gần đây nhất như năm 2007, ba nhà báo làm cho tờ Tin tức Thành Đô ở Tứ Xuyên bị mất việc vì cho đăng một quảng cáo kêu gọi giúp đỡ thân nhân những người bị giết ở Thiên An Môn.
Theo Human Rights Watch, ngay mới ngày 31/03 năm nay, một cây bút từng tham gia Thiên An Môn, ông Giang Kỳ Sinh, phó chủ tịch Văn bút Trung Quốc (PEN Club) bị tạm giam ngắn vì nêu lại đề tài này.
Bởi thế, không có gì lạ khi cách nhìn của rất nhiều người trẻ tại Trung Quốc hiện nay về Thiên An Môn và 'Người chặn xe tăng' năm 1989 khác hẳn cách nhìn bên ngoài.
Với thời gian trôi qua, cho dù Trung Quốc mở cửa, hội nhập và có nhiều sinh viên du học nước ngoài, sự khác biệt quan điểm thậm chí không giảm đi và có thể sẽ còn tăng lên.